Văn Khấn Tết Nguyên Tiêu - Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam

Mã sản phẩm :
0₫

Giao hàng thu tiền trên toàn quốc

Kiểm tra SP trước khi thanh toán

Đổi hàng miễn phí trong 7 ngày

Văn Khấn Tết Nguyên Tiêu - Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam

Rằm tháng Giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu là ngày cúng lễ vô cùng quan trọng và thiêng liêng trong dịp đầu năm mới của các gia đình Việt. Vào ngày này, ngoài việc tới chùa cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho năm mới các gia đình còn làm lễ cúng tại nhà. Vậy, lễ cúng rằm tháng Giêng tại nhà như thế nào, lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì, bài cúng rằm tháng Giêng như thế nào?

Cúng rằm tháng Giêng


Cách sắm lễ cúng Tết Nguyên Tiêu - rằm tháng Giêng
Để cúng rằm tháng Giêng, các gia đình thường sắm lễ cúng Phật, thần linh và cúng gia tiên.

Đồ lễ gồm:

Hương, hoa, quả, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, thuốc lá
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên
Mâm cỗ cúng Phật (cỗ chay)

Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới.
Văn khấn Rằm tháng Giêng tại nhà, Bài cúng rằm tháng Giêng tại chùa năm Tân Sửu
Văn khấn Rằm tháng Giêng tại nhà, Bài cúng rằm tháng Giêng tại chùa năm Tân Sửu
Theo phong tục của cha ông để lại, thì cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm tức 15 âm lịch là tốt nhất. Còn nếu với ai không sắp xếp được công việc để cúng vào đúng giờ thì có thể cúng trước đó 1 ngày, tức 14 tháng Giêng.

 
Đối với mỗi người dân Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ rất quan trọng, không thể bỏ qua trong những ngày đầu năm. Bởi thế mới có câu thành ngữ “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.


Còn có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu bọ.
Văn khấn Rằm tháng giêng, Tết Nguyên Tiêu, Bài cúng Rằm tháng giêng, Nguyên tiêu, Cúng Rằm tháng giêng, mâm cúng Rằm tháng giêng, bài khấn Rằm tháng giêng, văn khấn rằm


Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật…


Với người dân Việt Nam, sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du Xuân. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới.
 

 
Với người Việt, Tết Nguyên Tiêu còn là thời khắc gây nguồn cảm hứng thi ca bất tận. Vào dịp này, vua chúa có lệ ban lấy ngày Nguyên Tiêu là dịp để triệu tập các Trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển. Tại đây, các ông Trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại, bởi vậy nên về sau người ta gọi là Tết Trạng nguyên; một ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành.


Nước ta vào thời Lý - Trần, triều đình có tổ chức Tết Trạng nguyên, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, Tết Trạng nguyên được tổ chức một cách trọng thể ở kinh thành Thăng Long, khắp cả trong cung ngoài phố múa hát đàn ca tưng bừng, cờ hoa trang hoàng rực rỡ.


Xưa kia, tại các nhà thờ họ, trưởng họ, trưởng tộc thường triệu tập những thanh niên học cao, hiểu rộng, có tài và đức lên đọc bản báo cáo thành tích một năm hoạt động với tổ tiên.  Qua đó để thấy được sự hưng vượng của dòng họ và giáo dục các thế hệ con cháu một cách tốt nhất. Sau đó, các bô lão tổ chức ngắm trăng, thi đọc thơ hoặc chơi tổ tôm, tam cúc. Sau ngày này, họ thường cất hoặc đốt những bộ trò chơi n

ày đi để thúc giục con cháu khởi động một năm mới làm việc chăm chỉ, thi cử đỗ đạt.
Đối với bình dân, vào dịp Tết Nguyên Tiêu nhiều nơi thường mở hội làng, bằng nhiều loại hình dân gian, tổ chức lễ thắp đèn hoa, đua thuyền bơi trải, vật võ, có cả múa, hát, lục cúng hoa đăng…


Từ xưa, đã có rất nhiều văn nhân thi sĩ yêu trăng như Mãn Giác Thiền Sư, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… làm nhiều bài thơ hay về Nguyên tiêu.


