Tìm Hiểu Cầu Siêu Là Gì Theo Góc Nhìn Phật Giáo
Việc cúng cầu siêu có tác dụng nhắc nhở, gợi cho người quá vãng hướng tâm về các thiện sự đã làm hoặc thiết tha thực hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó thần thức được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn. Cầu siêu cho người thân đã mất rất lâu rồi là chuyện bình thường và nên làm.
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu xem “Cầu Siêu” nghĩa là gì?
Cầu siêu là nguyện vọng hay ước muốn cho một người nào đó được siêu thoát hay sanh về thế giới an lành, thế giới của Chư Phật, v.v…. Nghĩa trọn vẹn của Cầu Siêu là dùng phương thức nào đó để giúp cho hương linh của người đã chết được thoát khỏi các cảnh giới khổ đau trong trong Tam Đồ: địa ngục – Ngạ quỷ - Súc sanh.
Đối với Phật pháp thì kết quả của vấn đề Cầu Siêu phụ thuộc vào tâm linh và phương thức siêu độ của con người. Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thuộc dạng yếu, không phải là sức mạnh chủ lực bởi vì khi con người đang còn sống thì thời gian chủ yếu là để tu thiện, làm điều thiện, tránh xa các điều ác. Sau khi người chết rồi, chính người sống tổ chức lễ cầu siêu cho người chết và hồi hướng công đức tu thiện, làm điều thiện của mình cho người chết.
Trong Kinh Địa Tạng dạy rằng: “Lợi ích của lễ cầu siêu có bảy phần, thì sáu phần thuộc về người còn sống, chỉ có một phần lợi ích thuộc về người đã chết”.
Theo quan điểm của Phật giáo, con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là Một Trạng Thái Biến Dạng Của Nghiệp Thức. Thể xác phân tán nhưng phần Tâm Thức qua Nghiệp lực dẫn dắt vẫn tiếp tục tìm về cảnh giới tương ứng. Và cứ như thế con người chúng ta khi Chưa Đạt Đạo Giải Thoát, thì vẫn mãi Luân Hồi trong Vòng Tử Sinh.
Về sự sinh và sự tử này, Phật giáo có hai quan điểm:
1. Một là tái sinh tức thời:
Nghĩa là chỉ trong một sát na niệm tưởng, không để trống khoảnh khắc nào trong trạng thái lưng chừng như làn sóng điện lan trong không gian, tức khắc được phát sinh trong máy thu thanh hay thu hình. Sự sinh tử theo quan điểm này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục. Người mất sẽ được tái sanh vào nơi tốt hay xấu ngay tức thời tùy theo Nghiệp đã làm khi còn sống.
2. Hai là tái sinh qua giai đoạn chuyển tiếp “thân trung ấm” tùy theo Nghiệp lực của mỗi chúng sinh.
Quan điểm này cho rằng có một số trường hợp phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm” lưu lại trong khoảng thời gian từ 01 đến 07 tuần lễ, thông thường thời gian thọ sinh là 07 ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp.
Những người có Nghiệp Cực Thiện thì ngay sau khi chết sẽ sanh vào các cõi Tịnh, thí dụ như cõi Tây Phương Cực Lạc, cõi Ðông Phương Tịnh Ðộ Lưu Ly Quang, v.v…
Và những người có Nghiệp Cực Ác thì sau khi chết sẽ sanh ngay vào các cảnh giới ác, như: Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ hoặc tái sinh thành các loài súc sinh.
Ngoài các trường hợp đó, sau khi chết, người chết có thể còn lưu tâm thức lại một thời gian trong trạng thái gọi là Thân Trung Ấm như đã nói ở trên, và mơ màng trong cảnh giới này từ 01 đến 49 ngày. Trong thời gian đó, người qua đời vẫn còn có ấn tượng mạnh mẽ về kiếp sống vừa qua. Và chính từ niềm tin này, chúng ta coi trọng sự cầu siêu để giúp chuyển hóa tâm trạng người chết khiến cho thần thức của họ được siêu thoát vào các cõi an lành trong 07 tuần liên tiếp.
Bởi vì, Phật giáo tin rằng, chỉ trừ những trường hợp như người có Phước Nghiệp Lớn, khi chết thì tái sinh ngay ở sáu cõi An Lành, hoặc là những người tu Định có kết quả tốt, khi chết thì tái sinh ở các cõi trời Thiền định, còn những người có Ác Nghiệp Nặng, khi chết thì đọa vào địa ngục ngay lập tức; còn đối với người bình thường, khi chết xong còn phải trải qua thời gian 49 ngày chờ đợi cho Nghiệp Duyên chín mùi mới quyết định tái sinh ở cõi nào.
Nếu trong thời gian này mà con cái, thân nhân biết lấy công đức cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo, phóng sanh.v.v… để hồi hướng cầu siêu độ thì người chết nhờ Công Đức Thiện Nghiệp ấy cảm ứng hỗ trợ mà được sinh lên cõi thiện (Trời, Người) và được siêu độ về cõi Tây Phương Tịnh Độ.
