Các Bài Văn Khấn Nôm Cổ Truyền Việt Nam Ai Cũng Nên Biết

  03/02/2021

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Khi Nào Nên Đeo Trang Sức Hình Phật Bản Mệnh

Đeo Phật Bản Mệnh Có Tác Dụng Gì?
Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của đức Phật Bản Mệnh tương ứng với 12 con giáp sẽ được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu.
Với những người lớn tuổi, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh bên mình để được ngài nhắc nhở việc Thành Tâm Niệm Phật, đồng thời nhờ ngài mà giữ được: Thân, Nghiệp, Ý và Sự Bình Yên trong lòng.


Với những bạn trẻ, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh giúp hóa dữ thành lành, công danh và tiền tài ngày càng phát triển. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn, giữ mọi mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.


Với những người thường xuyên làm việc ở những nơi nặng khí âm như nhà xác, nghĩa trang… ngài sẽ che chở đề không bị tà khí xâm nhập, tránh xa ma quỷ.
Phật dạy: Rời xa kiến chấp, an lạc niết bàn, hàng phục ma chướng, chứng đắc trí tuệ sáng suốt, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, vượt khỏi giả danh, không còn chỗ thọ của bản ngã, không bị ràng buộc các pháp ác của tà ma ngoại đạo. Đó là chỗ nhận biết của người trí tuệ và là chỗ cư trú các bậc thánh, các bồ tát, các bậc giác ngộ. Chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh, mang theo Phật Bản Mệnh bên mình thì công đức vô lượng, tăng cường phong thủy. Không chỉ mang tới cho mình may mắn, phúc lành mà còn kết thiện duyên. Và quan trọng hơn cả là mang Phật bên người thì hãy có Phật trong tâm, tránh ác hành thiện là loại phong thủy tốt nhất.

-----------------

Văn khấn gia tiên rằm tháng 8

   Tết Trung Thu là tết được cử hành vào đêm rằm tháng 8, Tết này còn gọi là “tết trông trăng”. Hiện nay ở Việt Nam thì tết Trung Thu được ưu tiên dành cho trẻ em vui chơi với nhiều kiểu lồng đèn đẹp và các em tham gia múa lân khắp xóm làng thật rộn ràng. Trong ngày này cũng có bài văn khấn gia tiên rằm tháng 8. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa tết trung thu.

   Ý nghĩa: tục xưa truyền lại rằng: vào một đêm rằm tháng 8 trăng sáng như gương, bầu trời bao la huyền ảo, nhà Vua nhìn lên trời và nảy ra ý muốn lên thăm cung trăng. Pháp sư đi theo nhà Vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung, chiếc gậy liền biến thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà Vua cùng pháp sư lên cung trăng.

   Vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn” nhà Vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để nhà Vua xem.

   Sau khi về trần gian, để tưởng nhớ ngày này, hàng năm vào rằm tháng Tám, nhà Vua sai làm “bánh tiên” – bánh có hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là “bánh trăng” và khi trăng rằm tỏa sáng nhà Vua cùng quần thần ngắm trăng ăn bánh. Từ đó hình thành tục ăn Tết Trung Thu.

   Tết Trung Thu là tết được cử hành vào đêm Rằm tháng 8, tết này còn gọi là “Tết trông trăng”. Theo phong tục dân gian ngày Tết trung thu nhà nhà đều treo đèn kết loa rước đèn, ngắm trăng và làm “bánh trăng” – ngày nay là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên.

Chúng tôi sẽ chia sẻ bài văn khấn rằm tháng 8 trong bài viết sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Văn cúng tổ tiên rằm tháng 8 (ngày Tết Trung Thu)
Văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 8
Văn khấn gia tiên rằm tháng 8
– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

--------------------

Bài văn cúng đầy tháng cho trẻ tròn tháng tuổi .
Tháng Mười 11, 2016 admin Trang chủ, Văn khấn cúng bái
Với bất cứ đứa trẻ nào, khi được đầy tháng đều được gia đình làm lễ cúng đầy tháng. Vừa để tổ tiên chứng nhận đứa trẻ đó là con cháu trong nhà, vừa cầu xin tài phúc cho đứa trẻ. Mời các bạn tham khảo bài văn cúng đầy tháng sau đây.


Bài văn cúng đầy tháng cho trẻ
Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát – Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa – Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa – Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa – Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……

Vợ chồng con là …………………………………………………………………………………………. sinh được con (trai, gái) đặt tên là ………………………………………………………………………..

