Hỏa táng và lưu tro cốt người đã mất: Những điều cần lưu ý
Hỏa táng người thân sau khi mất là một nhu cầu chính đáng và vô cùng văn minh. Cũng sẽ giải quyết việc đất đai cho việc chôn cất. Tuy nhiên, khi hỏa táng ta cần chú ý điều gì, và nên đặt lọ tro cốt ở đâu là hợp lý?
Quan điểm của Phật giáo về tro cốt người đã mất
Trong nhà Phật, dù là thiêu (hỏa táng) hay chôn (địa táng) thì thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác. Không còn biết nóng lạnh là gì bởi thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động. Thần thức đã rời thân xác nên cũng chẳng cảm nhận được sự đau đớn.
Nói thế để biết rằng dù hỏa táng hay địa táng, thì vong linh của người đã mất đều không bị ảnh hưởng đến việc siêu thoát. Tro cốt là phần còn lại sau khi đốt toàn bộ thân xác. Ngày xưa thì để trên giàn hỏa thiêu, sau thu lại cả tro tàn của củi và xác. Còn bây giờ có lò thiêu bằng điện, tro cốt còn lại sau cùng tinh nguyên và không lẫn tạp chất.
Cũng vì thế mà xác chết sau khi hỏa táng sạch sẽ, ít gây ô nhiễm cho môi trường hơn là với địa táng. Bởi vì thế mà đây là phương pháp xử lý xác chết được khuyến khích và phát triển trong thế giới hiện đại. Với Đức Phật, thân xác này là sự hòa quyện của nhiều vật chất mà thành.
Trong nhà Phật, dù là thiêu (hỏa táng) hay chôn (địa táng) thì thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác. Không còn biết nóng lạnh là gì bởi thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động.
Trong nhà Phật, dù là thiêu (hỏa táng) hay chôn (địa táng) thì thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác. Không còn biết nóng lạnh là gì bởi thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động.
Trịnh Công Sơn đã viết trong một bài hát rằng “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”. Vì vậy, hình hài của kiếp này là ta mượn tạm, để trả nghiệp và hành nghiệp, chứ không có gì là bất biến là vĩnh viễn. Nên việc xây đắp mộ thật to cao, dành riêng một khoảng đất của người sống cho người chết ở vì những điều vô nghĩa, phí phạm vô cùng. Điều ấy lại thêm củng cố cho quan điểm hỏa táng trong thời điểm hiện tại.
Nhưng sau khi hỏa táng rồi, tro cốt nhận được rồi thì nên xử lý như thế nào, đem rải xuống đất hay cất trên chùa? Trên thế giới có nhiều cách xử lý, cụ thể có nơi rắc tro cốt xuống rừng cây, sông, biển. Có nơi chôn xuống đất và trồng cây lưu niệm lên trên, có nơi chôn và dựng một tấm bia nghĩa là rất nhiều cách. Quan trọng là ước muốn của người chết di chúc lại hoặc quyết định của thân nhân họ.
Hỏa táng và lưu tro cốt người đã mất ở các nước trên thế giới
Nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng hỏa táng là một hình thức thay thế cho địa táng từ lâu đời, bởi tính đơn giản, gọn gàng sạch sẽ lại tiết kiệm. Ở những nơi đất đai đắt đỏ như Hongkong, người dân lựa chọn hỏa táng như một giải pháp tiết kiệm chi phí. Lại giảm bớt gánh nặng đất đai cho người còn sống.
Ở Canada, tuy đất đai không bị quá tải như Hongkong. Nhưng người dân ở đây vẫn lựa chọn hỏa táng để hoàn tất thủ tục cho người đã mất.
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sử dụng hỏa táng chiếm 25%. Dự báo đến năm 2025 thì con số này ước chừng là 50%.
Phần tro cốt đem rải sông bốc từng nắm hay thả cả hũ vẫn không khác nhau và không ảnh hưởng gì đến sự siêu thoát của người chết cả.
Phần tro cốt đem rải sông bốc từng nắm hay thả cả hũ vẫn không khác nhau và không ảnh hưởng gì đến sự siêu thoát của người chết cả.
Chuyện tro cốt chùa Kỳ Quang 2: Nên nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng
Ở Ấn Độ, phương pháp này đã bắt đầu từ 2.000 năm trước.
Nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Myanmar, Lào… đã sử dụng hỏa táng từ rất lâu.
Ở Nhật Bản, từ năm 2006, có rất nhiều ngôi chùa đã tiến hành xây dựng một loạt các ngôi mộ trang nhã để có thể làm nơi lưu giữ tro cốt của những người đã qua đời. Khu vực Tokyo, có đến hơn 2.000 người đã khuất được lưu giữ tro cốt trong một ngôi mộ bằng gỗ, xây dựng khá kỳ công và bề thế có tên là Ruriden.