Trong trường hợp người thân bị chết oan, chết thê thảm, do oan trái chưa trả hết cho nên có thể sinh ở cõi quỷ (cõi âm), và tiếp tục vòi vĩnh, đòi hỏi đối với con người (cõi dương) mà thông thường, chúng ta gọi đó là quỷ ám. Trong trường hợp đặc biệt này, thì nên tụng kinh siêu độ, thuyết pháp cho quỷ nghe để cho quỷ rõ hướng đi. Nhờ Phật lực giúp cho chúng tái sinh ở cõi thiện. Phật giáo thường gọi cõi quỷ là “Ngã Quỷ” (quỷ đói), cho nên thường dùng Mật Pháp như: Trì Chú Biến Thực, Thí Thực để giúp đỡ, tạo ra tác dụng lớn, đặc biệt là đối với loại quỷ lành cho chúng ăn, uống, rồi tùy theo Phật lực mà được tái sanh.
Thỉnh chư Tăng tụng kinh niệm Phật trì chú trong 49 ngày
Việc con cháu thỉnh Chư Tăng tụng kinh, niệm Phật, Trì Chú cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày, đó là điều rất đáng quý. Đây cũng là noi theo trong Kinh dạy mà Phật tử làm theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi thực hiện, mọi người phải Thành Tâm Tha Thiết, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện. Nhờ sức chú nguyện của Chư Tăng vì Lực của Chư Tăng tạo thành đức chúng như hải, do đó hương linh sẽ nương nhờ vào đó mà thác sinh về cảnh giới an lành. Theo kinh Địa Tạng dạy rằng:
“Người chết sau 49 ngày, gọi là chung thất, thì vong linh của người mất, tùy Nghiệp mà thọ sinh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện đời tạo nhiều điều lành, thì sẽ thọ sinh về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sanh vào cảnh khổ. Tùy chỗ tạo Nghiệp Thiện Ác, mà thọ sinh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi”.
Sau 49 ngày, Phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, Trì Chú đó là điều rất thiết thực. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên Tụng Kinh, Niệm Phật, Trì Chú đều đặn để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc. Và sau mỗi lần Tụng Kinh, Niệm Phật, Trì Chú như thế, các Phật tử nên cầu nguyện cho hương linh thân nhân của mình, cũng như cho những vong hồn khác, rộng ra là cho cả Pháp Giới Chúng Sinh Hữu Tình Vô Tình đều trọn thành Phật đạo. Đây là thể hiện Tấm Lòng Từ Bi Vị Tha của người con Phật.
Vào thời Đức Phật tại thế, có chàng thanh niên đến xin Phật làm lễ cầu siêu cho người cha vừa quá vãng. Biết rằng chàng thanh niên tràn ngập nỗi đau khổ chắc khó có thể hiểu được những lý lẽ trong lúc này cho nên Ðức Phật đã phải dùng phương tiện bằng hình ảnh cụ thể với những đặc tính đối lập, một hòn đá và một lon dầu, cả hai được ném xuống hồ, đá nặng chìm xuống và dầu nhẹ nổi lên.
Trong Tương Ưng Bộ Kinh - Thiên Sáu Xứ, Đức Phật dạy rằng:
“Người nào sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, đến cầu xin, cầu khẩn chấp tay mong rằng người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Nhưng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ví như một người quăng một tảng đá lớn vào một hồ nước sâu. Rồi một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng: "Hãy đứng lên, tảng đá lớn! Hãy nổi lên, tảng đá lớn! Hãy trôi vào bờ, này tảng đá lớn!". Sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì tảng đá ấy với sức nặng của nó không thể nổi lên, không trôi vào bờ, như lời cầu xin của quần chúng ấy.
Trái lại, một người không sát sanh, không lấy của không cho, không sống tà hạnh trong các dục, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham lam, không sân hận, không theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục! Thời lời cầu xin ấy không được thành tựu, người ấy vẫn đựơc sanh vào cõi thiện thú, cõi trời, cõi người. Ví như một người nhận chìm một ghè dầu vào trong hồ nước sâu rồi đập bể ghè dầu ấy, thời dầu ấy sẽ nỗi lên trên mặt nước. Dẫu cho có một số đông quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rằng số dầu ấy chìm xuống đáy nước. Lời cầu xin ấy tất nhiện không có kết quả, số dầu ấy vẫn nỗi trên mặt nước. Như vậy có cầu khẩn, cầu xin cũng không ích lợi gì”.
Đức Phật dạy: “Nhân Quả là người thẩm phán tuyên án đau khổ cho người đã tạo ra nghiệp ác và ban thưởng hạnh phúc cho người tạo Nghiệp thiện. Vị thẩm phán này không thể bị các hình thức Hối Lộ của thế gian tác động như chuyển đen thành trắng, tà thành chánh, xấu thành tốt...v.v… để rồi được trắng án, như trong các trường hợp của pháp luật trên thế gian.
Vị thẩm phán của Nhân Quả rất công bằng
Nhân quả rất chính xác và không lầm lẫn trong khi phán quyết Nghiệp Báo của các hành vi thiện ác. Vì thế, khi còn sống chúng ta cố gắng làm nhiều điều thiện, khi lâm chung thì sẽ được tái sanh vào cảnh giới an lành, còn không thì sẽ bị đọa vào cảnh Tam Đồ vô cùng đau khổ, dù có làm Lễ Cầu Siêu thì chỉ hưởng được 01 phần mà thôi.
Phật giáo dạy cho chúng ta rất rõ ràng: “Tâm phiền não, tham sân si là nguyên nhân chính đưa đến sự đọa lạc trong địa ngục và các cảnh giới khổ đau triền miên”. Cho nên cần lưu ý rằng ý nghĩa siêu độ có hiệu quả là từ tâm mà ra, vì tâm là chủ thể của mọi hiện tượng, bao gồm cả hiện tượng sống chết, luân hồi và giải thoát. Chánh Kiến trong việc Cầu Siêu là đem Tâm Thanh Tịnh, Tâm Thành Kính, Tâm Từ Bi cứu khổ thể hiện các Phật sự là năng lực hữu hiệu để hồi hướng siêu thoát cho hương linh đang chịu khổ.
