Có phải trì chú Đại Bi thường bị phần âm theo không?

  18/12/2020

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Có phải trì chú Đại Bi thường bị phần âm theo không?
Người Phật tử phát tâm trì tụng thần chú Đại bi, trước nhất vẫn phải cầu Thầy hướng dẫn, trợ duyên, khai đường mở lối cho Phật tử trì tụng thần chú đến khi thuần thục, chánh niệm, sẽ không bị thiên ma quấy nhiễu.

Hỏi: Thưa Sư, con được một người bạn hướng dẫn cho trì chú Đại Bi trong lúc con thấy bế tắc không lối thoát. Tuy nhiên, con đọc trên một diễn đàn thì con có thấy nói có một số người khi trì chú đại bi bị người âm theo và điều khiển một số hành động. Xin Sư cho con hỏi có phải thật thế không ạ và những trường hợp nào thì bị thế, khi bị thì xử lý thế nào ạ? Ngoài ra, con cũng nghe nói việc trì hay tụng kinh muốn được kết quả, thành tựu viên mãn phải có một vị thầy chú nguyện gia trì minh chứng. Vậy với những Phật tử bình thường như con có được trì chú không ạ và làm sao chúng con biết được kinh hay chú nào là thích hợp với mình. Con xin thành thật cảm ơn.

Đáp:


Trước đây trong vô lượng kiếp, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát được Thiên Quang Vương Tĩnh Trú Như-lai diễn pháp Ðại-bi Thần Chú cho nghe, lấy bàn tay sắc vàng xoa đầu, khiến Ngài, khi nghe xong liền chứng được quả vị Bồ-tát bậc Bát-địa. Ngài liền sanh tâm đại hoan hỷ rồi lập tức phát nguyện lớn như sau: “Nếu tôi có thể làm lợi ích hết thảy chúng sanh, thì xin cho tôi có ngay ngàn tay và ngàn mắt.” Phát nguyện xong, hốt nhiên trái đất chấn động, hào quang phát ra từ chư Phật mười phương chiếu sáng thân Ngài, rồi ngàn tay và ngàn mắt tức khắc trang nghiêm thân tướng của Ngài. Tay thì có thể nâng đỡ, mắt thì có khả năng chiếu soi. Ngàn tay và ngàn mắt tượng trưng cho vô số thần thông và trí huệ.

Ý nghĩa của đại bi: Căn cứ câu: “Bi năng bạt khổ,” bất cứ ai gặp phải mọi cảnh khổ nạn, nếu thành tâm tụng chú Ðại-bi đều có thể được bình an, chuyển hung thành cát. Ngài Quán Thế Âm bạch Phật rằng: “Nếu như chúng sanh trì tụng Ðại Bi chú mà không được mãn nguyện, thì xin thề không thành chánh giác, trừ phi nguyện ước của họ bất thiện hay không thành tâm trì tụng.”

Trì tụng Đại Bi chú không những được tự tại, mà các điều cầu mong còn được thành tựu; có thể tránh được khổ ách tai nạn và được vui sướng an lạc; vượt qua mọi hiểm nghèo, tới chỗ bình an vô sự. Làm sao có thể xa lìa khổ ách? Phải tụng Đại Bi chú. Làm sao thoát khỏi hiểm nghèo? Phải trì tụng Ðại Bi chú. Chớ có coi Đại Bi chú là tầm thường hay đơn giản. Quý Phật tử được nghe biết tên của thần chú lại còn được trì tụng thần chú với một lòng chí thành, thật là một cơ hội trăm ngàn vạn kiếp mới có một lần, rồi lại được thiện tri thức chỉ dẫn, cách thức đọc tụng, thọ trì, tu trì nữa. Lành thay cho quý Phật tử!

Nói về người ở cõi âm nhập xuất


Theo Sư thì người cõi âm là chúng sanh ở thế giới không hình bóng, người không phải người, không có mang thân, cũng là thân trung ấm, họ có những cuộc sống rất ngắn ngủi (trong một sát na), lúc nào cũng chờ đợi một hành trình đi theo nghiệp duyên mà tái sanh vào thế giới khác.

Theo giáo sư Minh Chi (Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.Hồ Chí minh) thì người cõi âm có nhân duyên tiền kiếp đặc biệt khiến cho có sự giao cảm giữa người sống ở cõi người với những người đã chết, nhưng hiện đang sống ở một cõi sống khác, cao cấp hơn cõi người. Vì là thuộc một cõi sống cao cấp hơn, có quyền năng hơn chúng ta rất nhiều, cho nên họ có thể đến với chúng ta nhưng chúng ta không thể đến với họ đuợc. Họ có thể bày cho chúng ta cách thức làm như thế nào để họ giao tiếp với chúng ta. Nhưng đây là những trường hợp rất đặc biệt, giữa hai bên phải có những ân tình sâu sắc.

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản thân từ ngữ, một chuyện tưởng tượng, hoang đường. Đạo Phật công nhận có cõi sống trung ấm, nhưng đó là một cõi sống tạm thời, trung gian. Thân trung ấm cũng là một loại thân vật chất, tuy rằng đó là loại vật chất đặc biệt mà con mắt thịt của cõi nguời không thể thấy được. Nhưng đã là thân vật chất thì không thể tồn tại lâu được, nó cũng phải biến đổi và hoại diệt.
Theo các ý tưởng như trên, chúng ta đã biết chúng sanh ở cõi âm, chỉ có sự chờ đợi tái sanh theo nghiệp duyên, không có việc tái sanh bằng cách dựa dẫm thâm nhập vào người khác. Người tụng chú Đại Bi mà bị người cõi âm dựa dẫm thâm nhập, là vì người đó phát tâm trì tụng mà không có Thầy hướng dẫn, không có phương pháp tu vững vàng nên không đạt chánh niệm, không nhất quán với thời tụng kinh chú Đại Bi, nên thiên ma quấy nhiễu trở thành loạn tâm loạn ý; hiện tượng này lâu ngày trở thành một thói quen, đến giờ tụng chú Đại Bi là có thiên ma quấy nhiễu, đối với người ít hiểu biết Phật pháp, người thế gian thì cho cho rằng người cõi âm hay "ơn trên, bề trên" xâm nhập, xưng Phật xưng trời với thế nhân là thế.

Lời khuyên cuối cùng: Hành giả tụng chú Đại Bi mà bị vướng mắc thiên ma quấy nhiễu (thiên ma lúc nào cũng tiên tri, tiên đoán, giả bộ giỏi hơn Phật) thì ngưng trì tụng chú Đại bi một thời gian cho đến khi nào không còn thiên ma quấy nhiễu thì tiếp tục trì tụng.

Người Phật tử phát tâm trì tụng thần chú Đại Bi, trước nhất vẫn phải cầu Thầy hướng dẫn, trợ duyên, khai đường mở lối cho Phật tử trì tụng thần chú đến khi thuần thục, chánh niệm, sẽ không bị thiên ma quấy nhiễu.

------------------------

Quan Âm của người Việt
Ở đất nước ta, Bồ-tát Quán Thế Âm trong kinh Pháp hoa đã được Việt hóa hoàn toàn thành Quan Âm của riêng người Việt, với hai thân pháp: “Quan Âm Thị Kính” và “Phật bà Chùa Hương”.