Văn khấn Rằm tháng giêng, Tết Nguyên Tiêu, Bài cúng Rằm tháng giêng, Nguyên tiêu, Cúng Rằm tháng giêng, mâm cúng Rằm tháng giêng, bài khấn Rằm tháng giêng, văn khấn rằm
Ở thời cận đại, xuân Mậu Tý, năm 1948, tại núi rừng chiến khu Việt Bắc, nhà thơ Hồ Chí Minh, mặc dù rất bận việc quân, việc nước, nhưng trước xuân trăng dạt dào thi hứng, dẫn mạch như sóng trào, Người đã viết bài thơ Nguyên tiêu bằng chữ Hán: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên/ Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên/ Yên ba thâm xứ đàm quân sự/ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.


Đây là một trong những bài thơ hay nhất của thi ca Việt Nam viết về trăng xuân. Từ cảm xúc sâu sắc qua bài thơ Nguyên tiêu của nhà thơ Hồ Chí Minh đã khơi dậy những cảm xúc thi ca giàu triết lý nhân văn của một đất nước ngàn năm văn hiến “lắm anh hùng, nhiều nghệ sĩ”. Và từ năm 2003, rằm tháng Giêng còn là Ngày Thơ Việt Nam.
Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ hay thăm viếng cảnh chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.


Mâm lễ Rằm Tháng Giêng gồm có
Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm tháng Giêng: Lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên. Cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên vào giờ Ngọ, là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết.

Văn khấn rằm tháng Giêng cúng gia tiên


Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ...............................................


 
Ngụ tại:........................................................................

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm........ gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Bài cúng rằm tháng Giêng cúng Phật
Văn khấn rằm tháng Giêng tại chùa theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hoá Thông tin.

Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy)

(Cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)
 
Nguyện mây hương lành này,

Biến khắp mười phương giới,

Trong có vô biên Phật,

Vô lượng hương trang nghiêm,

Viên mãn đạo Bồ Tát,

Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)

Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lạy)

(Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)

Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại Chân Như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang

Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy)

(Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:

Xưa kia gây nên bao ác nghiệp

Đều vì ba độc: tham, sân, si
 
Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra

Hết thảy con nay xin sám hối.

Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng

Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư

Niệm niệm âm vang tận pháp giới

Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)

Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy).

Văn khấn Thần Tài ngày rằm


Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

- Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân

- Con kính lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần

- Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

- Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần

- Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc Đức Chính thần

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là:... Ngụ tại:... Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):... Kinh doanh...

Hôm nay là ngày rằm tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho:...

Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty...) ngày càng phát triển.

Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Những nguyên tắc cần phải nhớ khi cúng rằm Tháng Giêng


Dọn dẹp ban thờ
Khi dọn dẹp ban thờ lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin thần linh thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng. Điều này theo phong tục dân gian lý giải để tránh động ban thờ, tránh để thần linh quở phạt.
Không dùng hoa giả
Nên mua hoa tươi để dâng ban thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả, hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
Phải sử dụng đồ mới để cúng
Các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa... cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt.
Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.


Ngày Thượng nguyên-Rằm tháng Giêng có gốc gác thế nào?


Theo chuyện Phật thì ngày mùng một đầu tháng âm lịch và ngày rằm là ngày của các Phật. Do vậy Phật tử đều đến chùa dâng lễ vật cúng Phật vào hai ngày đó. Nhưng ngày mùng một ban đêm lại đen tối mịt mù, ngược lại đêm Rằm thì trăng soi vằng vặc. Nhất là đêm Rằm đầu tiên của một năm thì thiêng liêng lắm nên các Phật giáng lâm xuống mọi chùa chiền để độ trì cho mọi người tai qua nạn khỏi, phúc lộc đầy nhà.
Khoảng dăm bảy thế kỷ trở lại đây, có một thục tế rằng tín ngưỡng đạo giáo thâm nhập vào Phật giáo. Tôn giáo này coi Rằm tháng Giêng là ngày vía Thiên quan, là dịp may hãn hữu để làm lễ dâng sao giải hạn trừ tai ách. Do vậy các chùa cũng nhân ngày này dựng đàn tràng làm lễ dâng sao.


Đàn tràng có 3 cấp. Trên cùng là Trời, Phật, Tiên, Thánh. Cấp giữa là các vì sao thủ mạng, theo đạo Giáo, mỗi con người hàng năm chịu ảnh hưởng của một vì sao nào đó. Cấp dưới cùng là các cô hồn chúng sinh lang thang vô định. Lễ vật thường là hoa quả, trầu cau, xôi oản, trà rượu và đồ vàng mã.