Được biết, bên trong ngôi mộ bằng gỗ được xây dựng kỳ công này có đến hơn 2.000 bức tượng Phật được thiết kế và chiếu sáng bằng đèn led. Bên trong mỗi bức tượng là một bộ tro cốt của 1 người đã khuất. Tại đây, thân nhân của người đã khuất sẽ được cấp cho 1 chiếc thẻ để vào ngôi mộ. Chỉ cần quẹt thẻ khi vào bên trong, bức tượng chứa tro cốt của người thân họ sẽ tự động sáng lên.
Ở khu vực miền Bắc của Đài Loan, có tòa tháp chứa tro cốt cao 20 tầng do một công ty dịch vụ tang lễ lớn hàng đầu thế giới điều hành. Được biết, bên trong tòa tháp này hiện đang chứa tro cốt của 400.000 người. Có thể thấy, việc chăm sóc tro cốt của người đã khuất là một trong những dịch vụ kinh doanh lớn, được khá nhiều người tin tưởng.
Ngoài ra, tại quốc gia này còn có thêm một dịch vụ khác đó chính là hỏa táng “xanh”, đây được xem là dịch vụ thân thiện với môi trường. Cụ thể, khi có người thân đã mất, gia đình sẽ áp dụng việc hỏa táng “xanh” là chôn cất tro cốt cùng với hoa, cây xanh hoặc thả ra biển tại những khu có quy hoạch. Ngoài ra, thân nhân của người đã khuất sẽ không thắp hương và cũng không dựng bia. Thống kê từ cơ quan chức năng nước này cho biết, trong những năm gần đây, số người chọn dịch vụ hỏa táng “xanh” tăng từ 0,47% (2008) lên đến 4,5% (hơn 7.700 người vào năm 2017).
Tro cốt người đã mất nên để ở đâu là hợp lý?
Theo Phật giáo, con người sau khi chết thì thần thức theo nghiệp tái sinh, còn xác thân tứ đại (đất, nước, gió, lửa) thì trả về cho tứ đại. Theo phong tục tập quán của từng xứ sở, phần thân xác tứ đại sau khi chết có thể có thể xử lý bằng nhiều cách như hỏa táng (thiêu), địa táng (chôn), thủy táng (thả sông biển), hoặc lâm táng (bỏ trong rừng), thậm chí là không táng (treo lên cây) hay điểu táng (cho kền kền ăn).
Có một số nơi, một số người quan niệm rải tro cốt xuống sông xuống suối. Về bản chất phần tro cốt đem rải sông bốc từng nắm hay thả cả hũ vẫn không khác nhau và không ảnh hưởng gì đến sự siêu thoát của người chết cả. Có điều, khi rải tro cốt, tuy không cần phải lễ nghi phức tạp nhưng thân nhân cũng nên thực hiện trong sự im lặng, chậm rãi, mỗi người rải một nắm trong sự thành kính tiễn biệt sẽ ý nghĩa và trọn tình hơn “bỏ cả hũ tro cốt xuống sông”.
Trong khi rải tro cốt con cháu cần yên lặng, thành kính, nguyện cầu cho người thân được sinh về cõi lành. Khởi tâm quán tưởng thân tứ đại này vốn là cát bụi, nay trở về với cát bụi; ngày mai thân của mình cũng trở về với cát bụi. Rải cốt xong, “về nhà thờ hình ảnh và cúng cơm như phong tục xưa nay” hoặc “gửi hình lên chùa và cúng cơm ở chùa”, cách nào cũng được.
Tro cốt sau khi hỏa táng còn có thể đem lên chùa như một giải pháp cầu siêu. Nếu người đã mất là một Phật tử, hoặc trong lúc lâm chung tâm tưởng hướng Phật. Thì việc hỏa táng xong đưa tro cốt lên chùa gửi là một điều nên thực hiện. Không khí thanh tịnh, sớm tối kinh kệ nơi cửa Phật khiến người ta có cảm giác siêu thoát và con cháu cũng cảm thấy nhẹ nhàng.
Quan trọng là, gia đình có người qua đời cần chăm làm các điều phước thiện trong khả năng có thể để hồi hướng phước đức cho người thân. Có thể cúng dường, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, giữ giới… rồi đem phước đức ấy hồi hướng cho người đã mất. Dù người thân tái sinh bất cứ nơi đâu, những phước đức mà bạn đã làm đem hồi hướng họ đều nhận được, sẽ trở nên tốt hơn trong cảnh giới hiện đang tái sinh.
----------------------
Nghe theo lời Phật để hạnh phúc hơn mỗi ngày
Hạnh phúc là thứ con người luôn tìm kiếm trong cuộc đời này. Nhưng ít ai thực sự hiểu ý nghĩa đích thực của nó. Hạnh phúc thực sự chỉ đến khi người ta từ bỏ được tâm tham sân si, nhận thức và làm chủ được bản thân mình.
Tha thứ để hạnh phúc đến gần ta hơn
Phân loại những nhóm người hạnh phúc trong xã hội
Nhóm người an phận
Đây là những người biết hài lòng về cuộc sống của mình. Họ không mưu cầu những thứ cao sang ngoài tầm tay với. Đối với họ, hạnh phúc là được sống mạnh khỏe bên gia đình và người thân. Họ chấp nhận một cuộc sống giản dị, một công việc bình thường và âm thầm cống hiến cho cuộc đời.