Cảnh giới siêu thoát lý tưởng là niệm Phật nguyện cho hương linh sanh về cảnh Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Do vậy, nhận thức về ý nghĩa sống chết là giúp chúng ta có Chánh Kiến trong tu học và hiểu thêm về quan niệm Cầu Siêu cho người đã qua đời.
Thế gian thường có quan niệm rằng:”Âm dương đồng nhất lý”.
Nhưng lý ở đây là Nguyên Lý Nhân Quả, tức là quả của chúng sinh là hậu quả của Nghiệp đã tạo ra. Vì vậy, cõi nào còn có sanh, già, bệnh, chết thì cõi đó còn có khổ đau. Cõi âm hay cõi dương cũng thế.
Nhưng cần phải hiểu rộng ra, người sau khi chết có nhiều cảnh giới khác nhau. Theo giáo lý của Đức Phật thì thế giới con người chỉ Là Một Trong Mười Pháp Giới đang hiện hữu. Các thế giới tương dung tương nhiếp lẫn nhau. Chúng sinh trong ba cõi chỉ là từ do một tâm này mà tồn tại “Ba cõi chỉ là nhất tâm”. Chính vì lẽ đó mà cõi âm và cỏi dương liên hệ với nhau chặt chẽ qua sự chi phối Nghiệp Lực Và Nhân Quả.
TÂM THỨC VÀ NHÂN DUYÊN là mối liên hệ giữa con người và thế giới xung quanh. Nghiệp Lực làm Nhân Duyên cho người đã khuất lưu luyến đến người thân, đến gia đình, dòng tộc, quốc gia và xã hội và cả nhân loại. Cho nên trách nhiệm Cầu Siêu và Báo Ân đối với người đã khuất là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong xã hội. Nhìn theo góc độ Phật giáo thấy rằng tất cả chúng sanh đã từng có Nhân Duyên Nghiệp Lực với nhau nhiều đời kiếp trong chốn sanh tử này.
Đức Phật dạy trong Kinh Trường Bộ như vầy: “Vô thỉ luân hồi, này các Tỳ kheo, không dễ gì tìm thấy một chúng sinh trong một thời gian dài lại không một lần nào làm mẹ làm cha"
Với ý nghĩa này mà Phật giáo nâng lên quan điểm Báo Ân Cha Mẹ, Ân Tam Bảo, Ân quốc gia xã hội và Ân Cả Pháp Giới Chúng Sanh. Chúng ta và người đã qua đời vẫn có quan hệ trong thế giới hiện tượng. Sống và chết là từ quan niệm của nhân gian. Thực chất chết hay sống vẫn là hiện tượng đang chuyển biến. Chấm dứt thân thể vật lý này gọi là chết, tâm thức đang đi vào một thế giới mới.
Khổ đau hay hạnh phúc thì do Nghiệp quyết định
Trong Trung Bộ Kinh số 135, Đức Phật dạy: “Các loài hữu tình là chủ nhân của Nghiệp, là thừa tự của Nghiệp. Nghiệp là thai tạng, Nghiệp là quyến thuộc, Nghiệp là điểm tựa, Nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu”.
Tất cả chúng sinh có mặt trên thế gian này đều từ Nghiệp mà sinh ra, Nghiệp ấy do Tâm tạo, chuyển Nghiệp cũng từ Tâm mà chuyển. Do vậy ý nghĩa Cầu Siêu, cứu giúp người âm thoát khỏi khổ đau có hiệu quả hay không là do tâm lượng con người quyết định. Giải thoát khổ đau địa ngục thì cần có cái tâm hướng về đạo đức giải thoát, như là tâm tu tập Giới, Định và Tuệ; tâm tu lục độ v.v. Bản chất các tâm giác ngộ nuôi dưỡng hai yếu tố Từ Bi và Trí Tuệ. Từ góc độ tu tâm như thế mà khởi các hạnh lành trong pháp cầu siêu thì mới có hiệu quả cao.
Phật giáo dạy rằng, không phải con người chết là hết. Sau khi xác thân này hư hoại thì thần thức tuỳ theo Nghiệp báo mà tái sanh vào các cõi tương ứng với Nghiệp nhân mà người kia đã gieo tạo, ngoại trừ các Bậc Đại Giác như Đức Phật, các Bậc Bồ Tát, các Bậc A La Hán đã cắt đứt dòng tham ái, đã thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Thế giới tình thức này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác nữa, nếu tính từ dưới lên thì có: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, A Tu La, Nhân Và Thiên. Như thế, cầu siêu có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đặc biệt là đối với những người đã mất chưa quyết là được tái sanh về cảnh giới nào, hoặc đang trong trạng thái mê mê tỉnh tỉnh của Thân Trung Ấm.