Chúng con ngụ tại ………………………………………………………………………………………..

Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hóa, vẩy rượu lúc đang hóa. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước. Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).

Nghi thức khai hoa.

Đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Ngoài bài văn cúng đầy tháng, nhiều người còn rất coi trọng nghi thức đặt tên con. Nghi thức đặt tên cho con như sau:

Sau khi cầu chúc điều tốt lành đến với đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận.

Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ.Ngày nay, khi sinh trẻ ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm các thủ tục khai sinh nên tập tục Xin Keo này cũng không còn tồn tại.

Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ phong tục này như một truyền thống gia tộc. Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế và kết thúc thời gian ở cữ. Theo đó, mẹ phải bồng trẻ bước qua một nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (trai 7 lần, gái 9 lần) và sau đó đi quanh nhà.

Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được coi là hủ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở số ít gia đình.

-------------

Văn khấn ngày vía Thần Tài Hàng Năm để đón tài lộc .
Theo phong tục tập quán cổ truyền Việt Nam, mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm là ngày vía Thần Tài. Ngày này nhiều nhà, công ty, cửa hàng… sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới may mắn, làm ăn được thịnh vượng về tài lộc.

Sắm lễ .

 Hoa tươi , Ngũ quả,  Hương, Rượu, Nến, Thuốc, Gạo, Muố .

 Món mặn: Thịt lợn, trứng, tôm, cua…

Một số hàng mã để dâng như: miếng vàng, miếng bạc…

Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau. 

Văn khấn Cúng ngày vía thần tài đón tài lộc

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy Thần tài vị tiền

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này

Tín chủ con là.............................................

Ngụ tại......................................................

Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Canh Tý

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật l 3 lần

--------------------

Văn khấn khi đốt vàng mã cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất .
Theo quan niệm dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, mâm cơm cúng thì bài văn khấn khi đốt vàng mã cho ông Công ông Táo lên chầu trời là thứ không thể thiếu. 
Theo quan niệm dân gian, bài văn khấn chính là phương tiện, là cách để con người giao tiếp với thần linh, giao tiếp với ông bà tổ tiên. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên trời báo cáo Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra trong năm vừa qua.

Vào ngày này, các gia đình thường sẽ làm một mâm lễ với bộ vàng mã ông công, ông Táo và mâm cỗ cúng thịnh soạn, một con cá chép để tiễn Táo Quân. Sau khi hương tàn, các gia đình sẽ tiến hành đốt bộ vàng mã ông công, ông Táo. 

Dưới đây là bài văn khấn khi đốt vàng mã ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền . Việt Nam:

Nam mô A-di-đà Phật . ( 3 lần ) 

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Nam mô A-di-đà Phật . ( 3 lần ) 

------------------------

Văn khấn lễ hóa vàng cho Tết .
Theo truyền thống xưa, lễ tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ hoá vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.
Sắm lễ:

Lễ vạt dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm: Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).

 Trầu cau . Rượu . Đèn, nến .Lễ ngột, bánh kẹo;

 Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ, tinh khiết.
Văn khấn tạ năm mới

Nam mô A-di-đà Phật . ( 3 lần ) 

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

- Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày mồng….. tháng Giêng năm.

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật . ( 3 lần )  .

-------------------

Tại sao phải cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm .
Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa:

Ngày mùng Một (ngày Sóc): Ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.
Ngày rằm (ngày Vọng): Ngày có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.
Chính vì vậy, việc khấn cúng gia tiên vào ngày mùng 1 và ngày rằm (khấn cúng ngày sóc, ngày vọng) là việc mà các con cháu nên làm hàng tháng để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tổ tiên.

 
2. Cách làm lễ cúng gia tiên
Những lễ vật cần sắm để cúng gia tiên

Với ý nghĩa ngày tốt lành nhất trong tháng nên khi cúng vào ngày rằm hay ngày mùng 1 hàng tháng, người Việt không cúng cầu kỳ, đơn giản chỉ là những đồ lễ như:

1 hũ rượu . 1 lọ hoa tươi. 1 đĩa quả tươi. 1 cốc nước. Trầu, cau.

