Tượng Công Giáo Gỗ Để Bàn Giá Rẻ Cao 14cm Rộng 18 Cm - Tranh Thánh Anton

Mã sản phẩm :
300.000₫

Giao hàng thu tiền trên toàn quốc

Kiểm tra SP trước khi thanh toán

Đổi hàng miễn phí trong 7 ngày

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Ý nghĩa mà Tượng Công Giáo mang lại cho con người ? 
Tượng Thiên Chúa hay tượng Công giáo đều mang một ý nghĩa quan trọng, tâm linh đối với con người. Mang đến cho họ đức tin, sự mầu nhiệm giúp họ có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Tượng Công Giáo nơi con người được thể hiện lý trí và ý chí. Nhờ lý trí, con người nhận biết điều gì là chân thật và tốt đẹp. Nhờ ý chí, con người có khả năng hướng chiều về những gì là thiện hảo đích thực. Con người đạt tới sự hoàn thiện bản thân mình bằng cách tìm kiếm và yêu mến những gì là chân thật và tốt đẹp. Ðời sống nhân loại có được sự hợp nhất là nhờ sự tôn thờ Thiên Chúa đã gìn giữ loài người và cứu rỗi họ khỏi sự phân tán vô tận.
Tượng Công giáo đều mang mỗi ý nghĩa riêng trong chúng ta. Các nghệ nhân để có được tác phẩm tượng Công giáo đẹp đều rất tâm huyết. Mang lại những sản phẩm chất lượng, khắc họa hình tượng Chúa rõ nét nhất. Gỗ Đỉnh luôn mang lại cho quý khách hàng nhiều mẫu tượng Công giáo chất lượng và giá thành phải chăng.

Ở nước ta, tôn giáo đều du nhập từ nước ngoài, được Việt hóa, thậm chí có tôn giáo đã được suy tôn thành quốc giáo như đạo Phật. Chúng ta, đều có tín ngưỡng thờ tổ tiên, người có công đối với dân với nước, những anh hùng, danh nhân để bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng và noi gương. Là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta mà nhiều nước trên thế giới biết đến và trân trọng. Tín ngưỡng Công giáo hay Ki-Tô giáo cũng được gia nhập từ nước ngoài tạo nên bản sắc văn hóa, làm cho đất nước ta ngày càng bền vững và phát triển

Tượng Mẹ Maria Và Ý Nghĩa
Trong đời sống văn hóa của Việt Nam, Đức Mẹ Maria mang một ý nghĩa lớn trong lòng người theo Đạo. Không một ai là người Công giáo mà lại không biết đến tháng Năm là tháng Hoa dâng kính Mẹ. Sinh hoạt tôn giáo tại các giáo xứ từ Bắc Trung Nam, cứ mỗi năm tháng Năm về, là lúc muôn con tim rạo rực hướng về Mẹ Maria như một ngọn hải đăng để tỏ lòng tôn kính, mến yêu. Hôm nay, shop hà nội giá rẻ cùng mọi người tìm hiểu về Mẹ Maria để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn.

Mẹ Maria với vai trò của một người mẹ, Mẹ cũng nếm trải những gian truân qua từng giai đoạn lớn khôn của con của Mẹ. Mẹ đã sinh ra Chúa trong thiếu thốn tư bề.
Mẹ Maria là ai ?
Mẹ Maria là con của thánh GioanKim và nữ thánh Anna, Mẹ đính hôn với Thánh Giu-se làm nghề thợ mộc. Các danh hiệu phổ biến nhất của bà Maria là: Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, Maria, Đức Bà và Nữ Vương Thiên Đàng. Các giáo phái Tin Lành và Hồi giáo không nhìn nhận các danh hiệu này, họ chỉ gọi đơn giản là bà Mary, mẹ Giêsu.

Ý nghĩa của tượng Đức Mẹ ban ơn
Tượng Đức Mẹ ban ơn luôn được tôn kính khắp nơi trên thế giới. Nơi nào thiếu bình an, khó khăn cầu xin Mẹ Maria, Mẹ luôn phù hộ và ở cùng. Mẹ là Eva mới vâng phục thánh ý của Thiên Chúa.