Việc cúng cầu siêu như vậy có tác dụng nhắc nhở, gợi cho người quá vãng hướng tâm về các thiện sự đã làm hoặc thiết tha thực hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó thần thức được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn. Cầu siêu cho người thân đã mất rất lâu rồi là chuyện bình thường và nên làm. Người đệ tử Phật, hàng ngày kinh kệ, niệm Phật, lễ bái Trì Chú xong đều hồi hướng công đức nguyện cầu âm siêu, dương thái. Riêng đối với những hương linh sau khi chết 49 ngày đã tái sanh vào các cõi lành thì hẳn nhiên họ không cần cầu siêu hồi hướng nữa. Dù vậy, nếu thân nhân làm phước rồi hồi hướng công đức cho họ thì ở nơi cõi này các thân nhân sẽ được thêm phần lợi lạc.
Việc cúng giỗ cầu siêu cho các hương linh là điều rất tốt, nhưng chúng ta nên xem như là ngày tưởng niệm. trợ lực, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất với ý nghĩa là: nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, nhắc nhở con cháu nên tiếp nối thuần phong mỹ tục tốt đẹp, biết cảm ơn các Bậc Sanh Thành. Chúng ta có thể tổ chức cúng giỗ cầu siêu tại nhà, hoặc tại Chùa chỉ với mục đích tưởng niệm, trợ lực, không nên dâng sớ và đốt vàng mã theo văn hóa Trung Hoa, rất tốn kém và đặc biệt là không đúng Chánh Pháp.
Nếu đủ phương tiện có thể tổ chức cúng giỗ cầu siêu tại Chùa thì rất tốt.
Tại sao tốt?
Bởi vì đây là Duyên Lành giữa thân nhân người chết với Tam Bảo, có dịp cho con cháu, họ hàng tiếp xúc với Chư Tăng, nhân đó, họ có thể tìm hiểu để học hỏi về Phật Pháp.
Lại nữa, thân nhân người chết có thể tạo công dức phước báu qua việc cúng dường Tam Bảo, hộ trì Chánh Pháp. Chư Tăng là Trưởng Tử Như Lai, là những Bậc Ðạo Sư có nhiệm vụ thiêng liêng cao cả là hoằng dương Chánh Pháp, giảng dạy giáo lý Phật Pháp, đem ánh sáng Phật Pháp cho tất cả chúng sanh tu học để ổn định cuộc sống hiện tại có sức khỏe, sống thọ, có danh thơm tiếng tốt, có được sắc đẹp, có hạnh phúc v.v.
Kinh điển Phật giáo cũng xác định rằng một đời sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát không phải là kết quả của những ước muốn cao đẹp mà là kết quả của quá trình nỗ lực trau dồi đạo đức, thiền định và trí tuệ.
Trong Tăng Chi Bộ III A, 123, Đức Phật dạy rằng: “Một người không chú tâm trong sự Tu Tập, dẫu có khởi lên ước muốn được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn chấp thủ, ước muốn ấy nhất định không được toại nguyện.”
Làm thế nào để cầu siêu mang lại lợi lạc cho hương linh?
Vấn đề Cầu Siêu mang lại sự lợi lạc cho hương linh và chúng cô hồn được đề cập đến trong kinh văn. Người phát tâm cúng Cầu Siêu phải có tâm thương xót hương linh, âm linh cô hồn và lòng thành kính với Chư Phật và Hiền Thánh Tăng.
Trong kinh dạy rằng, Chư Phật và Bồ Tát thường ứng thân vào trong các loài chúng sanh mà cứu độ. Nghi thức chẩn tế hay cúng thí thực thường có thỉnh Phật và Bồ Tát chứng minh, sau đó thỉnh các chơn linh, vong linh và cô hồn về thọ nhận vật chúng ta cúng. Chúng sanh do Nghiệp lực sai biệt nên thọ dụng thức ăn cũng sai biệt. Nhưng có những chúng sanh khác không ăn được những thức ăn đó, nhưng nhờ Phật lực gia trì mà biến thành cam lồ khiến cho họ cũng no đủ.
Dù cúng Cầu Siêu dưới bất cứ hình thức nghi lễ nào thì chúng ta phải có lòng thành thanh tịnh, Tam Nghiệp: thân-khẩu- ý tương mật lúc đó mới nhập vào cảnh giới nhất tâm. Tâm cảm được Phật lực mới có sự lợi ích cho việc siêu độ thân nhân quá vãng, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Đó là điều chắc thật mà Đức Phật từng dạy trong kinh điển.
Đức Phật dạy Tôn Giả A Nan như vầy: “Hãy phát tâm rộng lớn vì cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp đến nay, khắp vì muôn loại chúng sanh ở tinh tú thiên tào, âm ty địa phủ, Diêm ma quỷ giới, côn trùng nhỏ nhít máy động, tất cả hàm linh mà bày ra sự cúng dường vô giá quảng đại, mời đến phó hội, để nương oai quang của Phật, gột rửa ruộng thân, được lợi thù thắng, hưởng vui nhân thiên”.
Qua đoạn kinh trên chúng ta thấy, cúng thí thực âm linh cô hồn, gọi pháp vô giá quãng đại, nương oai đức của Phật mà chúng sanh đều lợi lạc, nhưng phải có cái Tâm Rộng Lớn. Đó là tâm Bồ Đề cứu độ chúng sanh. Khi có cái tâm ấy thì âm siêu và dương thái. Nếu hình thức nghi lễ nào mà thiếu cái tâm cao thượng thì đi ngược lại với xu hướng Giác Ngộ của Phật dạy.
Trong giáo lý Mật Tông và Tịnh Độ khuyên chúng ta cần tu Niệm Phật, Trì Chú, Tụng Kinh để hồi hướng siêu độ cho người âm được siêu thoát. Nhưng phẩm chất giúp đỡ vong linh là Lòng Từ Bi. Từ Bi Tam Muội mới biến thức ăn thành cam lộ giúp chúng sanh cõi âm được siêu thoát.