Và một thứ không thể thiếu là văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm. Ở mỗi nơi trên đất nước Việt Nam lại có những quan điểm khác nhau về cúng lễ những ngày này. Có nơi cúng vào mùng 1 và ngày 15, nhưng cũng có nơi lại cúng vào chiều ngày 30 tháng trước và ngày 14 Âm lịch hàng tháng. Dù cúng theo vào thời điểm nào thì trước khi cúng gia tiên thì phải cúng ông thần Thổ Công trước. Như vậy mọi điều nguyện cầu mới phải phép và đến được với ông bà, ông vải và tổ tiên.

Các nghi thức cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm .
Khi cúng gia tiên thì trọng tâm cúng thần thức của người đã khuất khi trở về cảnh giới an lạc. Người ta gọi đây là “âm siêu dương thái”. Nghi thức cúng gia tiên để đạt được những kết quả viên mãn là:

Tình vật, tịnh tài và tịnh tâm nên mọi thứ dâng cúng đều phải trong sạch, tuyệt đối không cúng tiền giả, không cúng những đồng tiền có nguồn gốc bất lương, không cúng những thực phẩm tanh hôi,... Ngoài ra có một số nơi còn không cúng đồ có nguồn gốc sát sinh vì họ cho rằng người mất không hưởng trực tiếp đồ cúng phạn thực nên chỉ dùng đồ hỷ thực hoặc hiếu thức mà thôi.

Cúng cần có sự nôi dưỡng, hoặc phóng sinh thể hiện lòng từ bi hay công đức của gia chủ và tiêu trừ được những nghiệp chướng trong quá khứ. Đây là cách giúp cho người thân tránh được những họa nạn không mong muốn về những nghiệp chướng này.

Không giải hạn bằng bùa ngải, bởi không thể dùng người khác thay thế mình, chỉ có mình mới có khả năng giải trừ các tai ách. Bất luận nguyên nhân nào cũng có nhân - quả.

Đọc văn khấn gia tiên với lòng thành cao cả, nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân và có thể là cả xã hội.


3. Cách khấn vái tổ tiên vào ngày rằm, mùng một .
Ăn có mời, làm có khiến… Đối với việc cúng lễ cũng vậy. Đồ cúng lễ dù có thịnh soạn, trang trong nếu con cháu chỉ đặt lên bàn thờ, không mời thì tổ tiên ông bà ắt không phối hưởng. Bởi vậy trong buổi cúng, con cháu phải KHẤN. Người Việt vốn trọng nghi lễ, cho nên mỗi dịp cúng vái đều có văn khấn riêng.

Khấn là lời cầu khẩn lâm râm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.

Trước khi khấn, gia trưởng vái ba vái ; sau khi khấn xong, gia trưởng lễ (lạy) 4 lễ và vái thêm 3 vái – ta gọi là 4 lễ rưỡi (xem thêm chi tiết về “vái và Lạy” phần sau).

Trong lời khấn, gia trưởng sẽ nói rõ ngày, tháng, năm và lý do làm lễ (và cả các điều xin, nếu có). Phải mời các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác anh chị em vừa mới khuất.
Trước đây lời khấn thường do “thầy cúng” làm và dùng chữ Nho. Nhưng ngày nay việc dùng chữ Nho cho văn khấn rất hiếm. Dân gian thích dùng chữ Việt hơn, vì chữ Việt dễ viết và đọc, mạch lạc không bị hiểu lầm…

Văn khấn gia tiên ngày rằm, mùng 1 hàng tháng .
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

----------------------

Văn khấn lễ Thượng Thọ từ bao nhiêu tuổi và Ý nghĩa Lễ Mừng Thọ là gì?
Theo phong thủy học thì khi trong gia đình có người nào từ 70 tuổi trở lên thì con cháu đều làm lễ Thượng Thọ: làm cơm mời họ hàng, bố cáo làng xóm, lễ vật dâng tổ tiên cùng với đọc văn khấn lễ thượng thọ. Đây là nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam ta từ bao đời nay, với hàm ý ẩn chứa rất ý nghĩa về uống nước nhớ nguồn, làm con phải nhớ ơn sinh thành dưỡng dục. Tục lệ này rất là đáng được trân trọng, cần phải gìn giữ và phát hủy tập tục này.