Thông điệp về lòng từ bi, thực hành điều thiện qua vở kịch nói "Quan Âm Diệu Thiện"

Hai thân pháp Quán Thế Âm người Việt này có chung đặc điểm: Hình ảnh Bồ-tát hóa thân đến cuộc đời và sống trong đời để hóa độ chúng sinh qua biểu tượng một bà mẹ, cùng ca ngợi đức hiếu và nhân.
 
 
Phật Bà của chữ Hiếu - Nhân
Ở truyện thơ Quan Âm Thị Kính, khắc họa một tiền kiếp của Quan Âm là chú tiểu Kính Tâm. Mặc dù bị Thị Mầu vu oan, nhưng tiểu Kính Tâm lại hết lòng nuôi con Thị Mầu, chu đáo tận tình như con đẻ. Bởi, Đức Phật dạy, người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sinh như là người mẹ thương yêu con của mình. Trải qua hai nỗi oan khuất, với “án giết chồng” và “án chửa hoang”, nhưng không chút oán hận mà xuất gia sống với lòng từ bi vô hạn. Khi chú tiểu Kính Tâm nhập cõi Niết-bàn, hiện nguyên vẹn thân nữ, Phật Tổ Như Lai đã hiện lên chứng cho bà trở thành Phật Quan Âm:

"Giữa trời một đóa tường vân

Đức Thế Tôn hiện toàn thân xuống đàn

Vần vần tỏ rạng tường loan

Tràng phan, bảo cái giao hoan âm thầm

Truyền cho nào tiểu Kính Tâm

Thị thăng làm Phật Quan Âm tức thì”.

(Trích truyện thơ Quan Âm Thị Kính)

Bà xuất gia tu đạo Phật, đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, giúp đời cứu người, chữ hiếu chữ nhân đều vẹn toàn. Hình ảnh Quan Âm Thị Kính xuất hiện phổ biến trong rất nhiều ngôi chùa ở miền Bắc, đó là những pho tượng “Quan Âm Tống Tử” - người phụ nữ bế đứa trẻ con:

"Nay bà Thị Kính hóa duyên

Nam-mô Phật độ vô biên hằng hà

Hóa thân được cả mẹ cha,

Kìa là bạn cũ, nọ là con thơ…”.

Hình ảnh cứu khổ cứu nạn của Quan Thế Âm Bồ tát

Trong chuyện dân gian Việt Nam, có truyện thơ “Nam Hải Quan Âm” được lưu truyền trong dân gian qua nhiều đời, ngày nay nhiều người thuộc, kể về một công chúa ở nước Hùng Lâm bên Ấn Độ nhưng lại sang tu ở núi Hương Tích của Việt Nam. Truyện mở đầu bằng những câu thơ:

“Chân như đạo Phật rất mầu

Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân

Hiếu là độ được đấng thân

Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài.

Thần thông nghìn mắt nghìn tay

Cũng trong một điểm linh đài mà ra

Rằng trong bể nước Nam ta

Chùa Hương có Đức Phật Bà Quan Âm”.

Truyện kể rằng, vào đời vua Diệu Trang Vương ở nước Hùng Lâm, vua không có con để kế vị ngai vàng, bèn đến một ngôi chùa làm lễ cầu tự. Lòng thành của nhà vua khiến Thiên Đế cảm động, cho ba linh hồn đầu thai làm con gái của Diệu Trang Vương. Hoàng hậu nước Hùng Lâm mang thai, sinh được ba người con gái, đặt tên là Diệu Thanh, Diệu Âm và Diệu Thiện. Thời gian qua đi, các công chúa dần lớn khôn.
 
Vì không có con trai nối ngôi nên nhà vua gả chồng cho các công chúa hy vọng kén được rể tốt để nhường ngôi báu. Hai người rể đều là những kẻ tham lam nên không xứng đáng để nhà vua nhường ngôi. Vua mong muốn công chúa thứ ba lấy được chồng có tài, có đức để nối ngôi, gìn giữ cơ nghiệp. Nhưng công chúa Diệu Thiện mặc dù vô cùng xinh đẹp, lại một mực cự tuyệt không muốn xuất giá mà muốn xuất gia đi tu. Công chúa tìm đến chùa Bạch Tước ở gần hoàng cung để tu hành. Vua biết chuyện, bèn đuổi hết các nhà sư ra khỏi chùa, rồi cho phóng hỏa đốt chùa Bạch Tước. Không muốn chùa bị cháy, công chúa cắt tay chảy máu và vung lên trời. Ngọc Hoàng thương cảm, liền biến những giọt máu đó thành mưa, dập tắt lửa.

Việc làm của nàng khiến nhà vua càng tức giận, sai quan quân đưa ra pháp trường xử chém. Ngọc Hoàng sai thần núi Hương Tích hóa thành mãnh hổ biến thành trận cuồng phong tối tăm, rồi lao ra cõng nàng công chúa chạy trên mây vượt ngàn dặm. Công chúa ngất đi, khi tỉnh dậy thấy một mình ở giữa chốn rừng xanh. Đang lúc ngỡ ngàng thì thấy một chàng trai tuấn tú đi đến chào hỏi tỏ tình. Công chúa cương quyết từ chối. Người nam nhi đó chính là Đức Phật Tổ Như Lai linh hiện để thử lòng dạ công chúa. Thấy sự kiên định của Diệu Thiện, Phật đưa cho công chúa một quả đào ăn đường và chỉ cho đường vào động Hương Tích tu hành:

"Đức Phật mới chỉ đường tu

Rằng có một chùa tại Hương Tích sơn

Gần bể Nam Việt thanh nhàn

Sang tu chốn ấy sẽ toan viên thành

Núi cao ngân ngất mịt mù

Âm thanh cảnh vắng bốn mùa cỏ cây

Trên thì năm sắc từng mây

Dưới thì bể nước trong vầy như gương

Cá chim chầu tại tĩnh đường

Hạc thường hiến quả, hươu thường dâng hoa".

Công chúa Diệu Thiện tu hành khổ hạnh ở động Hương Tích, nước Đại Việt sau chín năm thì đắc đạo, được chư Phật ấn chứng là Bồ-tát Quán Thế Âm, còn gọi là “Bà Chúa Ba”. Nghe tin cha mẹ và các chị bị yêu quái hãm hại, đất nước rối ren. Bà Chúa Ba vội trở về chữa bệnh cho cha. Bà đã tự chặt tay, khoét mắt cứu được nước Hưng Lâm qua cơn bệnh lửa cha mẹ và hai chị thoát khỏi tai ương, phổ độ cho cả gia đình bỏ tà tâm ác nghiệp, bỏ lòng tham quyền lực, tâm hoàn lương thiện.

Sau khi vua cha khỏi bệnh, bà quay lại động Hương Tích để tu hành. Đất nước Hưng Lâm trở lại thái bình, nhà vua đã dò hỏi và dẫn cả gia đình tới động Hương Tích để cảm tạ, lúc đó mới nhận ra người chữa bệnh cho mình chính là công chúa thứ ba. Cả nhà khi nhìn thấy Bà Chúa Ba bị mất cả tay và mắt thì rất đau lòng. Nhà vua thức tỉnh và mong được xuất gia tu hành để chuộc lại lỗi lầm. Thấy tấm lòng thành của cả gia đình, Ngọc Hoàng hóa phép cho bà được trở lại lành lặn như xưa. Chúa Ba được Ngọc Hoàng sắc phong là: Đại từ, Đại bi, Cứu khổ, Cứu nạn, Nam-mô Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ-tát, giao làm chủ đạo tràng Hương Tích Sơn. Đến nay, dân gian còn lưu truyền câu thơ:

“Rằng trong bể nước Nam ta

Chùa Hương có Đức Phật Bà Quan Âm”.