Chúng sanh đang đói về lòng bố thí mà bị đắm trong địa ngục đói khổ, có kẻ đang đói về tình thương chìm sâu trong cảnh sân hận hành hạ và ăn nuốt lẫn nhau, có kẻ đang đói về trí tuệ nên sống trong địa ngục vô minh; có kẻ đang thần thức vô định cần giáo lý thiền định giải thoát. Chúng ta phải hiểu như vậy để y pháp cúng dường bố thí với nhiều phương diện, như tài thí, pháp thí và vô úy thí .v.v…
Đối với Phật tử tại gia ngoài vấn đề bố thí tiền tài, bố thí Pháp thông qua chia sẽ kinh nghiệm tu học cho đạo bạn, giáo dục con cháu và khích lệ thân nhân Quy Y Tam Bảo. Bên cạnh đó phát tâm ấn tống kinh sách Phật giáo, ủng hộ Tam Bảo trường tồn là điều Phước Đức Lớn để siêu độ thân nhân. Nếu chúng ta không có nhiều tiền tài bố thí thì chúng ta có thể chia sẻ cho người khác đang khổ đau bằng tình thương và sự hiểu biết của chính mình, đây cũng là công đức vô lượng.
Cầu siêu phải có tâm thành kính.
Trước hết chúng ta phải có tình thương và lòng kính trọng người đã khuất mà thực hành pháp sự siêu độ. Tình thương đó phải chân thành, biết đau xót và rung cảm trước cảnh khổ đau của người đã qua đời. Đó là là tiếng chuông giao cảm Phật lực gia trì tâm nguyện của mình. Tình thương ấy chúng ta tìm thấy được qua hình ảnh các thánh giả đã từng cứu độ vong nhân.
Các Phật tử đã Tụng Kinh Vu Lan mới thấy giọt nước mắt của Tôn Giả Mục Kiền Liên đã khóc vì thương mẹ đến cầu Phật chỉ dạy pháp cứu độ. Giọt nước mắt của Quang Mục và Thánh nữ Bà La Môn trong Kinh Địa Tạng khóc vì thương mẹ mà phát Tâm Bồ Đề, nguyện thành Phật độ chúng sanh. Những giọt nước mắt ấy là Tình Thương, là Tâm Từ Bi. Khi có tâm ấy mà cúng dường Tam Bảo, cúng dường Trai Tăng, và tất cả điều lành khác đều có hiệu ứng thiết thực. Do có tâm như vậy mà mẹ của Tôn Giả Mục Kiền Liên, mẹ của Quang Mục và mẹ của thánh Nữ Bà La Môn được siêu thoát.
Muốn nhận thức rõ người đã qua đời mong mỏi điều gì và đời sống người sau khi chết ra sao thì chúng ta nên đọc và tụng Kinh Vu Lan, kinh Địa Tạng, Kinh Thủy Sám và Kinh Lương Hoàng Sám. Khi đọc tụng những kinh này, bản thân chúng ta biết đau xót, biết rung cảm, biết nhận thức chân lý sự sống và phát khởi Tâm chính đáng cho mọi hình thức siêu độ. Đem tâm ấy mà hành thiện hồi hướng cho người cỏi âm sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, điều này hợp với nguyện Lực của Phật A Di Đà.
Tóm lại: Cầu siêu cho người qua đời là Nếp Sống Nhân Bản rất đáng tôn trọng.
Nó khẳng định mối tương quan của người sống và người chết. Đó là thông điệp giúp con người nhận thức sâu sắc rằng sống không phải là bắt đầu và chết không phải là kết thúc. Ý nghĩa này là điểm then chốt trong triết lý sống Phật giáo. Điều này giúp con người sống có trách nhiệm với Hành Động Của Chính Mình Trong Hiện Tại Và Tương Lai. Đó là nền tảng đạo đức mà cá nhân, gia đình, xã hội và nhân loại đang cần thiết.
Chúng ta phải hiểu rằng mục đích người học Phật lấy Trí Tuệ Làm Sự Nghiệp Giác Ngộ. Ý nghĩa Cầu Siêu là thể hiện tinh thần lợi tha, như là phương tiện hành đạo. Vấn đề thực hiện tất cả các hình thức cầu siêu phải xuất phát từ Tâm Từ Bi mà thể hiện. Vì tâm là chủ thể của các pháp, khổ đau hạnh phúc do tâm mà tạo.
Vấn đề tu học là sự nhận biết con người và thế giới xung quanh. Điều căn bản là biết đối nhân, xử thế mới có sự lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Dù cỏi âm hay cỏi dương cũng biểu hiện sự sống và mong muốn thoát khổ và tìm vui. Tất cả chúng ta không ngoài thông lệ ấy. Từ đó mới thấy rằng, Phật Pháp luôn luôn đem lại hương vị an lạc, hạnh phúc, giải thoát cho tất cả chúng sanh.
TÌM HIỂU Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG VÒNG TAY TAM HỢP VÀ TỨ HÀNH XUNG TRONG PHONG THỦY .
Tư Vấn Vòng Tam hợp qUÝ nHÂN lIÊN hỆ zALO : 090.2277.552
Vòng tay tam hợp quý nhân là loại vòng tay sử dụng tam hợp địa chi trong 12 con giáp để đem lại sự may mắn và tài lộc cho người đeo. Vòng được kết từ các loại gỗ và hạt đá có chạm khắc với tính thẩm mỹ cao.