1. Ý nghĩa Lễ Thượng Thọ là gì? Tại sao phải làm lễ Thượng Thọ.
Như đã nói ở trên thì đây là 1 nghi lễ cổ truyền của Việt Nam ta từ ngàn đời nay, vẫn được truyền đi truyền lại từ đời này qua đời khác. Với đạo nghĩa bên trong mà bất cứ người con nào cũng cần phải khắc tốt ghi tâm “Sông có cội nước có nguồn, con người có tổ có tông”. Nếu phận làm con mà không nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ, thì quả thật người con đó là người bất hiếu. Từ trong giáo lý Kinh Thánh thì được dậy hiếu kính, phụng dưỡng và nghe lời cha mẹ mình như là lời Chúa. Còn trong đạo Phật thì cũng dạy bảo làm con phải nhớ ơn sinh thành dưỡng dục, thảo hiếu và chăm sóc cha mẹ. Tóm lại chẳng phải từ trong các đạo đều dạy bảo con cái không bao giờ được quên ơn nghĩa 9 tháng 10 ngày sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Luôn luôn phải nhớ ơn và đền đáp công ơn bậc sinh thành. Vì thế việc tổ chức thượng thọ là không thể thiếu được. Tùy vào kinh tế gia đình để làm lớn hay làm nhỏ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn quý bạn cách sắm đồ lễ chuẩn bị trước khi đọc văn khấn yết cáo Tổ tiên (văn khấn lễ thượng thọ) trong lễ thượng thọ.

 

2. Cách sắm lễ để cúng gia tiên trước khi đọc văn khấn lễ thượng thọ:
- Ga chủ chuẩn bị mâm lễ gồm: Vàng mã, hương hoa, quả cùng mâm lễ mặn gồm gà xôi hoặc lễ tam sinh (lợn, bò, dê). Sau đó mang ra đình lễ Thần, được gọi là bái tạ Thần Hưu (với ý nghĩa cảm tạ các Thần đã phù hộ cho gia đình cho cha mẹ sống lâu để làm lễ thượng thọ).

3.Chia sẻ cách dâng lễ để chọn thời điểm đọc văn khấn lễ mừng thọ
- Lúc lễ, cha mẹ ăn mặc đẹp, ngồi trên ghế đặt chính giữa, con cháu tế tự lễ bái. Con cái dâng lễ, mỗi người dâng một chén rượu, mừng thọ, hoặc nâng một làn quả đào gọi là bàn đào chúc thọ.

- Con cháu lễ bái xong rồi tổ chức cỗ bàn ăn mừng, mời hàng xóm, khách khứa đến dự. Khách đem lễ vật đến mừng và chứng kiến sự hạnh phúc của cụ, sự hiếu thảo của con cháu. Họ hàng cũng có lời chúc mừng. Hai bên nhà có treo những câu đối, đại tự để mừng cụ. Có nhà còn mời ca nhi tới để ngâm thơ, ca hát.

- Trong lúc mọi người đông đủ, thưa vài câu chuyện thì gia chủ đứng lên xin phép mọi người đọc văn khấn yết cáo tổ tiên (trong lễ thượng thọ) hay còn gọi là văn tế yết cáo tổ tiên.

4. Văn khấn yết cáo tổ tiên (văn khấn lễ Thượng Thọ)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy chín phương Trời, mười phương phật, Chư Phật mười phương

Hôm nay ngày …. tháng …. năm .…

Tại (địa chỉ): …………………………….

Hậu duệ tôn là: ………… quỳ trước linh vị ….. (đọc linh vị của Thủy Tổ, Tiên Tổ được liệt thờ trong nhà thờ họ)

Kín cẩn lạy tâu rằng:

Cúi nghĩ: tuổi tác tự Trời Phật ban cho .

Hình hài nhờ Tổ Tiên mới có.

Nay:Toàn dân hớn hở đón xuân sang.

Tín chủ mừng vui làm lễ thọ.

Yết cáo chư vị Thần Linh.

Kính lạy miếu đường Tiên Tổ.

Xin rộng lòng nhân.

Nguyện vun trồng đức độ.

Mong Sao Ngày tháng mãi bền lâu.

Ước gốc cành thê củng cố.

Tưởng niệm công đức ngày xưa.

Gọi chút hương khói lễ nhỏ.

Ngẩng trông chứng giám tấc thành.

Cúi xin phù trì bảo hộ.

Mong Tiên linh khơi rộng mạch Trường sinh.

Cho hậu duệ leo lên thềm Thượng thọ.

Trên Thiên tào tăng niên kỷ lâu dài, như rùa hạc vô cương.