Truyện Quan Âm Nam Hải cũng như truyện Quan Âm Thị Kính đều có nội  dung ca ngợi chữ hiếu và chữ nhân. Con cái báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính, sống có giới - định - tuệ. Nhân là độ thoát tất cả mọi loài, mọi chúng sanh, hướng dẫn tất cả mọi chúng sanh thoát khỏi vòng tội lỗi và mê lầm đến với giới hạnh và trí tuệ.

Tượng Bồ tát Quan Thế Âm Avalokitesvara huyền bí

Độc đáo tượng Quan Âm ở chùa Hương
Chuyện Phật Bà chùa Hương đã nhắc nhở mọi người lấy tâm đức, hiếu nghĩa làm trọng, lấy sự hy sinh quên mình đem lại hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Ngày nay, chùa Hương đã trở thành một sơn môn lớn quy tụ một hệ thống 18 các đền chùa hang động nằm ở 4 thôn của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Hình ảnh Bồ-tát Quan Âm hiện hữu khắp các địa danh của Thánh tích chùa Hương, với vô vàn các tôn tượng Quan Âm ở nhiều hình tướng: Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm Tống Tử, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Chuẩn Đề, Quan Âm Thập Nhất Diện, Diệu Thanh, Diệu Âm...  Trong khu vực thắng tích này, có một nơi hiện giờ vẫn lưu truyền thờ phụng gia đình Bà Chúa Ba đó là động chùa Tiên Sơn - chùa Hương. Đặc biệt là tại động Hương Tích, nơi đây hiện tôn trí pho tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tọa sơn vô cùng giá trị.


Trong quần thể Hương Sơn, động Hương Tích là danh thắng nổi  tiếng nhất  với vẻ đẹp lộng lẫy kỳ vĩ chốn bồng lai tiên cảnh. Động được phát hiện vào thế kỷ XVI, đưa vào thờ Phật năm 1868. Cửa động bằng đá xanh đục từng phiến ghép từng viên gợi lên vẻ thâm nghiêm linh địa như hàm rồng khổng lồ, rộng và sâu hun hút.

Ngay cửa động nhìn lên vách trái có bút tích của Tĩnh vương Trịnh Sâm viết năm Canh Dần (1770) khi đi tuần thú Hương Sơn, với những chữ: “Nam thiên đệ nhất động”. Động Hương Tích như một cái hàm rồng rộng lớn, thênh thang, bên dưới, bên trên, bên phải, bên trái, đều cân đối nhau chằn chặn. Hòn thạch nhũ có tên là Đụn gạo, nằm ở chính giữa, gần lối cửa vào, giống như lưỡi trong miệng rồng. Trong lòng động, nhũ đá trên trần và cả nhũ đá mọc lên từ sàn động đều rất giống với sự vật hiện thực, tưởng như người xưa đã đem những thứ đó vào đây để thưởng ngoạn và cất giữ cho muôn đời con cháu. Đó là lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, trái bưởi, cây vàng, khánh đá, cà sa nhũ Phật…Lại còn có cả dòng sữa mẹ ngày đêm tí tách rơi nhỏ giọt, tặng người vãn cảnh: “Cảnh chùa cách một bước chân/ Trong mưa ngoài tạnh như ngăn nửa trời”.

Ý nghĩa cành Dương liễu và Tịnh bình của Quan Thế Âm Bồ Tát

Tòa Tam bảo trong động bày hệ thống tượng Phật như các ngôi chùa truyền thống Việt Nam. Mỗi pho tượng là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật độc đáo với chất liệu gỗ quý. Ở chính giữa tọa lạc pho tượng Đức Phật Bà Quan Thế Âm Bồ-tát, chất liệu bằng đá xanh. Tượng do võ quan Nguyễn Huy Nhật cho tạc vào thời Tây Sơn, năm Cảnh Thịnh thứ hai (1793) để cúng dàng. Thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì Quần thể chùa Hương cho biết, đây là một trong 32 hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm. Tượng có dáng người thon, mặt trái xoan-kim diện mãn nguyệt, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Tỳ-lư, sau lưng có hai lọn tóc buông xuống, y áo được tạo hình mềm mại sống động. Tòa ngồi là một bệ đá ma nhai. Chân trái đặt lên đóa sen nở, chân phải co lên, tư thế hai chân ngồi dáng ung dung tự tại. Tay phải cầm viên ngọc Như ý. Dưới chân là bông hoa sen, lá sen tỏa ra mềm mại như có gió lay động. Theo giới mỹ thuật nhận định: Đây là pho tượng bảo thạch thuần Việt, Bồ-tát tướng quý nhân hiếm thấy tại các Thánh tích Phật giáo nước ta. Pho tượng đẹp về phong cách mỹ thuật Phật giáo; thiêng thiêng mầu nhiệm nhất tại các động cổ Việt Nam.

Động Hương Tích là nơi trác tích tu hành của Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện, đã tạo nên niềm tin tưởng trong lòng người dân Việt Nam. Người ta tin rằng, nơi đâu chúng sinh mắc nạn, Bồ-tát Quan Âm Diệu Thiện ở chùa Hương cũng nhìn thấy, vươn tay ra để cứu độ. Cả triệu người hành hương về Hương Tích mỗi năm chính là minh chứng cho niềm tin ấy.

Nguồn: Giác Ngộ

---------------------

Phật tử tại gia có nên bắt ấn khi trì chú Đại Bi hay không?
Phật tử tại gia, khi tụng chú Đại bi tuỳ theo duyên hạnh mà kiết ấn bất cứ thần chú nào cũng được, vẫn có giá trị và kết quả, miễn sao quý vị giữ vững chánh niệm, “thân Mật, khẩu Mật, ý Mật” dung thông tương tác.

Có được ngồi trước bàn thờ ông bà trì chú Đại Bi không?

Vấn: Con may mắn thỉnh được cuốn kinh Chú Mãn Nguyện Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, trong đó có nói về công năng và thần lực khi trì chú Đại bi và chú Om Ma Ni Pad Mé Hum (108 biến). Trong đó có chỉ cả cách bắt ấn theo những cánh tay Thiên Thủ Thiên Nhãn của chú Đại bi tâm rồi tùy theo sở nguyện của mình mà có các cách bắt ấn khác nhau. Xin Sư cho con biết liệu một người ngoài đời thường như con có thể bắt ấn và trì chú theo hình các cánh tay đó đó, liệu có đủ lực để thực hành? Và cả về việc những cánh tay đó mang hình cầm trượng, cầm kinh, cầm cung,... khi con bắt ấn thì con chỉ để tay theo hình như vậy thôi hay thế nào? Kính mong Sư từ bi chỉ dạy.

“Thần chú Đại bi” là Phật ngữ viết tắt, nguyên ngữ là thần chú Mãn Nguyện Đại Bi Tâm Đà Ra Ni.
“Thần chú Đại bi” là Phật ngữ viết tắt, nguyên ngữ là thần chú Mãn Nguyện Đại Bi Tâm Đà Ra Ni.
Đáp: Ngày nay người Phật tử tiến bộ thường phát tâm thực tập tu hành, mỗi người gieo duyên với một môn tu, có người tu Thiền, có người tu Tịnh, có người tu Luật, có người tu Mật. Tu môn nào cũng thành tựu như ý nguyện tiến đến giải thoát, giải thoát sanh tử luân hồi, đạt đạo cứu cánh viên mãn. Tuy nhiên trong pháp giáo Tịnh độ tông, chư Đại sư xưa cũng thường phổ cập các môn tu Thiền, Luật, Mật kết hợp với thuần Tịnh mà tu tập cũng không có gì trở ngại.