Về ý nghĩa của vòng Tam Hợp, trong phong thủy, tam hợp gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được xem là một loại Minh hợp. Những người nằm trong mối quan hệ này thường sống rất hòa thuận, có tinh thần giúp đỡ mọi người. Do đó, sự kết hợp này trong vòng tay giúp tăng cường năng lượng tốt, thu hút nhiều vượng khí và tài lộc, mang đến nhiều niềm vui. Ngoài ra, loại vòng tay này còn giúp người đeo hóa giải tà khí, vận xui.
Vòng tay tam hợp quý nhân là vật phẩm hộ thân, trang sức đeo tay giúp chiêu cát lành, cát khí quý nhân, chiêu quý nhân, hộ thân, tăng cường sức khỏe, chiêu tài, hóa giải thị phi, tiểu nhân quấy phá, kỵ tà, hóa sát
Các loại Vòng Tay Tam Hợp Quý Nhân
Phối vòng tay tam hợp theo năm sinh 12 con giáp (Thập Nhị Địa Chi) sẽ đem lại luồng khí tốt lành, hóa giải hung khí và có thể cải vận. Theo Thập Nhị Địa Chi, ta có thể chia thành 4 bộ tam hợp như sau:
Vòng tay tam hợp Thân - Tý - Thìn có tên gọi là Thủy Cục Quý Thần
Vòng tay tam hợp Hợi - Mão - Mùi có tên gọi là Mộc Cục Quý Thần.
Vòng tay tam hợp Dần - Ngọ - Tuất có tên gọi là Hỏa Cục Quý Thần
Vòng tay tam hợp Tỵ - Dậu - Sửu có tên gọi là Kim Cục Quý Thần
TÌM HIỂU VỀ SỰ TÍCH VÀ Ý NGHĨA KHI ĐEO VẬT PHẨM PHONG THỦY PHẬT BẢN MỆNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tác Dụng Khi Đeo Trang Sức Phong Thủy Phật Bản Mệnh Trong Năm Sao Xấu
1 . Phật bản mệnh không chỉ là vật phẩm phong thủy có ý nghĩa tâm linh . Người gặp năm khó khăn trắc trở , mọi việc không thuận, công việc vất định, thị phi nhiều , khổ nạn lắm tai ương gây khó dễ , cái vã về tiền bạc , tình cảm giáo tiếp hao tổn , thì nên thỉnh phật bản mệnh về deo , đặc biệt tốt vào những năm sao xấu chiếu mạng . như sao kế đô, hạn tam tai, thái bạch , la hầu ...
2 - Với người lớn tuổi đeo mặt dây chuyền phật bản mệnh để được ngài nhắc nhắc nhở việc thành tâm niệm phật , đồng thời mà giữ được thân, nghiệp , ý và sự bình yên .
3. Với các bạn trẻ đeo vòng tay phong thủy phật bản mệnh, sẽ giúp hóa giữ thành lành , công danh tiền tài ngày càng phát triển , hạnh phúc viên mãn , giữ mọi mối quan hệ được tốt đẹp .
4. Với những người thường xuyên làm ở những nơi âm khí nặng , như nhà xác , nghĩa trang , phật ban mệnh sẽ giúp che chở không bị khí âm xâm nhập , tranh xa ma quỷ , tính tảo khi làm việc .theo xem tử vi
Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT BÀI VĂN KHẤN PHẬT BẢN MỆNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ?
--------------------
Bài Văn Khấn Phật Bản Mệnh .
Nam Mô Đức Phổ Hiền Bồ Tát (3 lần) ( thay tên vị Phật bản mệnh tương ứng của bạn vào đây )
Phù hộ độ trì cho con là : (đọc tên mình / tên con mình)
Niên sinh :
Được an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiểu nhân, khai tâm khai sáng, bền chí bền tâm không cho chúng ma quỷ vong linh âm binh chòng ghẹo.
Phật Pháp vô biên cho con tâm không âu lo, tâm không phiền não, thân không bệnh tật, cho con vận đáo hanh thông. Cho con tăng thêm lí tính, khai thêm trí huệ, cho vạn sự an yên cho tâm linh hết thảy k ngại
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, đường dương chưa tỏ, đường âm chưa thấu, pháp chưa khai quang, tâm chưa thanh tịnh, nếu có điều gì si mê làm lỡ xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Cúi mong các Vị từ bi gia hộ chi bản mệnh con được kiên định, an nhiên yên lành.
Con xin chân tâm bái tạ
( con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần )
( con Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát - 3 lần )
( con Nam Mô Đức Hư Không Tạng Bồ Tát 3 lần )
----------
Lời cuối : xin đừng sợ vong, nếu bạn đã tin là có vong, vậy hãy tin là thế gian còn có Phật, thế gian còn có Thánh. Và còn có gia tiên họ nhà mình
Nếu đã tín Phật nếu đã tín Thánh, nếu đã thờ phụng gia tiên, dù muôn nơi khắp chốn cũng sẽ đc gia hộ, dù vạn trùng khó khăn cũng sẽ đc độ trì, khi đấy thì còn sợ gì vài vong linh nhỏ nhỏ.