Dưới Hải ốc tươi phúc lộc dồi dào, như suối nguồn bất hủ..

Khấn đầu cúi lạy Thần linh, tiên tổ thượng hưởng!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Trên đây là văn khấn lễ thượng thọ (văn khấn lễ mừng thọ) và cách sắm lễ cổ truyền để tổ chức mừng Thượng Tho cho ông bà cha mẹ. Chú quý bạn làm buổi lễ an lành cho ông bà cha mẹ của mình. Tuy nhiên để chọn được ngày tốt để làm lễ mừng thọ thì mời quý bạn vào xem ngày hoàng đạo để chọn được ngày tốt làm lễ mừng Thọ, Thượng Thọ nhé!

-------------------------

Văn khấn khai trương cửa hàng giúp gia chủ làm ăn phát đạt .
Theo phong tục cổ truyền thì tất cả từ nhà hàng, công ty, nhà xưởng, cửa hàng… đều thuộc sự quản lý của các vị Thổ Thần. Tuy nhiên có nhiều bạn thắc mắc là văn khấn khai trương công ty, văn khấn khai trương xưởng, văn khấn khai trương quán, văn khấn khai trương buôn bán, văn khấn khai trương xe, văn khấn khai trương quán cafe là có khác nhau không, có điểm gì giống nhau. Như đã nói ở trên thì đất đai thuộc sự quản lý Thổ Địa, nên bất kể làm gì đặc biệt khi khai trương nhà hàng, khai trương cửa hàng công ty đều phải làm lễ cúng đọc văn khấn khai trương cửa hàng. Bởi vì cúng khai trương cửa hàng để là cầu lộc cho hoạt động kinh doanh cửa hàng luôn phát tài phát lộc, ăn nên làm ra. Chính vì thế làm lễ xin phép Thổ thần để được phù hộ là việc cực kỳ cần thiết. Bài viết này sẽ hướng dẫn quý bạn cách chuẩn bị lễ vật cúng khai trương quán ăn, nhà hàng cùng với bài văn khấn khai trương cửa hàng theo đúng nghi thức truyền thống cửa Việt Nam.

1. Sắm lễ cúng khai trương đơn giản trước khi đọc bài văn khấn khai trương cửa hàng
- Sắm lễ vật trong lễ khai trương cửa hàng bao gồm: Hương, hoa quả, phẩm oản, vàng mã, trầu cau, bánh kẹo,… và mâm lễ mặn: xôi, gà, cơm, canh,.. được trình bày đẹp mắt, đều đặn trên mâm. Sau khi dâng chén nước thắp nén hương lên, chủ cửa hàng thành tâm khấn cầu.


Văn Khấn Khai Trương Cửa Hàng .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Kính lạy: Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế chí đức tôn thần.

Các Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương

Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch,

Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.

Kính lạy các thần linh cai quản khu vực này.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….

Tín chủ con là:…………………………….

Ngụ tại:……………………………………….

Thành tâm sửa biện xôi, gà, hương, hoa, quả, lễ vật cúng đang bày ra trước án. Vì tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này là (phố, ngõ, đường…địa chỉ….)

Tên hiệu cửa hàng…(nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn tón chủ con là:…(tên người phụ trách cửa hàng, giám đốc công ty cùng toàn thể công ty).

Hôm nay chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yếu tôn thần dâng cúng Bách linh… cúi mong soi xét, ngày khai trương cửa hàng, khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt.

Chúng con xin kính mời Quan đương niên, Quan Đương cảnh, Quan thần linh, Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chú long mạch cùng tất cả thần linh cai quản ở khu vực này.

Cúi xin: thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân vật bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn thần thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ, vấn đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Lưu ý : Nếu ghi ra giấy, thì lúc đốt giấy vàng bạc hãy hóa luôn tờ giấy vái cúng chung với giấy vàng bạc.

------------------------

Chia sẻ bài văn khấn bồi hoàn địa mạch trong quá trình xây dựng nhà cửa .
Theo phong thủy và phong tục cổ truyền  thì bài văn khấn bồi hoàn địa mạch được dùng tới là khi long mạch các gia đình bị tổn thương. Do có sự tác động như đào đất, xây tường bờ rào, lấp ao, khơi rãnh… nói chung là có tác động đến long mạch nơi đó. Vì vậy các gia đình phải làm lễ cúng và đọc bài văn khấn bồi hoàn địa mạch để mong không bị gặp vận xui, tránh gặp tai họa cũng như điềm xấu. Bài viết này sẽ giúp quý bạn cách sắm đồ lễ và bài văn khấn bồi hoàn địa mạch đầy đủ nhất theo phong tục cổ truyền của Việt Nam.