Người tu Tịnh độ niệm Phật là có duyên với hạnh lợi tha, nghĩa là người có tâm cầu tiến tu hành thì được Phật A Di Đà trợ lực tiếp dẫn khiến cho bất thối chuyển; trong giới tu Mật tông cũng nương trợ lực của Kim Quang Phật mà tiến tu làm cho thân mật, khẩu mật và ý mật đồng nhất, rồi hóa sanh vào thế giới Đại Nhựt Như Lai.

Niệm hóa sanh chuyển kiếp từ khổ đau đến an lạc là hạnh của người tu Mật, tuy nhiên Phật tử Việt Nam trong cũng như ngoài nước ngày nay có lúc tu thiền, tu tịnh tuy không nói tu mật những cũng gia hạnh niệm chú lực Đại bi để đón nhận đại lực Quán Thế Âm gia hộ thân được tai qua nạn khỏi tật bệnh tiêu trừ, tâm không bị ác thần xâm hại, lâm chung vĩnh ly ác đạo A Tỳ địa ngục.

Nghi thức trì tụng chú Đại Bi

Danh hiệu thần chú
“Thần chú Đại bi” là Phật ngữ viết tắt, nguyên ngữ là thần chú Mãn Nguyện Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, hay đọc là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni hay Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Thần Chú hoặc Phật ngữ Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, hay từ ngữ Phật học Đại Bi Tâm Đà La Ni, thần chú nói về công đức nội lực gia trì của Bồ tát Quán Thế Âm đối với tất cả chúng sanh trong đó có con người chúng ta, nhất là Phật tử phát tâm hành trì tinh tiến.

Hình ảnh Thiên thủ Thiên nhãn
Nói đến thần chú Đại bi người Phật tử nghĩ đến hình ảnh thiên thủ thiên nhãn, mỗi đôi tay đều kiết ấn thủ hộ và đôi mắt. Nay xin nói về xuất xứ hình ảnh thiên thủ thiên nhãn.

Trong kinh Viên Mãn Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, đức Phật bảo Tổng Trì Vương Bồ tát: “Thiện nam tử! Các ông nên biết trong pháp hội này, có vị Bồ Tát Ma Ha Tát, tên là Quán Thế Âm Tự Tại, từ vô lượng kiếp đến nay đã thành tựu tâm đại từ bi, lại khéo tu tập vô lượng Đà la ni môn. Vị Bồ tát ấy vì muốn làm cho chúng sanh được lợi ích an vui, nên mới mật phóng sức thần thông như thế’.

Đức Như Lai vừa nói lời ấy xong, Quán Thế Âm Bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục nghiêm chỉnh, chắp tay hướng về Phật mà thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn, tôi có chú Đại bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bịnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa”.

Đức Phật bảo: “Thiện nam tử! Ông có tâm đại từ bi, muốn nói thần chú để làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh. Hôm nay chính là lúc hợp thời, vậy ông nên mau nói ra, Như Lai tùy hỉ chư Phật cũng thế”.

Quán Thế Âm Bồ tát lại bạch Phật: “Bạch đức Thế tôn! Tôi nhớ vô lượng ức kiếp về trước, có Phật ra đời, hiệu là Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai, đức Phật ấy vì thương nghĩ đến tôi và tất cả chúng sanh nên nói ra môn Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, ngài lại dùng tay sắc vàng xoa nơi đầu tôi mà bảo: “Thiện nam tử! Ông nên thọ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi nước ở đời vị lai mà làm cho họ được sự an vui lớn”.

Lúc đó tôi mới ở ngôi Sơ địa, vừa nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ Bát địa. Bấy giờ tôi rất vui mừng, liền phát thệ rằng:

Nếu trong đời vị lai, tôi có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân tôi liền sanh ra ngàn tay ngàn mắt.

Khi tôi phát thệ rồi, thì ngàn tay ngàn mắt đều hiện đủ nơi thân. Lúc ấy, cõi đất 10 phương rung động 6 cách, ngàn đức Phật trong 10 phương đều phóng ánh quang minh soi đến thân tôi, và chiếu sáng 10 phương vô biên thế giới. Từ đó về sau, tôi ở trong vô lượng pháp hội của vô lượng chư Phật, lại được nghe và thọ trì môn đà ra ni này. Mỗi lần nghe xong, tôi khôn xiết vui mừng, liền được vượt qua sự sanh tử vi tế trong vô số ức kiếp. Và từ ấy đến nay, tôi vẫn hằng trì tụng chú này, chưa từng quên bỏ. Do sức trì tụng ấy, tùy theo chỗ sanh, tôi không còn chịu thân bào thai, được hóa sanh nơi hoa sen, thường gặp Phật nghe pháp. Nếu có vị Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di hay đồng nam, đồng nữ nào muốn tụng trì chú này, trước tiên phải phát tâm từ bi đối với chúng sanh, và sau đây y theo tôi mà phát nguyện:

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau biết tất cả pháp.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được mắt trí huệ.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau độ các chúng sanh,

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được phương tiện khéo.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau lên thuyền bát nhã.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được qua biển khổ,

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau được đạo giới định.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm lên non Niết bàn.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau về nhà vô vi.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.

Nếu con hướng về nơi non đao,

Non đao tức thời liền sụp đổ.

Nếu con hướng về lửa, nước sôi,

Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.

Nếu con hướng về cõi địa ngục,

Địa ngục liền mau tự tiêu diệt,

Nếu con hướng về loài ngạ quỷ.
Ngạ quỷ liền được tự no đủ,

Nếu con hướng về chúng Tu la,

Tu la tâm ác tự điều phục,

Nếu con hướng về các súc sanh,

Súc sanh tự được trí huệ lớn.

Khi phát lời nguyện ấy xong, chí tâm xưng danh hiệu của tôi, lại chuyên niệm danh hiệu bổn sư tôi là đức A Di Đà Như Lai, kế đó tiếp tụng đà ra ni thần chú này. Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong ngàn muôn ức kiếp sanh tử.

Khi trì tụng thần Chú Đại Bi với tất cả tâm thành, bất cứ một ai chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu...
Khi trì tụng thần Chú Đại Bi với tất cả tâm thành, bất cứ một ai chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu...
Lực dụng trì chú Đại bi
Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), toàn bài chú này có 84 câu, mỗi câu là hiện thân hình ảnh 84 vị Phật, Bồ tát, Thinh văn, Thánh chúng, thiên đại tướng quân thần... người trì tụng thần chú Đại bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.

- Được 15 điều lành:

1. Sinh ra thường được gặp vua hiền,

2. Thường sinh vào nước an ổn,

3. Thường gặp vận may,

4. Thường gặp được bạn tốt,

5. Sáu căn đầy đủ,

6. Tâm đạo thuần thục,

7. Không phạm giới cấm,

8. Bà con hòa thuận thương yêu,

9. Của cải thức ăn thường được sung túc,

10. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ,

11. Có của báu không bị cướp đoạt,

12. Cầu gì điều được toại ý,

13. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ,

14. Được gặp Phật nghe pháp,

15. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.