TÌM HIỂU VỀ SỰ TÍCH VÀ Ý NGHĨA KHI ĐEO VẬT PHẨM PHONG THỦY PHẬT BẢN MỆNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT 

 

Tác Dụng Khi Đeo Trang Sức Phong Thủy Phật Bản Mệnh Trong Năm Sao Xấu 

1 . Phật bản mệnh không chỉ là vật phẩm phong thủy có ý nghĩa tâm linh . Người gặp năm khó khăn trắc trở , mọi việc không thuận, công việc vất định, thị phi nhiều , khổ nạn lắm tai ương  gây khó dễ , cái vã về tiền bạc , tình cảm giáo tiếp hao tổn , thì nên thỉnh phật bản mệnh về deo , đặc biệt tốt vào những năm sao xấu chiếu mạng . như sao kế đô, hạn tam tai, thái bạch , la hầu ...

2 - Với người lớn tuổi đeo mặt dây chuyền phật bản mệnh  để được ngài nhắc nhắc nhở việc thành tâm niệm phật , đồng thời mà giữ được thân, nghiệp , ý và sự bình yên .

3. Với các bạn trẻ đeo vòng tay phong thủy phật bản mệnh, sẽ giúp hóa giữ thành lành , công danh tiền tài ngày càng phát triển , hạnh phúc viên mãn , giữ mọi mối quan hệ được tốt đẹp .

4. Với những người thường xuyên làm ở những nơi âm khí nặng , như nhà xác , nghĩa trang , phật ban mệnh sẽ giúp che chở không bị khí âm xâm nhập , tranh xa ma quỷ , tính tảo khi làm việc .theo xem tử vi

Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT BÀI VĂN KHẤN PHẬT BẢN MỆNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ?

--------------------

Bài Văn Khấn Phật Bản Mệnh .

Nam Mô Đức Phổ Hiền Bồ Tát (3 lần) ( thay tên vị Phật bản mệnh tương ứng của bạn vào đây )

Phù hộ độ trì cho con là : (đọc tên mình / tên con mình)
Niên sinh :
Được an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiểu nhân, khai tâm khai sáng, bền chí bền tâm không cho chúng ma quỷ vong linh âm binh chòng ghẹo.

Phật Pháp vô biên cho con tâm không âu lo, tâm không phiền não, thân không bệnh tật, cho con vận đáo hanh thông. Cho con tăng thêm lí tính, khai thêm trí huệ, cho vạn sự an yên cho tâm linh hết thảy k ngại

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, đường dương chưa tỏ, đường âm chưa thấu, pháp chưa khai quang, tâm chưa thanh tịnh, nếu có điều gì si mê làm lỡ xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Cúi mong các Vị từ bi gia hộ chi bản mệnh con được kiên định, an nhiên yên lành.

Con xin chân tâm bái tạ

( con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần )
( con Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát - 3 lần )
( con Nam Mô Đức Hư Không Tạng Bồ Tát 3 lần )

----------
 Lời cuối : xin đừng sợ vong, nếu bạn đã tin là có vong, vậy hãy tin là thế gian còn có Phật, thế gian còn có Thánh. Và còn có gia tiên họ nhà mình

Nếu đã tín Phật nếu đã tín Thánh, nếu đã thờ phụng gia tiên, dù muôn nơi khắp chốn cũng sẽ đc gia hộ, dù vạn trùng khó khăn cũng sẽ đc độ trì, khi đấy thì còn sợ gì vài vong linh nhỏ nhỏ.

Phật bản mệnh Tuổi Tý – Thiên Thủ Thiên Nhãn
Thiên Thủ Thiên Nhãn ( Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt ) là vị Phật Bản Mệnh cho người tuổi Tý , là một trong Tứ Đại Bồ Tát theo tín ngưỡng dân gian. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát đều là thị giả của đức Phật A Di Đà hợp thành ” Tây Phương Tam Thánh”. Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt là một trong những ứng hóa phổ biến nhất của Quan Thế Âm Bồ Tát, nghìn tay của Quan Âm biểu tượng phù trợ chúng sinh, nghìn mắt của Quan Âm giúp nhìn khắp thế gian, cứu giúp chúng sinh.

Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt công lực mạnh mẽ, có thể nhìn thấu, nghe thấu trăm ngàn lẽ ở đời, dùng huệ nhãn soi tỏ khắp bốn phương tám hướng để thấu đạt những khổ đau, bi phẫn của con người. Chính vì vậy những người tuổi Tý sinh năm 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020 đều nên đeo miếng ngọc Thiên Thủ Quan Âm Bồ Tát bên người. Chỉ cần thành kính khai quang, nhất định sẽ được Bồ Tát bảo hộ, thuận lợi vượt qua sóng gió nhân sinh. Đồng thời Bồ Tát bên người cũng luôn luôn nhắc nhở bản mệnh phải sống lương thiện, làm điều chân chính, không có những hành vi sai khác.
 

Phật bản mệnh Tuổi SửuPhật bản mệnh Dần – Hư Không Tạng Bồ Tát
Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Sử và Dần, Hư Không Tạng Bồ Tát là Tam thế chư Phật đệ nhất phụ thần, công đức bao la phủ kín hư không, trí tuệ vô biên, lòng kiên trì và sức chịu khổ như kim cương. Người tuổi Sửu và Dần sinh năm 1949, 1950, 1961, 1962, 1973, 1974, 1985, 1986, 1997, 1998, 2009, 2010 nên mang

Phật Bản Mệnh Hư Không Tạng Bồ Tát hay còn gọi là Khố Tàng Kim Cương bên mình, sẽ giúp cho đường tài vận của người tuổi Sửu thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.


 

Phật bản mệnh tuổi thìnPhật bản mệnh tuổi tỵ – Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Thìn và Tỵ, ngài cùng với Văn Thù Bồ Tát đều là thị giả bên cạnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là ” Hoa Nghiêm Tam Thành”. Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát thường được miêu tả là cưỡi voi trắng sáu ngà, tượng trưng cho trí huệ, vượt chướng ngại. Ngài hành nguyện vô cùng, công đức vô tận, tình thương vô biên, thân thân khắp các chùa, tùy duyên giáo hóa chúng sinh.

Người tuổi Thìn và Tỵ sinh năm 1952, 1953, 1964, 1965, 1976, 1977, 1988, 1989, 2000, 2001, 2012, 2013 nên đeo miếng ngọc Phổ Hiền Bồ Tát bên người và thành tâm hướng phật sẽ được ngài giúp cho đường tài vận của người tuổi Thìn thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.


 

Phật bản mệnh tuổi mão – Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Văn Thù Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Mão, có danh hiệu là Manjusri. Văn Thù Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Bồ Tát được dân gian tôn là “Hoa Nghiêm Tam Thánh”. Hình tượng đức Văn Thù Bồ Tát được miêu tả như sau: ” toàn thân ngài màu tím ánh vàng kim, hình hài như đồng tử. Tay phải cầm kim cương bảo kiếm biểu tượng cho sự sắc bén của trí năng, có thể trảm quần ma loạn vũ, chém đứt mọi buồn phiền.

Tay trái cầm cành sen xanh tượng trưng cho trí tuệ tối cao, thân cưỡi sư tử, biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh nên còn được xưng là “Đại Trí”. Những người tuổi Mão nên mang bên mình một mặt ngọc Văn Thù Bồ Tát và tâm luôn hướng thiện ngài sẽ giúp cho đường học hành thuận lợi, hoạn lộ thênh thang, phúc lộc đầy nhà. Người tuổi Mão sẽ càng thêm sáng tạo, ý chí kiên cường, đủ sức cạnh tranh và chiến thắng đối phương, sự nghiệp thăng tiến không ngừng.


 

Phật bản mệnh tuổi ngọ – Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Ngọ, ngài cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát là hai thị giả bên cạnh đức Phật A Di Đà hợp thành ” Tây Phương Tam Thánh “. Đại Thế Chí Bồ Tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp muôn loài, khiến chúng sinh mười phương thế giới thoát khỏi khổ đau, họa huyết quang kiếp nạn binh đao. Ngài có năng lượng vô thượng, uy thế tự tại, vì thế Đại Thế Chí Bồ Tát đi đến đâu thiên địa chấn động, bảo vệ chúng sinh, trừ tai ách ma quỷ.

Những người tuổi Ngọ nên mang theo bên mình một mặt ngọc Đại Thế Chí Bồ Tát, ngài sẽ ban cho người tuổi Ngọ ánh sáng trí tuệ, giúp đường đời được thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp hanh thông. Ánh sáng vĩnh hằng Phật pháp sẽ hóa sát trừ hung, ban điều như ý cát tường, chỉ lối dẫn đường cho người tuổi Ngọ phát huy năng lực để đạt đến lý tưởng cao nhất.