Nhóm ước vọng
Đây là những người có hoài bão, có tri thức. Họ có địa vị, tiền bạc, có được thứ những người khác đều ao ước trong cuộc đời. Hạnh phúc đối với họ là hoàn thành được những mục tiêu, cháy với đam mê. Để rồi họ có thể tận hưởng cuộc sống từ các giá trị họ đã tạo ra.
Nhóm thoát tục
Đây là những người muốn cách ly khỏi cuộc sống hồng trần đầy đau khổ. Họ đã lãnh ngộ được chân lý cuộc đời và đi tìm con đường thoát khỏi vòng xoay của luân hồi. Hạnh phúc của họ là được thanh thản tu tập, hòa nhập với thiên nhiên. họ không còn vướng bận tham ái không còn si mê và có trí tuệ vô cùng.
Hạnh phúc của những người thoát tục là được thanh thản tu tập, hòa nhập với thiên nhiên
Hạnh phúc của những người thoát tục là được thanh thản tu tập, hòa nhập với thiên nhiên
Gieo trồng hạnh phúc bằng hành thiền
Quan niệm của Phật giáo về hạnh phúc
Theo Phật giáo, hạnh phúc thực sự chỉ đến khi người ta từ bỏ được tâm tham sân si, nhận thức và làm chủ được bản thân mình. Khi ấy, con người sẽ đạt được cảnh giới Niết Bàn và hạnh phúc ngay trong cõi đời này.
Niết Bàn trong quan niệm Phật giáo không phải là thứ quá xa vời để đạt tới. Niết bàn có sẵn trong tâm khảm mọi người. Phật pháp chỉ là một ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi đến chốn bình an thực sự.
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng đã viết: “ Tự mình tu, tự mình hành, thấy Pháp Thân của mình, thấy Phật ở Tự Tâm mình, độ lấy mình mới được”. Như vậy, con đường đi đến Niết Bàn là con đường ta có thể dựa vào sức mình mà đi. Chúng ta không nên mong cầu nó ở bất cứ tha lực nào, cũng không cần thèm khát và bất chấp chạy theo nó.
Thanh tịnh, và giản đơn là đôi cánh của sự thăng hoa
Thanh tịnh, và giản đơn là đôi cánh của sự thăng hoa
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ về cách ăn uống lành mạnh và hạnh phúc
15 lời Phật dạy để sống hạnh phúc
1. Quá khứ dù tồi tệ đến đâu, ta vẫn có thể làm lại từ đầu.
2. Ngày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Mỗi buổi sáng thức dậy hãy cứ mỉm cười.
3. Có được thân thể khỏe mạnh chính là phước báu. Hãy trân trọng từng phút giây của cuộc đời.
4. Một người là kết quả của những gì anh ta suy nghĩ. Hãy nuôi dưỡng sự thanh tịnh, hạnh phúc tự sẽ đuổi theo mình.
5. Thanh tịnh, và giản đơn là đôi cánh của sự thăng hoa.
6. Tâm của bạn là tên lừa gạt đáng sợ nhất. Người khác chỉ gạt bạt phút giây, nhưng nó sẽ lừa bạn cả đời.
7. Thù hận giống như than đỏ, nếu nắm chặt nó ta sẽ bị bỏng trước khi ném cho người khác.
8. Người không tham ái thì không mong cầu, không mong cầu thì sẽ không sợ hãi.
9. Người có trí thì vững như bàn thạch. Họ không bị chi phối bởi giông bão của những nhận xét khen chê.
10. Thứ không thuộc về mình thì đừng cố chấp. Đôi lúc buông xả mới là hạnh phúc của cuộc đời.
11. Tâm bám chấp là nguồn gốc của khổ đau.
12. Vạn pháp thế gian vốn dĩ vô thường. Niềm vui và nỗi đau dù lớn đến đâu cũng không tồn tại mãi.
13. Nếu không nhận ra và biết ơn những thứ mình đang có. Bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được hạnh phúc đích thực.
14. Hãy cẩn trọng trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Nhân quả không chừa bất cứ một ai.
15. Một đốm lửa có thể thiêu đốt cả một khu rừng. Một con rắn nhỏ có thể khiến ta mất mạng. Đừng nghĩ có thể xem thường những điều nhỏ bé.
---------------
Làm gì để báo hiếu cha mẹ đã qua đời?
Nếu người thân qua đời thì trước hết mình nên thấy họ vẫn còn tồn tại trong từng tế bào của mình. Mình an lạc thì họ an lạc, mình hạnh phúc thì họ hạnh phúc. Mình báo hiếu bằng cách đó, chứ không phải đốt nhang thật nhiều, nấu xôi thật nhiều.
Làm thế nào để báo hiếu cha mẹ một cách thiết thực nhất?