- Không bị 15 thứ hoạnh tử:

1. Chết vì đói khát khốn khổ,

2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập,

3. Chết vì oan gia báo thù,

4. Chết vì chiến trận,

5. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại,

6.Chết vì rắn độc, bò cạp,

7. Chết trôi, chết cháy,

8. Chết vì bị thuốc độc,

9. Chết vì trùng độc làm hại,

10. Chết vì điên loạn mất trí,

11. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm,

12. Chết vì người ác trù ếm,

13. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại,

14. Chết vì bệnh nặng bức bách,

15. Chết vì tự tử.

Từng bước thực hành thần chú Đại Bi

Ngoài ra, theo kinh Thiên Nhãn Thiên Tí Quán Thế Âm Bồ tát Đà La Ni Thần Chú (quyển thượng), trì tụng chú này 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh.

Phật tử tại gia, khi tụng chú Đại bi tuỳ theo duyên hạnh mà kiết ấn bất cứ thần chú nào cũng được, vẫn có giá trị và kết quả, miễn sao quý vị giữ vững chánh niệm, “thân Mật, khẩu Mật, ý Mật” dung thông tương tác. Tuy nhiên trong lúc trì tụng phải phát nguyện, nhập thất 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày hay 100 ngày, ở trong thất mới có phương tiện đủ lực cho các vị học pháp kiết các loại ấn.

Cách tu hành hôm nay, việc nhập thất, trừ các nhà sư Mật tông, riêng đối với Phật tử rất ít và không còn tu theo quy cách nhập thất nữa. Phật tử gia duyên bận buộc làm sao rảnh tâm rảnh tay mà kiết ấn tụng thần chú cho có lực và hiệu quả hiển linh. Có chăng là làm theo các đại sư hướng dẫn, tu theo hình thức tay cầm báu vật tích trượng, quyển kinh, cung kiếm... kiết ấn sơ sơ vậy thôi, mới đầu thì hiệu quả tinh tấn, lâu ngày bỏ cuộc hết linh thiêng. Thôi thì hiệp chưởng tụng thần chú là quý báu, có khi còn hiệu quả hơn đôi tay cầm báu vật kiết ấn.

----------------------

Quan niệm về thế giới địa ngục
Thế giới địa ngục là nơi để đối trị tánh tội của chúng sanh, tướng tội là những tội lỗi do lời nói và hành động gây tạo, còn gọi là tội lỗi của thân nghiệp và khẩu nghiệp; riêng tánh tội là những tội lỗi do tâm ý chủ mưu xúi dục, còn gọi là tội lỗi của ý nghiệp

Xem xét và nghiệm qua các Kinh Luận
Các Kinh Luận đại khái như, Kinh Địa Tạng, Kinh Vu Lan Bồn, Kinh Trường Bộ, Luận Thuận Chánh Lý... Muốn xét nghiệm những Kinh Luận này, trước hết chúng ta phải duyệt qua quá trình lịch sử của thời đại; thời đại thứ nhất, kể từ thời kỳ Đức Phật Thích Ca ra đời trở về trước được gọi là thời đại thần thông độc tôn, thời đại thứ hai, kể từ thời kỳ vào khoảng 2000 năm sau Phật nhập diệt là thời đại võ lâm độc tôn, thời đại thứ ba là thời kỳ hiện đại được gọi là thời đại khoa học độc tôn.

Chúng ta đang ở thờ đại khoa học độc tôn, nếu nhìn lại trở về trước vào thời đại thần thông và võ lâm độc tôn thì chỉ nhìn vào với đôi mắt huyền thoại, nhưng không nhìn vào với đôi mắt thực tế. Điển hình như gần đây hơn, vào năm 1963, đối với sự kiện: Trái Tim Bất Diệt của Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn ở miền nam Việt Nam, các vị sanh sau năm 1975 đều cho đó là huyền thoại, không kiểm chứng được, nhưng còn những người sống vào thời kỳ đó, đã chứng kiến sự kiện đây đều xác nhận cho là thực tại; sự kiện Trái Tim Bất Diệt nếu là huyền thoại thì chính phủ Hoa Kỳ không bỏ rơi chánh phủ Ngô Đình Diệm. Còn thời đại võ lâm độc tôn là thời đại người học võ phải thực hiện ba giai đoạn là đánh nhanh, nhảy cao và phi hành. Ba giai đoạn này của võ lâm, người học võ ai cũng đều biết, ở đây không cần bàn kỹ, vì nó không phải là chủ đề chính trong đề tài muốn nói. Chủ đề chính trong đề tài là những dữ kiện để chứng minh có thế giới địa ngục hay không có. Để làm sáng tỏ thế giới địa ngục, chúng ta phải khảo sát qua những dữ kiện thần thông.

Thế giới địa ngục là nơi để đối trị tánh tội của chúng sanh, tướng tội là những tội lỗi do lời nói và hành động gây tạo.
Thế giới địa ngục là nơi để đối trị tánh tội của chúng sanh, tướng tội là những tội lỗi do lời nói và hành động gây tạo.
Ác nghiệp và những cảnh giới địa ngục sẽ trải qua

Sự kiện thứ nhất là thời kỳ Đức Phật Thích Ca ra đời vào thời đại thần thông độc tôn; theo sử liệu, người nào không có thần thông là người đó không có khả năng lãnh đạo, như bên Bà La Môn Giáo, hai vị lãnh tụ hai giáo phái là A La Lam (Alàrà-Kàlama) và Uất Đa Ma Tử (Uddaka-Ràmaputta), hai vị này đều chứng Ngũ Thông; còn bên Phật Giáo được kể đến nhiều nhất là hai vị Xá Lợi Phất (Sariputta) và Mục Kiền Liên (Moggallàna), hai vị này trước khi theo Phật Giáo là hai lãnh tụ thuộc hai giáo phái đạo thờ thần lửa, dưới trướng của hai vị này mỗi vị gồm có 500 đệ tử, hai vị này cũng đều chứng Ngũ Thông.

Ngũ Thông gồm có: Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Thần Túc Thông, Túc Mạng Thông và Tha Tâm Thông, riêng Đức Phật Thích Ca chỉ hơn họ một thông là Lậu Tận Thông, ở đây chỉ nói đến dữ kiện mà không cần phải giải nghĩa. Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật Thích Ca muốn độ ông em một cha khác mẹ là Nan Đà, vì ông này đam mê vợ quá mức, đầu tiên Phật dùng Thần Thông Lậu Tận dẫn ông lên Trời Đao Lợi vừa thăm mẹ là Hoàng Hậu Ma Da (Maya), vừa cho ông thấy mấycô tiên nữ ở đây đẹp hơn vợ của ông, kế đến Phật dẫn ông xuống cõi địa ngục để chứng kiến cảnh hành hạ của người dân ở dưới, sau khi thấy hai cảnh tượng này, ông Nan Đà mới chịu xuất gia theo Phật.