 

Phật bản mệnh tuổi dậu – Bất Động Minh Vương
Bất Động Minh Vương là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Dậu, ngài có tên tiếng Phạn là Acalanatha, nghĩa là Bất Động Tôn hay Vô Động Tôn. Giáo giới tôn ngài làm Bất Động Minh Vương, là sứ giả bất động. “Bất Động” ở đây chỉ tâm từ bi bền vững không chút dao động lung lay, còn “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ.

Những người tuổi Dậu nên mang bên mình một mặt ngọc Bất Động Minh Vương, ngài sẽ thầm lặng đi theo bảo vệ, giúp cho người tuổi Dậu trên đường đời phân biệt phải trái đúng sai, nắm bắt cơ hội đến với mình, sử dụng trí tuệ để ứng phó với khó khăn, vượt qua nghịch cảnh, có được sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc.


 

Phật bản mệnh tuổi MùiPhật bản mệnh tuổi Thân – Như Lai Đại Nhật
Như Lai Đại Nhật là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Mùi và Thân, ngài chính là pháp thân của đức Phật Thích Ca. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ, có nghĩa là soi sáng cùng khắp muôn nơi, diệt trừ mọi chỗ u ám, bóng tối của vô minh. Khác với mặt trời, trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, khu vực và ngày đêm.

Những người tuổi Mùi và Thân nên mang bên mình miếng ngọc Như Lai Đại Nhật, ngài sẽ giúp những người tuổi này luôn giữ được tinh thần minh mẫn, trừ yêu tránh tà, cảm nhận được tinh hoa vạn vật, hấp thu linh khí đất trời, vững vàng tiến lên phía trước, cuộc đời sáng lạn, hạnh phúc.


 

Phật bản mệnh Tuổi TuấtPhật bản mệnh Tuổi Hợi – Đức Phật A Di Đà
Đức Phật A Di Đà là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Tuất và Hợi, ngài có danh hiệu là amitayusa. A Di Đà là một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa ượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ. Ngài cũng chính là giáo chủ của giới Tây phương cực lạc.

Những người tuổi Tuất và Hợi nên mang bên mình một miếng ngọc có hình đức Phật A Di Đà, ngài sẽ bảo hộ cho người tuổi Tuất, tuổi Hợi trí tuệ hơn người, xóa bỏ phiền não, mệt mỏi, kiên cường gây dựng cơ đồ, hưởng đời an lạc.

Khánh treo xe ô tô phật bản mệnh vật phẩm phong thủy “May mắn và bình an khi lái xe”

Phong thủy xe hơi là điều mà mỗi người trong chúng ta cần phải biết rõ để mang lại sự may mắn, bình an. Hơn thế nữa còn là để thu hút tài lộc. Khi mua xe, ngoài chọn xe theo tuổi, chọn màu hợp mệnh thì chủ xe còn rất quan tâm đến các vật phẩm phong thủy treo trong xe như tượng phật, khánh treo xe,…

 

Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Ngăn ngừa tia tử ngoại ảnh hưởng đến mắt
Việc đeo kính râm ngăn ngừa tối đa các tia UVA và tia UVB tối đa, từ đó bảo vệ võng mạt, giác mạt khỏi tác động của tia UV làm ảnh hưởng đến mắt. 

Ngoài ra, trong mắt có một lớp màng mỏng là kết mạc. Khi lớp màng này bị kích thích do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó có thể bị viêm. Chính vì thế đeo kính râm là việc nên làm.

Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Ngăn ngừa tia tử ngoại ảnh hưởng đến mắt

Chống lão hóa da mắt
Khi ra ngoài trời nắng ta có xu hướng hay nheo mắt, từ đó vùng da 2 bên mắt và bên dưới mí dễ hình thành những nếp nhăn. Kính râm là vị cứu tinh cần thiết khi ra ngoài trời nắng vừa chống chói tốt, hạn chế tình trạng nheo mắt, bảo vệ làn da mỏng manh bên dưới mắt.

Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Hạn chế ung thư mí mắt
Mí mắt là khu vực nhạy cảm, nếu tiếp xúc với ánh nắng và bụi quá lâu, lại không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ rất dễ gây viêm nhiễm, lâu dài dẫn đến ung thư mí mắt. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình chiếc kính râm phù hợp để hạn chế tối đa bụi bẩn, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến mí mắt. Nhất là những bạn thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi.

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552