Phật bản mệnh Tuổi Tý – Thiên Thủ Thiên Nhãn
Hỗ Trợ Tư Vấn Phật Bản Mệnh Qua Zalo : 090.2277.552
Thiên Thủ Thiên Nhãn ( Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt ) là vị Phật Bản Mệnh cho người tuổi Tý , là một trong Tứ Đại Bồ Tát theo tín ngưỡng dân gian. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát đều là thị giả của đức Phật A Di Đà hợp thành ” Tây Phương Tam Thánh”. Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt là một trong những ứng hóa phổ biến nhất của Quan Thế Âm Bồ Tát, nghìn tay của Quan Âm biểu tượng phù trợ chúng sinh, nghìn mắt của Quan Âm giúp nhìn khắp thế gian, cứu giúp chúng sinh.
Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt công lực mạnh mẽ, có thể nhìn thấu, nghe thấu trăm ngàn lẽ ở đời, dùng huệ nhãn soi tỏ khắp bốn phương tám hướng để thấu đạt những khổ đau, bi phẫn của con người. Chính vì vậy những người tuổi Tý sinh năm 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020 đều nên đeo miếng ngọc Thiên Thủ Quan Âm Bồ Tát bên người. Chỉ cần thành kính khai quang, nhất định sẽ được Bồ Tát bảo hộ, thuận lợi vượt qua sóng gió nhân sinh. Đồng thời Bồ Tát bên người cũng luôn luôn nhắc nhở bản mệnh phải sống lương thiện, làm điều chân chính, không có những hành vi sai khác.
Phật bản mệnh Tuổi Sửu và Phật bản mệnh Dần – Hư Không Tạng Bồ Tát
Hỗ Trợ Tư Vấn Phật Bản Mệnh Qua Zalo : 090.2277.552
Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Sử và Dần, Hư Không Tạng Bồ Tát là Tam thế chư Phật đệ nhất phụ thần, công đức bao la phủ kín hư không, trí tuệ vô biên, lòng kiên trì và sức chịu khổ như kim cương. Người tuổi Sửu và Dần sinh năm 1949, 1950, 1961, 1962, 1973, 1974, 1985, 1986, 1997, 1998, 2009, 2010 nên mang
Phật Bản Mệnh Hư Không Tạng Bồ Tát hay còn gọi là Khố Tàng Kim Cương bên mình, sẽ giúp cho đường tài vận của người tuổi Sửu thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.
Phật bản mệnh tuổi thìn và Phật bản mệnh tuổi tỵ – Phổ Hiền Bồ Tát
Hỗ Trợ Tư Vấn Phật Bản Mệnh Qua Zalo : 090.2277.552
Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Thìn và Tỵ, ngài cùng với Văn Thù Bồ Tát đều là thị giả bên cạnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là ” Hoa Nghiêm Tam Thành”. Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát thường được miêu tả là cưỡi voi trắng sáu ngà, tượng trưng cho trí huệ, vượt chướng ngại. Ngài hành nguyện vô cùng, công đức vô tận, tình thương vô biên, thân thân khắp các chùa, tùy duyên giáo hóa chúng sinh.
Người tuổi Thìn và Tỵ sinh năm 1952, 1953, 1964, 1965, 1976, 1977, 1988, 1989, 2000, 2001, 2012, 2013 nên đeo miếng ngọc Phổ Hiền Bồ Tát bên người và thành tâm hướng phật sẽ được ngài giúp cho đường tài vận của người tuổi Thìn thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.
Phật bản mệnh tuổi mão – Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Hỗ Trợ Tư Vấn Phật Bản Mệnh Qua Zalo : 090.2277.552
Văn Thù Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Mão, có danh hiệu là Manjusri. Văn Thù Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Bồ Tát được dân gian tôn là “Hoa Nghiêm Tam Thánh”. Hình tượng đức Văn Thù Bồ Tát được miêu tả như sau: ” toàn thân ngài màu tím ánh vàng kim, hình hài như đồng tử. Tay phải cầm kim cương bảo kiếm biểu tượng cho sự sắc bén của trí năng, có thể trảm quần ma loạn vũ, chém đứt mọi buồn phiền.
Tay trái cầm cành sen xanh tượng trưng cho trí tuệ tối cao, thân cưỡi sư tử, biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh nên còn được xưng là “Đại Trí”. Những người tuổi Mão nên mang bên mình một mặt ngọc Văn Thù Bồ Tát và tâm luôn hướng thiện ngài sẽ giúp cho đường học hành thuận lợi, hoạn lộ thênh thang, phúc lộc đầy nhà. Người tuổi Mão sẽ càng thêm sáng tạo, ý chí kiên cường, đủ sức cạnh tranh và chiến thắng đối phương, sự nghiệp thăng tiến không ngừng.
Phật bản mệnh tuổi ngọ – Đại Thế Chí Bồ Tát
Hỗ Trợ Tư Vấn Phật Bản Mệnh Qua Zalo : 090.2277.552
Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Ngọ, ngài cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát là hai thị giả bên cạnh đức Phật A Di Đà hợp thành ” Tây Phương Tam Thánh “. Đại Thế Chí Bồ Tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp muôn loài, khiến chúng sinh mười phương thế giới thoát khỏi khổ đau, họa huyết quang kiếp nạn binh đao. Ngài có năng lượng vô thượng, uy thế tự tại, vì thế Đại Thế Chí Bồ Tát đi đến đâu thiên địa chấn động, bảo vệ chúng sinh, trừ tai ách ma quỷ.