Sự kiện thứ hai là Đức Phật dùng thần thông để độ ông bà vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) nước Ma Kiệt Đà (Magadha) ở trong ngục; sự kiện này như thế nào, Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài muốn chọn một nơi an toàn nhất để làm trung tâm phát huy tư tưởng của mình, ai cũng đều biết tư tưởng của ngài là đả phá giai cấp và nô lệ, Ngài được vua Tần Bà Sa La, nước Ma Kiệt Đà hết mình ủng hộ, Đức Phật chọn Tịnh Xá Trúc Lâm làm trung tâm phát huy tư tưởng của Ngài và được hai ông bà vua Tần Bà Sa La đứng ra bảo trợ, cho nên trong thời gian Đức Phật trụ tại nước này rất bình an không bị ai đến đánh phá chống đối; Thái tử A Xà Thế (Ajàtasattu) con của Vua Tần Bà Sa La, khi lớn lên liền cướp ngôi của vua cha và bắt hai ông bà bỏ tù cho chết đói, trong khi đó, Đức Phật Thích Ca nghĩ tình công ơn của vua bảo trợ trong thời gian Ngài trụ ở nước Ma Kiệt Đà, Đức Phật liền phái đức Mục Kiền Liên lén bay vào trong ngục không cho ai biết để hướng dẫn ông bà niệm Phật A Di Đà tu gieo duyên, đồng thời Đức Phật sử dụng Thần Thông Lậu Tận dùng hào quang thâu nhỏ lại thế giới Cực Lạc và Phật A Di Đà đang thuyết pháp đem hiện rõ trong ngục để hai ông bà đặt trọn niềm tin hướng về tu tập.


Địa ngục có hay không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục?

Hơn nữa, đây còn là một sự kiện đặc biệt chuyển biến lạ, bà hoàng hậu Vi Đề Hy (Videhi), mẹ của thái tử A Xà Thế, được con nghịch tử thả ra, lẽ dĩ nhiên vua Tần Bà Sa La nhất định phải chết trong ngục. Khi bà hoàng hậu Vi Đề Hy được thả tự do, bà liền đến yết kiến Đức Phật Thích Ca cầu xin Phật trình bày rõ về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà đang làm giáo chủ, Đức Phật liền giảng Kinh Tiểu Bổn A Di Đà để cho bà và đại chúng cùng nghe, tiếp theo ở các đạo tràng khác, Đức Phật cũng giảng Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, cùng các kinh quan hệ với Tịnh Độ cho bà và đại chúng cùng nghe.Từ đó tư tưởng Tịnh Độ được nằm trong kho tàng Kinh Tạng của Phật Giáo.

Sau khi Đức Phật giảng kinh A Di Đà xong, bà hoàng hậu Vi Đề Hy căn cứ theo tinh thần của Kinh A Di Đà đứng ra vận động thành lập phong trào tu tịnh độ niệm Phật A Di Đà do bà lãnh đạo qua sự bảo trợ của Đức Phật Thích Ca, phong trào này được rất đông dân chún hưởng ứng tham dự, trong đó bao gồm cả giai cấp Phệ Xá, Thủ Đà La và nô lệ, vì phong trào lớn mạnh quá đông, để có tổ chức, bà hoàng hậu Vi Đề Hy ra lệnh tất cả các thành viên trong tổ chức phải mặc y màu trắng để biểu tượng, cũng như các vị tỳ kheo xuất gia đều mặc y màu vàng để biểu tượng; y màu trắng của tổ chức là bà hoàng hậu Vi Đề Hy căn cứ theo ý nghĩa câu chuyện của bà hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy Bồ Tát Hộ Minh cưỡi con voi trắng sáu ngà từ trên trời bay xuống khai hông bên hữu của bà chun vào, và từ đó bà hoàng hậu Ma Da sanh ra thái tử Tất Đạt Đa, câu chuyện màu trắng ở đây của con voi trắng sáu ngà là tượng trưng cho thanh tịnh và giải thoát của Bồ Tát, còn y màu trắng của bà hoàng hậu Vi Đề Hy chủ trương là tượng trưng cho sự trong sạch và giải thoát nô lệ. Phong trào này về sau được Đức Phật chuyển thành phong trào Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di nhằm để hộ trì Phật Pháp. Có thể khẳng định tông phái Tịnh Độ không phải có từ Trung Hoa do ngài Tuệ Viễn chủ trương mà tông phái này đã có từ Ấn Độ vào thời kỳ Đức Phật Thích Ca còn tại thế do bà hoàng hậu Vi Đề Hy lãnh đạo.

Sự kiện thứ ba là Đức Phật sử dụng thần thông tạo dựng năm đàn Lăng Nghiêm để hỗ trợ và sai Bồ Tát Văn Thù đem chú Lăng Nghiêm đến hoá giải thần chú Ta Tỳ La Phạm Thiên của dâm nữ Ma Đăng Già để cứu ông A Nan; từ câu chuyện dâm nữ Ma Đăng Già đó mới có Kinh Lăng Nghiêm nằm trong kho tàng Kinh Tạng của Phật Giáo.


Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Nhìn qua ba sự kiện của Đức Phật Thích Ca sử dụng Thần Thông để hoá độ chúng sanh trong thời đó cũng đủ chứng minh Đức Phật đã chứng Thần Thông, nhưng vì Đức Phật không cho các đệ tử sử dụng thần thông để truyền giáo (điều này được thấy trong truyện Tăng Đồ Nhà Phật), cho nên cũng từ đó kỷ năng đào luyện thần thông đã mất chân truyền trong dân gian và đã chìm sâu quên lãng lâu đời trong xã hội. Nhờ chứng đắc thần thông, Đức Phật đã sử dụng kỷ thuật truyền giáo vô cùng độc đáo ở chỗ là Ngài sử dụng mà không ai biết. Đức Phật sử dụng kỷ thuật thuyết pháp có hai cách: Đạo Tràng Thuyết Pháp và Thiền Định Thuyết Pháp.

Đạo Tràng Thuyết Pháp là Đức Phật thuyết pháp nơi đạo tràng bằng tiếng Ấn Độ gồm có hội chúng khoảng 1250 đệ tử và các vua chúa, các quần thần, các dân chúng đều tham dự; đồng thời ngài cũng dùngThiền Định Thuyết Pháp và sử dụng Thần Thông Lậu Tận để chuyển ngữ cho các cõi khác đều cùng nghe. Thí dụ như chúng ta thuyết pháp tại chùa cho các Phật tử của chùa nghe, đó gọi là Đạo Tràng Thuyết Pháp, đồng thời chúng ta cũng dùng Online để phổ biến cho người Việt Nam khắp nơi trên thế giới đều cùng được nghe, đó thí dụ là Thiền Định Thuyết Pháp; Điều đặc biệt hơn, Đức Phật chẳng những dùng thiền định thuyết pháp mà còn sử dụng Thần Thông Lậu Tận để chuyển ngữ, thí dụ như nơi Trung Tâm Liên Hiệp Quốc, các quốc gia trên thế giới đến tham dự, trong đó có mặt người Việt Nam, người Việt Nam phát biểu bằng tiếng Việt Nam, nhưng người các quốc gia khác đều nghe được qua tiếng của họ, đấy thí dụ là chuyển ngữ bằng Thần Thông Lậu Tận. Vấn đề này được thấy nơi Phẩm Đại Hội số 19 trong Trường Bộ Kinh.