Phật tử hỏi:
Thưa Thầy, Khi cha mẹ còn sống thì con chưa có cơ hội báo hiếu. Bây giờ, con phải làm gì để báo hiếu cha mẹ đã qua đời? Con có nên mời thầy về cầu siêu hoặc giải oan hay không ạ?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời:
Câu hỏi này là tiếng chuông chánh niệm rất lớn. Những ai còn cha, còn mẹ thì hãy tìm cách báo hiếu liền đi. Đừng đợi đến khi cha mẹ mất rồi thì mới hỏi câu này. Làm được gì để cha mẹ mỉm cười hạnh phúc, thì ta nên làm ngay hôm nay. Nếu nhìn thấy nỗi khổ niềm buồn đau trong cha mẹ, thì ta nên tìm cách giúp họ hóa giải. Ta có thể báo hiếu cha mẹ đã qua đời, nhưng vẫn không bằng báo hiếu khi cha mẹ còn sống.
Nếu người thân qua đời thì trước hết mình nên thấy họ vẫn còn tồn tại trong từng tế bào của mình. Mình an lạc thì họ an lạc, mình hạnh phúc thì họ hạnh phúc. Mình báo hiếu bằng cách đó, chứ không phải đốt nhang thật nhiều, nấu xôi thật nhiều. Ảnh minh họa.
Nếu người thân qua đời thì trước hết mình nên thấy họ vẫn còn tồn tại trong từng tế bào của mình. Mình an lạc thì họ an lạc, mình hạnh phúc thì họ hạnh phúc. Mình báo hiếu bằng cách đó, chứ không phải đốt nhang thật nhiều, nấu xôi thật nhiều. Ảnh minh họa.
Đức Phật dạy về cách báo hiếu cha mẹ đúng pháp
Nếu ông bà, cha mẹ đã qua đời thì trước hết mình nên thấy họ vẫn còn tồn tại trong từng tế bào của mình. Mình an lạc thì họ an lạc, mình hạnh phúc thì họ hạnh phúc. Mình báo hiếu bằng cách đó, chứ không phải đốt nhang thật nhiều, nấu xôi thật nhiều.
Khi nở được nụ cười, mình đã chuyển hóa được những nỗi khổ niềm đau buồn trong lòng. Lúc đó mình có được niềm vui, tịnh lạc. Điều này có nghĩa là ông bà, cha mẹ mình cũng đang có niềm vui, có nụ cười, có tịnh lạc.
Tu tập đàng hoàng cũng là cách báo hiếu cha mẹ đã qua đời. Thầy có cảm tưởng rằng mình là người có hiếu. Có hiếu không phải vì thầy đem lại tiền bạc, danh lợi cho ông bà, cha mẹ, sư thầy. Có hiểu vì thầy đã cảm hóa được những nỗi khổ niềm buồn đau trong lòng mình. Mình hạnh phúc trong mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ thì ông bà, cha mẹ, sư thầy của mình cũng được hạnh phúc.
------------------
Đừng hưởng hết phước báu!
Người nghèo không có tiền để bố thí thì làm sao tạo được phước báu? Vẫn được chứ! Trước hết hãy tạo cho mình nghiệp lành (ý nghĩ lành, miệng nói lành, thân làm việc lành) cũng tạo ra phước báu.
Hãy giữ gìn phước báu
Dân gian có câu: “Phước bất tận thâu, Lộc bất tận hưởng”. Tạm hiểu là: “Khi được phước, được lộc đừng bao giờ hưởng hết một mình, mà nên san sẻ”. San sẻ bằng cách nào? Có nhiều cách, như bố thí (giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em tật nguyền, người gặp hoạn nạn…), phóng sinh, cúng dường tạo phước, làm việc hiếu, việc đạo thì mới bền, nếu không thì dễ bị quả báo. Nên chăm làm phước, chớ ích kỷ hại nhân lợi mình, hại người sẽ được hưởng phúc lành. Đời sống xã hội hiện đang bị đầu độc bởi thực phẩm bẩn độc hại, ngâm tẩm hóa chất; nhiều cơ sở sản xuất ngang nhiên xả những chất độc hại ra môi trường…
Những kẻ vô đạo đức, táng tận lương tâm chỉ vì muốn làm giàu trên nỗi đau khổ của người khác đang hàng ngày, hàng giờ đầu độc đồng bào, gián tiếp phạm tội “sát sinh”, tạo nghiệp bất thiện thì làm sao được phước báu?
Theo đạo Phật, muốn được hưởng phước báu dài lâu thì tài sản ta kiếm được phải bằng con đường chân chính, lương thiện.
Theo đạo Phật, muốn được hưởng phước báu dài lâu thì tài sản ta kiếm được phải bằng con đường chân chính, lương thiện.
Cách cúng thí thực để có được nhiều lợi ích và phước báu
Vậy muốn được phước báu chúng ta phải làm gì?
– Phải tích phước và (tiết) kiệm phước!