Mẹ luôn phó thác mọi sự Chúa an bài theo thánh ý của Ngài dù Mẹ đang đứng dưới chân thập giá chứng kiến con Mẹ đang trong cơn đau đớn thể xác tột cùng, Mẹ vẫn tin tưởng thánh ý của Thiên Chúa và cầu nguyện cho nhân loại.

Hình ảnh mẹ Maria ban ơn toát lên sự thanh cao, hiền lành, phúc hậu và tràn đầy sự hi sinh. Bên cạnh đó, sức mạnh của người phụ nữ đầy lòng can đảm và sự cương trực.

Hình ảnh Đức mẹ Ban ơn trên đầu có đội triều thiên vàng. Bên ngoài được khoác một lớp áo choàng màu thanh thiên phủ trên lớp áo trắng ngà. Đức Mẹ đứng trên chiếc bệ vững chắc thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm. Đôi mắt của Đức Mẹ Ban ơn thể hiện ánh nhìn trìu mến phủ rộng khắp nơi. Đôi tay của Đức Mẹ dang rộng ban phát tình thương, ban phát sự tốt lành. Mang đến niềm vui, may mắn cho tất cả mọi người.

Chính vì lẽ đó mà nhiều người thờ tượng Đức mẹ Maria ban ơn để ngày ngày hành lễ, thể hiện sự tin yêu, lòng thành kính.

Ý nghĩa của tượng Chúa Chịu Nạn
Tượng Chịu Nạn (hay Thánh Giá) là mẫu tượng không thể thiếu trong bất cứ gia đình Ki-tô Giáo nào. Vì sao lại như vậy? Thánh Giá được coi là niềm hãnh diện, vui mừng của người Ki tô Hữu bởi nó tượng chưng cho ý nghĩa cứu chuộc của chúa Giê-Su.

Nhìn vào Thánh Giá, người Ki tô hữu cũng thấy được sự đau khổ bên ngoài và tình yêu của Thiên Chúa bên Trong, sự chết của Con người và sự Sống lại của Thiên Chúa, sự kiêu căng của con người và sự Khiên tốn của Thiên Chúa, sự thù hận của con người và sự tha thứ của Thiên Chúa, sự ích kỷ của con người và sự hy sinh của Thiên Chúa,….

Ý Nghĩa Tượng Thánh Aton .

Ta xem Ảnh Tượng Thánh Anton,Thấy Ngài bồng ẵm Chúa Hài Đồng.Có người không hiểu và thăc măc.Đôi điều xin gop để hiểu chung.Anton Nhà Giảng thuyêt đại tài,Thường giảng về Chúa cho mọi người. Một hôm Kinh Thánh đang suy gẫm, Trong phòng như rực ánh mặt trời. Cuốn Kinh Thánh đang mở một khi, Từ đó hiện ra Chúa Hài Nhi. Anton xuc động, bồng ẵm lấy, Kính tôn, âu yếm, ngât trí đi. Để nhớ biến cố một không hai,
Tượng Ảnh diễn tả sự kiện này : Ngài bồng Hài Nhi trên Sach Thánh, Bên cạnh có bông hụê đẹp tươi. Ta ngắm nhìn, yêu kính Thánh nhân : Ngài mến Chúa nên được Chúa gần.
Ngài là Hương Hụê dâng lên Chúa , Một Linh Mục Tiến sĩ nổi danh. Một lòng cậy trông Thánh Anton, Hằng cầu thay nguyện giup sớm hôm : Biêt noi gương Người nơi dương thế, Sống xứng là con của Chúa luôn