Lĩnh vực thế giới địa ngục
Muốn rõ thế giới địa ngục như thế nào, chúng ta phải đọc lại Kinh Địa Tạng. Kinh Địa Tạng là kinh điển nhằm diễn tả toàn bộ thế giới địa ngục, đồng thời giới thiệu Bồ Tát Địa Tạng, người làm giáo chủ cõi U Minh mà tất cả Phật tử ai cũng đều biết nội dung của Kinh Địa Tạng này. Ngoài ra còn có Kinh Vu Lan cũng nói về thế giới địa ngục là nơi mà ngài Mục Kiền Liên xuống nơi đó để cứu mẹ. Ở đây chúng ta chỉ cần tìm hiểu về xuất xứ của bộ kinh này và xác nhận bộ kinh này chính là của Đức Phật Thích Ca thuyết pháp thì từ đó chúng ta mới tin tưởng thế giới địa ngục là có thật.


Giúp người tái duyên có bị đọa địa ngục?

Qua những dữ kiện vừa trình bày ở trên chứng tỏ Đức Phật Thích Ca là người đã chứng Thần Thông và cũng là người thường sử dụng hai cách thuyết pháp: thiền định và đạo tràng. Thế giới Đao Lợi là một trong những thế giới trong nội tâm A Lại Da và Đức Phật Thích Ca xuất thần lên thế giới đó bằng Đại Định Kiên Cố mà người đời thường gọi là xuất hồn, Ngài bay lên đó trong ba tháng để thuyết kinh Địa Tạng cho mẹ và các vua trời cùng nghe; trường hợp này cũng giống như chúng ta ngủ mê một giấc mơ dài thấy mình bay về Việt Nam thăm bà con (xuất hồn) và cùng họ đi tham quan các nơi, các cảnh đâyđã có đầy đủ trong nội tâm A Lại Da của chúng ta, chúng ta khi thức giấc (tỉnh giấc) vẫn nhớ lại rành mạch không thiếu sót; hiện tượng này cũng giống như Đức Phật Thích Ca sau khi ngài giảng Kinh Địa Tạng xong, trở về thế giới thực tại nơi Ấn Độ, ngài giảng lại cho các đệ tử trong đạo tràng cùng nghe và đại chúng ghi lại những điều Đức Phật giảng trên Cung Trời Đao Lợi, về sau được kết thành bộ kinh gọi là Kinh Địa Tạng và cũng được nằm trong danh bộ Tạng Kinh. Sự kiện trên thực sự cũng đủ chứng minh là có thế giới địa ngục và cũng nói lên được là có Bồ Tát Địa Tạng đang làm giáo chủ cõi U Minh, cũng giống như Đức Phật A Di Đà hiện đang làm giáo chủ nơi thế giới Cực Lạc phương Tây.


Tìm hiểu thế giới địa ngục qua những lăng kính khác
Cổ đức thường nói "Dương gian âm phủ đồng nhất lý", nghĩa là cõi dương và cõi âm, nguyên lý đều giống nhau (đồng nhất). Dương gian là chỉ cho thế gian cõi dương (thế gian chịu ảnh hưởng mặt trời) và âm phủ là chỉ cho thế giới cõi âm (thế giới không chịu ảnh hưởng mặt trăng). Theo Duy Thức Học, thế giới cõi dương là chỉ cho thế giới ngoại cảnh (cảnh giới hiện ra bên ngoài), thế giới cõi âm là chỉ cho thế giới trong nội tâm A Lại Da (Tạng Thức). Dương gian âm phủ đồng nhất lý, chính là ám chỉ cho thế gian này có những cảnh giới nào mà chúng ta đã tham quan qua đều có mặt đầy đủ trong nội tâm A Lại Da của chúng ta, thí dụ chúng ta tham quan thành phố Hà Nội, thành phố Huế, thành phố Sài Gòn, thành phố Nam Hàn, thành phố San Jose ở nước Hoa Kỳ... tất cả những thành phố đó đều có mặt trong nội tâm A lại Da của chúng ta, đây là nói lên ý nghĩa dương gian âm phủ đồng nhất lý.

Cũng từ ý nghĩa này, chúng ta có ý niệm rằng, thế gian có những trại tù để nhốt những kẻ phạm tội thì nơi thế giới cõi âm cũng có những địa ngục để đối trị những kẻ tội ác; thế gian này có những kẻ du đãng cõi dương thì thế giới cõi âm cũng có ngạ quỷ du đãng cô hồn; thế gian này có những loại súc sanh thì thế giới cõi âm cũng có những loại súc sanh giống như thế.


Người Phật tử phải tu như thế nào để không bị đọa địa ngục?

Thế giới địa ngục là nơi để đối trị tánh tội của chúng sanh, còn trại tù ở thế gian là nơi chỉ đối trị tướng tội của chúng sanh; tướng tội là những tội lỗi do lời nói và hành động gây tạo, còn gọi là tội lỗi của thân nghiệp và khẩu nghiệp; riêng tánh tội là những tội lỗi do tâm ý chủ mưu xúi dục, còn gọi là tội lỗi của ý nghiệp. Con người có thể thoát khỏi trại tù nơi thế gian về tướng tội của thân nghiệp và khẩu nghiệp, nhưng không thể toát khỏi trại tù của địa ngục nơi nội tâm về tánh tội của ý nghiệp.

Thế giới địa ngục là thế giới của nội tâm không phải là thế giới của ngoại cảnh và cũng không ảnh hưởng chút gì nơi thế giới ngoại cảnh, trường hợp này cũng giống như chúng ta đang nằm mơ, tâm chúng ta chun vào thế giới mộng mơ đi du ngoạn, chúng ta lái xe chở bạn đi khắp thành phố trong mơ, trong lúc đó, chúng ta lái xe không đụng giường của chúng ta đang ngủ, không đụng nhà của chúng ta ở, không đụng thành phố của chúng ta đang sống, khi tỉnh lại chúng ta mới biết mình đang nằm mơ.

Cũng trong tinh thần dương gian âm phủ đồng nhất lý, ngược lại âm phủ có những hiện tượng gì thì trên dương gian cũng có những hiện tượng đó, như có những chúng sanh chịu ảnh hưởng mặt trời, nghĩa là họ sống nhờ ánh sáng mặt trời thì mới thấy đường, mới sinh hoạt và khi về đêm thì họ không thấy đường, họ không sinh hoạt và họ đi ngủ, cụ thể như con người... chỉ sinh hoạt ban ngày, không sinh hoạt ban đêm, đây chính là nguyên lý; có những loại chúng sanh chỉ sinh hoạt về ban đêm và có ảnh hưởng với mặt trăng, như về loài súc vật gồm có: loài dơi, loài chim quốc, loài cú mèo....;

Còn như về loài ngạ quỷ, những loại này do nghiệp báo tham lam, ích kỷ, bỏn xẻn, keo kiết cực thịnh tạo nên, họ cũng sống về ban đêm và cũng ảnh hưởng mặt trăng giống như các loài súc vật nói trên. Theo Thuận Chánh Lý Luận, quyển 21 giải thích: vị trí cảnh giới của họ rất rộng lớn trải khắp nhân gian, chúng sanh ngạ quỷ có nhiều loại như:

- Quỷ Vô Tài, là những loại quỹ và miệng của chúng nó có đầy lửa, có loại miệng của chúng nó nhỏ như kim, có loại miệng của chúng nó bay mùi hôi thúi.

- Quỷ Thiển Tài, là những loài quỷ có long nhọn như kim, có lông bay mùi hôi, có long làm cho chúng nó bị bệnh hoạn.

- Quỷ Đa Tài, là những loài quỷ chuyên môn đi góp nhặt, tích lũy tài vật bằng mọi hình thức.