Có một ông thầy tướng số nói với tôi rằng: “Phàm những ai giàu sớm mà không biết tạo phước, tích phước thì thường chết sớm, hoặc cuối đời không đâu vào đâu cả!”. Tôi hỏi tại sao? Thầy cười bảo: “Lúc trẻ sung sướng, cái gì trên đời cũng có cũng hưởng hết rồi mà không tạo ra được phước mới thì làm gì mà không chết sớm hoặc cuối đời phải chịu khổ cực!”.
Theo Phật pháp thì đó gọi là tự đánh mất phước báu của mình! Dân gian có câu: “Đại phú do trời, tiểu phú do (chuyên) cần”. Có người sinh ra trong nhung lụa, có người cả đời sống trong khốn khó. Khi sinh ra, con người không thể chọn được mình là người thế nào! Sướng hay khổ, sang hay hèn…, tất cả đều do có được hưởng hay không được hưởng phước báu mà thôi! Phước báu có tuần hoàn, có tăng trưởng và có tiêu diệt! Vậy làm thế nào để có được phước báu và phước báu được tăng trưởng?
Người đang gặp chuyện gia đình buồn khổ, ta dùng giáo lý nhà Phật giảng giải, khuyên nhủ họ năng đi chùa lễ Phật, sám hối cầu tiêu tan tai ách cho bớt khổ, đó là pháp thí.
Người đang gặp chuyện gia đình buồn khổ, ta dùng giáo lý nhà Phật giảng giải, khuyên nhủ họ năng đi chùa lễ Phật, sám hối cầu tiêu tan tai ách cho bớt khổ, đó là pháp thí.
Không tham dục thì phước báu vô biên
Doanh nhân người Mỹ Bill Gates biết làm từ thiện ngay từ khi kiếm được những đồng đô la đầu tiên từ phần mềm máy tính. Khi tài sản của ông chưa thấm vào đâu so với giới tỷ phú Mỹ lúc bấy giờ, Bill đã nổi tiếng với việc năng làm từ thiện, không dùng đồ đắt tiền và không tiệc tùng nhậu nhẹt! Đến nay, tài sản của Bill tăng dần từ vài tỷ lên đến hơn cả trăm tỷ USD! Không một ai vượt qua được Bill trong suốt vài thập niên vừa qua! Và đến nay ông vẫn làm từ thiện đều đều. Ông tỷ phú này biết cách tích phước, biết cho đi để được nhận lại…
Theo đạo Phật, muốn được hưởng phước báu dài lâu thì tài sản ta kiếm được phải bằng con đường chân chính, lương thiện và nên chia làm 4 phần sử dụng vào các việc sau đây:
1. Một phần để sử dụng cho việc kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày.
2. Một phần để dự phòng khi đau ốm hoặc có việc đột xuất.
3. Một phần để giúp đỡ bà con quyến thuộc còn nghèo khó.
4. Và một phần để làm từ thiện, công đức, cúng dường.
Hãy tạo cho mình nghiệp lành (ý nghĩ lành, miệng nói lành, thân làm việc lành) cũng tạo ra phước báu.
Hãy tạo cho mình nghiệp lành (ý nghĩ lành, miệng nói lành, thân làm việc lành) cũng tạo ra phước báu.
Người niệm Phật không mong cầu phước báu thế gian
Như vậy, có tới 2 phần là để làm từ thiện, để cho đi! Không biết ông Bill Gates có phải là Phật tử không, mà lại làm đúng như vậy? Điều có vẻ “ngược đời” là muốn giữ được phước báu, thì lại phải cho đi (bố thí) thật nhiều!
Vậy người nghèo không có tiền để bố thí thì làm sao tạo được phước báu? Vẫn được chứ! Trước hết hãy tạo cho mình nghiệp lành (ý nghĩ lành, miệng nói lành, thân làm việc lành) cũng tạo ra phước báu. Người đem tiền hoặc quần áo cho người nghèo, giáo lý nhà Phật gọi việc bố thí bằng tiền của là tài thí.
Người không có tiền cũng bố thí được, đó là bố thí bằng lời nói hoặc bằng hành động giúp đỡ. Ví dụ, người đang gặp chuyện gia đình buồn khổ, ta dùng giáo lý nhà Phật giảng giải, khuyên nhủ họ năng đi chùa lễ Phật, sám hối cầu tiêu tan tai ách cho bớt khổ, đó là pháp thí. Lại có cụ già, trẻ nhỏ đứng lo lắng bất an không dám sang đường đông xe cộ qua lại, ta đến dắt tay họ dẫn sang đường được an toàn, đó là vô úy thí.
Tạp chí Nghiên cứu Phật học
------------------
Bồ Tát Quán Thế Âm là nam hay nữ giới?
Bồ Tát Quán Thế Âm là nam hay nữ? Chư vị Bồ Tát không phải là những nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt có sinh có tử, mà các ngài thị hiện ở đời dưới nhiều hình tướng: nam, nữ, già, trẻ, người, thú vật, núi sông… tùy tâm niệm của chúng sinh chiêu cảm mà ứng thân thị hiện.