Những người tuổi Ngọ nên mang theo bên mình một mặt ngọc Đại Thế Chí Bồ Tát, ngài sẽ ban cho người tuổi Ngọ ánh sáng trí tuệ, giúp đường đời được thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp hanh thông. Ánh sáng vĩnh hằng Phật pháp sẽ hóa sát trừ hung, ban điều như ý cát tường, chỉ lối dẫn đường cho người tuổi Ngọ phát huy năng lực để đạt đến lý tưởng cao nhất.
Phật bản mệnh tuổi dậu – Bất Động Minh Vương
Hỗ Trợ Tư Vấn Phật Bản Mệnh Qua Zalo : 090.2277.552
Bất Động Minh Vương là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Dậu, ngài có tên tiếng Phạn là Acalanatha, nghĩa là Bất Động Tôn hay Vô Động Tôn. Giáo giới tôn ngài làm Bất Động Minh Vương, là sứ giả bất động. “Bất Động” ở đây chỉ tâm từ bi bền vững không chút dao động lung lay, còn “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ.
Những người tuổi Dậu nên mang bên mình một mặt ngọc Bất Động Minh Vương, ngài sẽ thầm lặng đi theo bảo vệ, giúp cho người tuổi Dậu trên đường đời phân biệt phải trái đúng sai, nắm bắt cơ hội đến với mình, sử dụng trí tuệ để ứng phó với khó khăn, vượt qua nghịch cảnh, có được sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc.
Phật bản mệnh tuổi Mùi và Phật bản mệnh tuổi Thân – Như Lai Đại Nhật
Hỗ Trợ Tư Vấn Phật Bản Mệnh Qua Zalo : 090.2277.552
Như Lai Đại Nhật là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Mùi và Thân, ngài chính là pháp thân của đức Phật Thích Ca. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ, có nghĩa là soi sáng cùng khắp muôn nơi, diệt trừ mọi chỗ u ám, bóng tối của vô minh. Khác với mặt trời, trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, khu vực và ngày đêm.
Những người tuổi Mùi và Thân nên mang bên mình miếng ngọc Như Lai Đại Nhật, ngài sẽ giúp những người tuổi này luôn giữ được tinh thần minh mẫn, trừ yêu tránh tà, cảm nhận được tinh hoa vạn vật, hấp thu linh khí đất trời, vững vàng tiến lên phía trước, cuộc đời sáng lạn, hạnh phúc.
Phật bản mệnh Tuổi Tuất và Phật bản mệnh Tuổi Hợi – Đức Phật A Di Đà
Hỗ Trợ Tư Vấn Phật Bản Mệnh Qua Zalo : 090.2277.552
Đức Phật A Di Đà là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Tuất và Hợi, ngài có danh hiệu là amitayusa. A Di Đà là một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa ượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ. Ngài cũng chính là giáo chủ của giới Tây phương cực lạc.
Những người tuổi Tuất và Hợi nên mang bên mình một miếng ngọc có hình đức Phật A Di Đà, ngài sẽ bảo hộ cho người tuổi Tuất, tuổi Hợi trí tuệ hơn người, xóa bỏ phiền não, mệt mỏi, kiên cường gây dựng cơ đồ, hưởng đời an lạc.
Khánh treo xe ô tô phật bản mệnh vật phẩm phong thủy “May mắn và bình an khi lái xe”
Phong thủy xe hơi là điều mà mỗi người trong chúng ta cần phải biết rõ để mang lại sự may mắn, bình an. Hơn thế nữa còn là để thu hút tài lộc. Khi mua xe, ngoài chọn xe theo tuổi, chọn màu hợp mệnh thì chủ xe còn rất quan tâm đến các vật phẩm phong thủy treo trong xe như tượng phật, khánh treo xe,…
Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Ngăn ngừa tia tử ngoại ảnh hưởng đến mắt
Việc đeo kính râm ngăn ngừa tối đa các tia UVA và tia UVB tối đa, từ đó bảo vệ võng mạt, giác mạt khỏi tác động của tia UV làm ảnh hưởng đến mắt.
Ngoài ra, trong mắt có một lớp màng mỏng là kết mạc. Khi lớp màng này bị kích thích do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó có thể bị viêm. Chính vì thế đeo kính râm là việc nên làm.
Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Ngăn ngừa tia tử ngoại ảnh hưởng đến mắt
Chống lão hóa da mắt
Khi ra ngoài trời nắng ta có xu hướng hay nheo mắt, từ đó vùng da 2 bên mắt và bên dưới mí dễ hình thành những nếp nhăn. Kính râm là vị cứu tinh cần thiết khi ra ngoài trời nắng vừa chống chói tốt, hạn chế tình trạng nheo mắt, bảo vệ làn da mỏng manh bên dưới mắt.
Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Hạn chế ung thư mí mắt
Mí mắt là khu vực nhạy cảm, nếu tiếp xúc với ánh nắng và bụi quá lâu, lại không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ rất dễ gây viêm nhiễm, lâu dài dẫn đến ung thư mí mắt. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình chiếc kính râm phù hợp để hạn chế tối đa bụi bẩn, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến mí mắt. Nhất là những bạn thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi.
Shop HaNoiGiaRe.Com Là Shop Chuyên Bán Vòng tay Phong Thủy, Phật Bản Mệnh , Vòng Tam hợp Đá Tự Nhiên Uy Tín Mọi Thông Tin Vui Lòng Liên Hệ Qua Zalo : 090.2277.552 Để Shop Hỗ Trợ Nhanh Nhất. Xin Cảm Ơn