1. Cách sắm lễ bồi hoàn địa mạch trước khi đọc văn khấn bồi hoàn địa mạch
- Để tránh được tai họa thì gia chủ chuẩn bị sắm lễ bồi hoàn địa mạch như sau: phải lấy nước ở ba con sông, hoà với năm loại đất linh để nặn Thần Quy (Thần Rùa), cho chỉ 5 màu vào thân Rùa. Sau đó, chọn các ngày Thiên Xá, Thiên Nguyên, Địa Nguyên, Cường Nhật, Trùng Mậu, Trùng Kỷ rồi tìm nơi đào đất tạo thành hố bày lễ hoa quả ứng với Ngũ Hành (5 màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen hoặc tím) cùng lễ mặn ứng với Ngũ Hành, hoa 5 màu, hương, vàng mã... cạnh hố khấn cầu theo bài văn khấn bồi hoàn địa mạch. Sau khi khấn xong, chờ cho tàn ba tuần hương, thì gia chủ dùng nước màu đỏ do tam giang thủy (nước của 3 con sông) nấu thành đem tưới xuống hố. Tiếp đến đặt Thần Rùa vừa nặn xuống hố. rồi dùng cát lấy ở bãi nước nơi ngã ba sông trộn với 5 thứ đỗ là: đỗ xanh, đỗ vàng, đỗ đỏ, đỗ trắng và đỗ đen lấp lên hố cho đầy.

 Văn khấn Bồi hoàn địa mạch .
 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức U minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát

Con kính lạy Đức Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc thánh đế, Nhị thập tứ khí phần quan, Địa mạch thần quan, Thanh Long Bạch Hổ, chư vị thổ thần cùng quyến thuộc.

Con kính lạy các ngài Kim Niên Đương cai Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng Tôn thần và các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:.................:.............:..............

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, xin bồi hoàn địa mạch. Tín chủ có lời thưa rằng:

Bởi vì trước đây . Do tinh mờ mịt .

Thức tính hồn mờ. Đào đất lấp ao.

Gây nên chấn động. Hoặc bởi khách quan.

Hoặc do chủ sự. Tổn thương Long Mạch.

Mạo phạm thần uy. Ảnh hưởng khí mạch.

Nay muốn cho phong thổ an hoà, gia đình chúng con mọi người được an bình, miễn trừ tai họa, nên tín chủ con trượng uy Đại Sỹ, nương đức Tôn thần, cung tạo bồi hoàn, nhương kỳ khẩn đảo thần công, nguyện xin bảo hộ, chứng minh sám hối, thụ hưởng đan thành.

Tín chủ chúng con xin thành tâm cúng dâng Ngài:

U minh Giáo chủ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Ngài Kiên Lao địa thần Bồ Tát, các Ngài Ngũ phương,

Ngũ đế, Hậu Thổ nguyên quân, Sơn nhạc Đế quân,

Đương phương Thổ địa, Thổ phủ Thần kỳ,

24 Khí Thần quan, 24 Long Mạch Thần quan,

24 Địa Mạch Thần quan, 24 Sơn Địa Mạch Thần quan, 24 Hướng Địa Mạch Thần quan,

Thanh long Bạch hổ, Thổ bá, Thổ hầu, Thổ mãnh, Thổ trọng Thần quan, Thổ phụ, Thổ mẫu, Thổ lương, Thổ gia Thần quan, Thổ tử, Thổ tôn, Thổ khảm, Thổ khôn Thần quan, Thổ kỳ Ngũ phương Bát quái và các Thần minh quyến thuộc, Kim niên Hành khiển Thái tuế chư đức Tôn thần, Đương cảnh Thành hoàng bản thổ Đại Vương và tất cả các vị Thần minh cai quản khu vực này, cúi xin thương xót tín chủ chúng con, nhận lời cầu thỉnh, chuẩn tâu sám tạ. giáng phó án tiền, hưởng lễ vật. Nguyện cho:

Phong thổ phì nhiêu .

Khí sung mạch vượng.

Thần an tiết thuận.

Nhân sự hưng long.

Sở cầu như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552