Bồ tát Quán Thế Âm - Cảm ứng nhiệm màu của người mẹ hiền
Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ Tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa Pháp tướng, hình tượng, hình tướng của tôn tượng.
Phật tử khắp nơi đã quá quen với hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát là người phụ nữ đoan trang, xinh đẹp. Có nơi còn gọi Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát là Phật Bà Quán Âm. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng Quán Thế Âm Bồ Tát là nam chứ không phải nữ.
Vậy thực hư chuyện giới tính của Quán Thế Âm Bồ Tát là thế nào và vì sao lại có những tranh luận dị thường như vậy?
Dựa vào lịch sử tôn giáo, và dân gian dật sử, hoặc Linh ứng truyện ký và lịch sử của Trung Quốc từ sau nhà Châu vua Chiêu Vương tới cận đại và tới Việt Nam từ đầu Thế kỷ thứ III tới nay, thì đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã từng hiện hóa vào những thế gia và cả bần gia để ứng cơ hóa độ chúng sinh. Nhờ sự tướng của thế đạo để chỉ hướng dân gian quay về chính đạo và loại bỏ cái xấu ra khỏi cơ thể. Giống Quán Âm Diệu Thiện về đời vua Vương Trang. Quán Âm cầm giỏ cá thời vua Tôn Huyền nhà Đường, Quán Âm Thị kính thời nhà Minh, Quán Âm linh thiêng thời nhà Nguyễn,… Như vậy, không nhất thiết Ngài chỉ thị hiện nữ thân mà là vô số thân. Nhưng do niềm tịnh tín của các dân tộc vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì hình ảnh người Mẹ hiền, thương chúng sinh như con đỏ, thường che chở, gia hộ và tưới mát những tâm hồn khổ đau của Ngài, rất được quần chúng nhân dân ngưỡng mộ và tôn thờ. Vì vậy, tượng Ngài được thờ phụng khắp nơi đa phần là thân nữ. Tuy nhiên, một vài ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc, tôn tượng của Ngài được thờ phụng là thân nam.
Phật tử khắp nơi đã quá quen với hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát là người phụ nữ đoan trang, xinh đẹp. Có nơi còn gọi Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát là Phật Bà Quán Âm. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng Quán Thế Âm Bồ Tát là nam chứ không phải nữ.
Phật tử khắp nơi đã quá quen với hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát là người phụ nữ đoan trang, xinh đẹp. Có nơi còn gọi Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát là Phật Bà Quán Âm. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng Quán Thế Âm Bồ Tát là nam chứ không phải nữ.
32 bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm từ Bắc đến Nam
Vì vậy, Phật giáo quan niệm mười phương chư Phật thì không hề có nữ nhân. Bồ Tát Quán Thế Âm là nam hay nữ? Chư vị Bồ Tát không phải là những nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt có sinh có tử, mà các ngài thị hiện ở đời dưới nhiều hình tướng: nam, nữ, già, trẻ, người, thú vật, núi sông… tùy tâm niệm của chúng sinh chiêu cảm mà ứng thân thị hiện.
Tại Trung Quốc, đến Thế kỷ thứ X, Quán Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quán Âm để râu. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ mười thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa Phật giáo và Lão giáo trong thời này. Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật Tông trong thời kỳ này: đó là hai yếu tố Từ bi và Trí tuệ được thể hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ Tát trong Mật tông đều có một “quyến thuộc” nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần áo trắng Đa La và Bạch Y Quán Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể từ đó, Phật tử Trung Quốc khoác cho Quán Âm áo trắng và xem như là vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn. Đức Quán Thế Âm xuất hiện dưới hình dạng phụ nữ chỉ mới được thịnh hành từ đời Đường bên Trung Hoa. Còn người Tây Tạng lại hay tạc tượng đức Quán Thế Âm theo hình người nam, tượng trưng cho sức mạnh kiên cố, oai dũng để trấn áp tà ma, quỷ dữ. Người Tây Tạng tu theo Mật tông, miệng đọc thần chú, tay bắt ấn quyết để nhiếp phục thân tâm đến chỗ đắc định, phát huy trí huệ. Đến nay, hầu như ở khắp các cơ sở thờ tự Á Đông đều quen thuộc với hình ảnh Bồ Tát dưới hình dạng là phụ nữ.
Bồ Tát Quán Thế Âm là nam hay nữ? Chư vị Bồ Tát không phải là những nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt có sinh có tử, mà các ngài thị hiện ở đời dưới nhiều hình tướng: nam, nữ, già, trẻ, người, thú vật, núi sông… tùy tâm niệm của chúng sinh chiêu cảm mà ứng thân thị hiện.
Bồ Tát Quán Thế Âm là nam hay nữ? Chư vị Bồ Tát không phải là những nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt có sinh có tử, mà các ngài thị hiện ở đời dưới nhiều hình tướng: nam, nữ, già, trẻ, người, thú vật, núi sông… tùy tâm niệm của chúng sinh chiêu cảm mà ứng thân thị hiện.