Không ít người trong chúng ta theo những tôn giáo khác nhau. Nhưng chúng ta điều sẽ có những thắc mắc về những tôn giáo của dân tộc Việt Nam. Công giáo là gì? Nguồn gốc từ đâu? Sự hình thành như thế nào? Ý nghĩa và hình thức tượng Công giáo như thế nào?
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện trong lịch sử xã hội loài người. Trong quá trình tồn tại và phát triển tôn giáo đã có rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội, đạo đức, lối sống cũng như phong tục tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, có 6 tôn giáo lớn đang tồn tại trên đất nước ta: Phật Giáo, Công giáo ( Thiên Chúa giáo ), Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, Hồi Giáo. Trong đó Thiên Chúa Giáo là một trong những tôn giáo lớn ở nước ta với hàng chục triệu tín đồ. Thiên Chúa Giáo hay còn gọi là Công Giáo là một loại hình tôn giáo được du nhập từ nước ngoài vào và đã có ảnh hưởng đến phong tục tập quán của người Việt Nam.
Tượng gia đình thánh gia
Sự hình thành của Đạo Công Giáo ?
Công Giáo hay còn có tên gọi khác là Đạo Kito – là từ viết tắt của tên người sáng lập ra tôn giáo này Jesus Christo và Đạo Kito phiên âm sang tiếng Hán - Việt còn có tên là Đạo Cơ Đốc.
Theo Kinh thánh của đạo Do thái thì Thiên Chúa Yavê rất quyền phép, đã làm nên trời đất và muôn vật. Loài người được làm nên giống như Thiên Chúa nghĩa là có trí khôn, ý muốn.
Nhưng loài người đã nghe lời thần dữ, không tuân giữ lời Thiên Chúa dạy, nên bị phạt sống lầm than khổ sở và phải chết.
Chúa có kế hoạch thương xót cứu độ loài người. Chúa chọn một dân riêng là dân Do thái. Chúa lập kế hoạch sai Con của Chúa làm người để cứu chuộc loài người khỏi tội. Con Chúa nhập thể có người mẹ là Đức Maria, một thiếu nữ đẹp đẽ, khôn ngoan, thùy mị, đạo hạnh người Do thái, theo pháp lý đời, Chúa Con có cha nuôi là Giuse, tên Chúa Con là Giêsu, còn gọi là Kitô (Đấng Cứu Thế).
 

Ngài sống với cha mẹ tại thành Nazareth 30 năm. 3 năm cuối đời, Ngài đi giảng đạo cho người Do thái . Ngài bị dân chúng hiểu lầm, bắt đóng đinh, chết trên thập giá, nhưng tới ngày thứ 3, Ngài đã sống lại, sau 40 ngày, Ngài về trời với Chúa Cha của Ngài. Ngày tận thế, Ngài sẽ xuống thế cách uy nghi để phán xét kẻ dữ người lành, kẻ dữ sẽ muôn đời bị phạt trong Hỏa ngục, còn người lành sẽ muôn đời hưởng phước trên Thiên đàng với Ngài.
Trước khi về trời, Ngài đã lập ra Hội thánh để nối tiếp công việc giảng đạo của Ngài. Đứng đầu Hội thánh là ông Phêrô, có 11 tông đồ khác giúp sức. Các ông chia nhau đi khắp nơi giảng đạo.
Hàng Giáo phẩm của Thiên Chúa giáo gồm 5 cấp sau đây, tính từ trên xuống dưới :
1. Giáo Hoàng.
2. Hồng Y.
3. Tổng Giám Mục.
4. Giám Mục.
5. Linh Mục.
Phẩm thấp nhất là Linh Mục, được đào tạo đặc biệt trong các Chủng Viện và Đại Chủng Viện. Linh Mục được thọ phong bởi Sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng. Linh Mục được thăng cấp dần dần lên Giám Mục, rồi lên Tổng Giám Mục, và Hồng Y.
Khi Đức Giáo Hoàng quy liễu, các vị Hồng Y trên toàn thế giới  tập hợp lại thành Hồng Y Đoàn, để bầu ra một vị Hồng Y xứng đáng nhất vào chức vụ Giáo Hoàng, và Giáo Hoàng giữ mãi chức vụ này cho đến khi chết, mới được bầu vị khác lên nối tiếp điều hành Giáo Hội. Đạo phục của Linh Mục, Giám Mục, Tổng Giám Mục đều là áo chùng đen dài tới chân. Đạo phục của Hồng Y là áo chùng màu đỏ.
Đạo phục của Giáo Hoàng thì toàn màu trắng.