Tản mạn chuyện địa ngục và cô hồn

Quỷ Đa Tài là danh từ chung, trong đó gồm có ba loại:

Khí Quỷ, là những loại quỷ chuyên môn đi nhận tài vật cúng bái của người đời. Những loài quỷ này, người đời thường gọi là Ma, nhất là chúng nó thường thân cận với bà con để kiếm ăn.

Thất Quỷ, là những loại quỷ chuyên môn đi lấy những tài vật bị thất lạc của loài người bỏ quên và khiến loài người không thể tìm lại được.

Đại Khí Quỷ: là những loại quỷ vô cùng hung bạo chuyên môn giết người để hút máu, để cướp đoạt tài vật..., nhất là giết người bắt làm nô lệ và phục dịch cho chúng. Những loại quỷ này gồm có: Quỷ Dạ Xoa, Quỷ La Sát, Quỷ Tỳ Xá...

Để chứng minh, hiện nay, nơi thành phố Orange County và thành phố San Jose, có hai nhà sang trọng, trong nhà có ba bốn phòng bỏ trống từ lâu không ai dám mướn, vì trong hai nhà đó có ma, ban đêm thường hiện hình đe doạ chủ mướn nhà, khiến họ phải bỏ nhà đi mướn nơi khác.

Vị trí của những thế giới này, theo như Kinh Địa Tạng ở rải rác khắp trong lòng núi Thiết Vi nơi Nam Thiệm Bộ Châu, cũng gọi là Nam Diêm Phù Đề, những người sống trong đó không biết gì về ánh sáng mặt trời và mặt trăng, cũng giống như loài cá sống sâu dưới đáy biển và chỗ đó không có chút nào ánh sáng mặt trời mặt trăng, chúng nó nếu lên tới mặt biển là không thấy đường và bong bóng của nó liền bị bể mà chết, khác hơn loài rùa...chúng nó sống giao thoa với thế giới loài người và thế giới loài cá, nghĩa là chúng nó lên bờ sống cũng được và xuống dưới nước sống cũng được, cũng có chỗ gọi thế giới của loài rùa là Trung Giới. Cho nên thế giới địa ngục cũng được gọi là thế giới U Minh và Bồ Tát làm giáo chủ thế giới đó gọi là: U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Tóm lại, Kinh Địa Tạng là bộ kinh có thật của chính Đức Phật Thích Ca thuyết pháp tại cung trời Đao Lợi để giới thiệu cho mẹ và các vị vua trời nói trên. Bộ Kinh này được Đức Phật giảng lại cho đại chúng lúc bấy giờ nghe và từ đó được kết tập thành một trong những Kinh Tạng. Tiếp theo có thể khẳng định thế giới địa ngục là thế giới có thật qua sự chứng minh của Kinh Địa Tạng, của Kinh Vu Lan và cũng có thật qua những dữ kiện vừa trình bày trên; thế giới địa ngục nhất định phải có, chính là trại tù khổng lồ của tâm linh nhằm để đối trị những tội lỗi về ý nghiệp của chúng sanh; chúng sanh tù tội mặc dù thoát khỏi trại tù của thế gian, nhưng không thể thoát khỏi trại tù địa ngục của tâm linh.

------------------------

Hãy ăn chay vì sự sống của muôn loài
Nếu quý vị nhìn thấy hình ảnh của một chú cá đã mất đi gần hết thân thể vẫn cố gắng duy trì sự sống thì chắc hẳn sẽ cảm thấy thương xót và nghĩ về quyền được sống của các sinh mệnh khác.

Ni sư Baekyangsa - Người nắm giữ nghệ thuật nấu ăn thuần chay Hàn Quốc

Ăn chay để thương vật
Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh, suốt đời Ngài khi giáo huấn, chia sẻ cho mọi người, từ người xuất gia cho đến cư sĩ tại gia, từ người già cho đến trẻ nhỏ, từ hàng trí thức cho đến người bình dân, thường chỉ nói một câu không khác: “Hãy cố gắng ăn chay, niệm Phật, thương người, thương vật”. Có nghĩa rằng chúng ta hãy dành tình yêu thương cho các loài vật giống như cho chính con người vậy vì người hay vật đều có sinh mệnh, đều cần và muốn được sống. 

Thế nhưng không phải ai cũng thông suốt được những giáo lý của đạo Phật nên vẫn vô tình cướp đi sinh mạng của nhiều loài. Chẳng hạn như việc câu cá, đối với nhiều người đây chính là một trò tiêu khiển, giải trí...nhưng đối với những chú cá kia đó là cả một sinh mệnh.

Chuyện về chú heo tinh khôn biết ăn chay và nghe kinh Phật

Nếu quý vị nhìn thấy hình ảnh chú cá mất hết thân thể hay như hai chú cá đang mắc câu, cố giành giật lại sự sống kia, quý vị có nghĩ rằng nếu hoán đổi vị trí của mình, gia đình mình...với những chú cá thì liệu bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Và biết đâu trong một kiếp nào đó...kẻ thảm thương lại chính là mình...

Vạn vật trên đời vốn dĩ là bình đẳng

Bởi tâm chấp niệm mà luân hồi
 
Trước vì nghĩa hiếu sinh

Sau là tròn tâm đạo

Xin hãy dừng nghiệp sát

Oán hận được dứt trừ...

Con người chúng ta ai cũng muốn có một cuộc sống an bình, tươi đẹp, tất cả mọi người đều sống chan hòa với nhau, thế sao chúng ta không cùng nhau vun đắp cho những nhân thiện lành để có được quả thiện lành? Tập dần thói quen ăn chay là một trong những cách hữu hiệu để vun đắp cho nhân thiện lành. 

Hãy ăn chay, nuôi dưỡng lòng từ bi 
Ăn chay chính là nuôi dưỡng lòng từ bi với vạn vật xung quanh. Khi ăn chay, tâm tính ta sẽ điều hòa, cơ thể thanh sạch. Khi tiếp nhận những dưỡng chất thích hợp, cụ thể là những món chay, nhất định chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn người ăn thịt. 

Ăn chay là ta không ăn thịt những loài động vật, nghĩa là chúng ta đã đang đoạn dần sợi dây oán thù bấy lâu nay. Mỗi người chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí các con vật bị sát hại sẽ hiểu sao không oán hận cho được khi sinh mạng mình bị giết chỉ để thỏa mãn vị giác con người trong một bữa ăn.
 
Ăn chay là biểu hiện của yêu thương

Trong kinh Lăng già, Phật nói “người ăn thịt mắc vô lượng tội”; kinh Lăng nghiêm, Phật dạy “người đời này ăn thịt, đời sau phải đem thân mạng đền trả”. Đến lúc đó, ta chết thì đã đành nhưng rồi còn lại những đứa con ta, gia đình chia ly phân tán, và rồi các con ta trong tương lai cũng chung số phận như ta. Họ xem ta chỉ là những lát thịt thơm lừng trong những tô phở, những vị thuốc đầy bổ dưỡng. Ta là ai, ta chỉ là những con bò, con heo, con gà hay chỉ là những con cá bé xíu, sinh ra chỉ muốn được thỏa mình trong dòng nước mát, những chú chim sẻ khao khát bay lượn dưới bầu trời xanh trong. Ta cũng có cha, có mẹ, cũng có mạng sống, quyền tự do tồn tại trên thế giới này. 

Chúng ta nên nghĩ rằng chúng sanh là cha mẹ của ta vì vậy hãy nên yêu thương chúng như cha mẹ chúng ta. 

------------------

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552