Công hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm
Cho nên người đời xem lòng từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm như tình mẹ thương con vô bờ bến, cho nên kính ngưỡng Ngài thông qua một ứng hóa thân là hình tượng một người phụ nữ và thường gọi là “Mẹ Quán Âm”, đồng thời cũng xem Ngài là một vị Phật với tên gọi “Phật Bà Quán Âm”. Tôn xưng Bồ Tát Quán Thế Âm như một vị Phật, điều đó cũng đúng với những gì kinh điển cho biết về Bồ Tát Quán Thế Âm. Bởi theo kinh Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm Đà la ni, trong đời quá khứ vô lượng kiếp về trước, Ngài đã thành Phật hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai,nhưng vì bi nguyện độ sinh mà Ngài hiện thân làm Bồ Tát.
Thế sự xuất hiện người nữ với mục đích chuyển đổi tâm tà ác và hạn chế các xa hoa trụy lạc, đó là mục đích tùy duyên hóa độ của Quán Thế Âm Bồ Tát, và cũng từ đó mà tượng, ảnh của Người trở thành diện mạo nữ trong một vài nước châu Á. Tuy nhiên, điều căn bản là con người cần hiểu rằng, đó là hình ảnh thị hiện, không nên chấp là Phật Thân của Người. Vì thế, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là người mẹ của thiên hạ, luôn bao che và giúp đỡ các con nhân gian của mình vượt qua những trở ngại trong cuộc sống để thành người tốt và có ích.
---------------------
Những nghiệp bệnh theo nhân quả báo ứng
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo. Các bậc thầy cũng khai thị: Con người vốn là loài ăn rau chứ không ăn thịt; và khuyên các Phật tử nên phát nguyện ăn chay trường để không vay nợ phần máu thịt của chúng sinh.
Chỉ cần chúng ta vĩnh viễn dứt trừ ăn thịt, quyết không có ý niệm tổn hại chúng sinh, thì sát khí trên người chúng ta sẽ hoàn toàn không còn nữa. Sát khí không còn nữa liền chuyển biến thành từ quang, ánh sáng của từ bi, động vật nhỏ nhìn thấy sẽ thích gần gũi bạn. Công đức này ở trong Phật pháp là bất khả tư nghì. Quả báo của bố thí vô úy là được sức khỏe, trường thọ - (Trích: Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo giảng giải, tập 16).
Loài vật có tính linh
Pháp sư Tịnh Không giảng giải: Ăn chay chắc chắn có lợi ích. Vì thật sự “vĩnh ly sát sinh”. Những người đồ tể tại sao giết hại chúng sinh để bán thịt vậy? Bởi vì có người ăn. Nếu như thế gian này không có người ăn thịt chúng sinh, thì nghề này sẽ không còn nữa. Từ đó cho thấy, dù cho chúng ta ăn tam tịnh nhục, nhưng tâm của chúng ta không thanh tịnh, nghiệp không thanh tịnh. Chúng ta thử nghĩ xem, những người đồ tể kia hằng ngày sát sinh và chúng ta là người ăn thịt, là khách hàng của họ, thì chúng ta cũng có một phần trách nhiệm, không thể trốn tránh được. Cho nên, chúng ta phải hiểu rõ ăn chay chắc chắn có lợi ích.
Việc ăn thịt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống trường thọ mà còn khiến tâm bạn căng thẳng bất an.
Việc ăn thịt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống trường thọ mà còn khiến tâm bạn căng thẳng bất an.
Nghiệp sát sinh hại vật dẫn đến quả khổ
Ở những vùng đất có năng lượng tiêu cực, xấu, những chim thú khi nhìn thấy người chúng đều hoảng sợ, bỏ chạy, tại sao vậy? Hầu hết là tâm chúng ta là bất thiện, thường hay có tâm sát sinh. Tâm sát hại chúng sinh tức là thông thường gọi là sát khí.
Đối với tất cả chúng sinh, khi bạn không còn ý nghĩ sát sinh hại chúng nữa, chúng sinh sẽ nhìn thấy bạn giống như bạn bè vậy, vì biết bạn sẽ không hại chúng. Bạn có thể yêu thương và có thể giúp đỡ chúng, chúng sẽ gần gũi bạn. Tình cảnh này, chúng ta thường đi du lịch ở bên ngoài thấy được rất rõ ràng.
Như Pháp Sư Tịnh Không kể lại, có một năm, tăng đoàn của Ngài ở San Francisco, tại Kopotino, mỗi ngày đều đi bộ trong công viên, ở trong đây có rất nhiều vịt trời, bồ câu, thảy đều là hoang dã, chúng tôi thường hay đi cho chúng ăn. Một lần nọ, có một con bồ câu bước đi vô cùng khó khăn, các thầy quan sát tỉ mỉ thì thấy chân của nó bị người dùng sợi dây cột lại rất nhiều vòng.