Những hình tượng Chúa được khắc họa .
Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh là một lời nhắc nhở của mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kito. Chúng ta đi vào mầu nhiệm đau khổ và làm cho niềm tin của chúng tôi nên hữu hình rằng sự đau khổ của chúng ta khi kết hợp với cuộc thương khó và cái chết của Chúa Kito dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi. Vì vậy, tượng Công Giáo tượng Chúa Chịu Nạn được đặt trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, có thể treo phía trên bàn thờ hoặc gắn trên tường cung thánh. 
Tượng Chúa Xót Thương với những luồng ánh sáng trắng nhạt biểu hiện Nước, sẽ làm cho các linh hồn nên công chính đạo đức. Còn những luồng ánh sáng màu đỏ biểu hiện Máu, là sự sống của các linh hồn. Hai luồng ánh sáng này, phát xuất từ chốn sâu thẳm của lòng xót thương dịu dàng và êm ái nhất của Chúa, lúc trái tim hấp hối Chúa bị lưỡi thâu mở rộng ra. Phúc cho ai ẩn náu trong sự che chở của những luồng ánh sáng này, vì bàn tay công thẳng của Thiên Chúa không giáng phạt họ.
Tượng gia đình thánh gia


Tượng Chúa Phục Sinh không được coi là tượng dùng để thay thế tượng Chúa Chịu Nạn, bởi vì tượng này không có thánh giá đi kèm. Trong khi đó nơi bàn thờ vẫn có thánh giá với tượng Chịu Nạn theo đúng các quy định của phụng vụ. Tượng Chúa Phục Sinh không có thánh gia phía sau, vừa diễn tả ý nghĩa mầu nhiệm Phục Sinh,  vừa được hiểu là cách trang trí của nhà thờ, giống  như nhiều nhà thờ trước đây thường đặt tượng Đức Maria, thánh bổn mạng chính giữa cung thánh, ngay cả khi các tượng này được đặt phía trên thánh giá có tượng Chịu Nạn, cách xếp đặt như vậy chỉ nhằm diễn tả lòng tôn kính đặc biệt đối với các Ngài hay nhìn nhận các Ngài có một tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống  giáo xứ hay cộng đoàn.

Thánh nữ Magarita kể lại như sau: "Một lần Chúa Giê-su hiện ra uy nghi sáng láng, mở Trái Tim Chúa cho tôi xem, tôi thấy 5 dấu thánh nơi mình Người sáng ra. Trái Tim Chúa có Thánh Giá ở trên, trong có lửa bốc ra, một vòng gai cuốn chung quanh đâm vào Trái Tim, vết thương ngọn giáo đâm vào mở to ra. Lần nào Chúa cũng mở Trái Tim, tôi cũng thấy như thế. Những ảnh tượng làm giống như trên đẹp lòng Chúa Giêsu lắm, vì nó giống hệt Trái Tim Chúa Giêsu. Chúa muốn cho người ta trưng bày ảnh tượng Trái Tim Chúa trong nhà thờ, tại nhà riêng, và những nơi xứng đáng khác… để kẻ có tội nhìn thấy và hối cải. 
Thời trước, những ảnh tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh sinh ơn ích cho người ta thế nào, thì ngày nay ảnh Trái Tim Chúa cũng sinh ơn ích cho người ta như thế. Chúa Giêsu cũng muốn cho người ta trưng bày ảnh tượng Trái Tim Chúa như ảnh chuộc tội ngày trước. Người dạy rằng: Phải trưng bày ảnh tượng Trái Tim Chúa trong các nhà thờ, nhà nguyện, các nơi hội chung, các trường học, tư gia hay công sở như người ta quen trưng bày ảnh chuộc tội. Phải tôn thờ ảnh tượng ấy như ảnh chuộc tội, và nơi nào trưng bày ảnh tượng ấy, Chúa sẽ đem bình an của Người đến. 

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

0902.277.552

08.4433.1234

Zalo, Viber: 0902.277.552

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552