“Chúng tôi tỉ mỉ quan sát nó, đến ngày thứ hai lại đi cho nó ăn nữa, nó liền đến ngay. Chúng tôi gọi nó lại gần, tháo sợi dây đang cột trong chân nó ra, gỡ thật sạch sẽ, nó hiểu được! Đến hôm sau, nó lại dẫn đến hai, ba con khác cũng đều bị cột dây như vậy đến tìm chúng tôi để giúp đỡ chúng. Chúng có tánh linh nên chúng hiểu được, chúng biết chúng ta sẽ giúp đỡ chúng, bản thân chúng không có cách. Không biết là người nào đã cột sợi dây rất nhỏ vào chân chúng, cột rất chặt, phần da đều bị thương. Đây là bố thí vô úy” - Pháp sư chỉ giảng.
Chỉ cần chúng ta vĩnh viễn dứt trừ ăn thịt, quyết không có ý niệm tổn hại chúng sinh, thì sát khí trên người chúng ta sẽ hoàn toàn không còn nữa.
Chỉ cần chúng ta vĩnh viễn dứt trừ ăn thịt, quyết không có ý niệm tổn hại chúng sinh, thì sát khí trên người chúng ta sẽ hoàn toàn không còn nữa.
Gieo nghiệp sát sinh quả báo sẽ nghèo hèn
Ăn thịt khiến tâm bạn căng thẳng bất an
Việc ăn thịt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống trường thọ mà còn khiến tâm bạn căng thẳng bất an.
Bạn có xu hướng trở nên giống như con vật bị giết. Khi con vật bị giết hại, tất cả tâm sợ hãi, căng thẳng thù hận ngấm vào máu thịt của con vật khiến tiết ra những độc tố. Bạn ăn chúng thì những máu thịt đó cũng ngấm sâu vào trong bạn đến những phần vi tế, tâm bạn cũng dần trở nên căng thẳng giận dữ bất an. Bạn dần chuyển mình trở thành loài chúng ta đang ăn thịt và những năng lượng tiêu cực ngấm dần vào thân tâm ta.
Cuộc sống kim tiền trong xã hội ngày nay đang làm đảo ngược mọi trật tự vốn có trước đây, con người trở nên tham - sân - si hơn bao giờ hết. Bản năng con người qua đó trỗi dậy và trở nên hung hăng hơn.
Phật giáo có ghi lại một số “nghiệp bệnh” theo nhân quả báo ứng như sau:
1. Kiếp trước nếu sát hại nhiều lươn và ếch nên kiếp này phải mang những chứng bệnh thuộc về phổi... Nếu ai mang những chứng bệnh này thì nên phóng sinh những vật đó để giải bớt nghiệp cho mình.
2. Kiếp trước, kiếp này nếu sát hại nhiều nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua... thì sẽ mang những chứng bệnh thuộc về thận để trả nghiệp là chính, ngoài ra trong nhà anh em hay tranh chấp, cãi nhau.
3. Bệnh tim mạch thì sát hại nhiều loại vật có cánh.
Sát khí không còn nữa liền chuyển biến thành từ quang, ánh sáng của từ bi, động vật nhỏ nhìn thấy sẽ thích gần gũi bạn. Công đức này ở trong Phật pháp là bất khả tư nghì.
Sát khí không còn nữa liền chuyển biến thành từ quang, ánh sáng của từ bi, động vật nhỏ nhìn thấy sẽ thích gần gũi bạn. Công đức này ở trong Phật pháp là bất khả tư nghì.
Sát sinh bị quả báo đoản mạng
4. Bệnh ung bướu thì sát hại những loài vật có 4 chân.
5. Những người trong con mắt lúc nào đo đỏ, những tia máu đỏ như sợi chỉ là sát hại người nhiều đời trước.
6. Hay đau khớp, nhức chân tay là do nhiều đời kiếp trước và nay sát hại loài sâu bọ côn trùng, tức là những ký sinh trùng nhỏ bé.
7. Những người da xanh mét mét nhìn có vẻ yếu đuối, mệt mỏi là do sát hại các loài rắn, rít nhiều.
Đây là những biểu hiện bệnh liên quan đến nghiệp chướng... và cũng không nằm ngoài luật nhân quả.
Vì cuộc sống có nhân quả, nên mỗi chúng ta hãy bớt tham ăn uống, tu dưỡng tâm hồn, chịu khó phóng sinh, đọc kinh hồi hướng thì bệnh nặng sẽ thành nhẹ, bệnh nhẹ sẽ tiêu trừ….
-------------
Thiền để làm chủ thân miệng ý
Thiền còn có khả năng thanh lọc thân và tâm, đem đến cho con người sự sáng suốt, thông minh, lanh lợi, nhạy bén, trí nhớ, sắc đẹp, chống lão hóa…để họ có một đời sống an vui hạnh phúc, bằng tình người trong cuộc sống.
Phật dạy: Thân và Tâm luôn có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Thiền là một nguồn năng lượng dồi dào nhưng lại không tốn kém tiền bạc mà còn giúp con người có được một trí tuệ sáng suốt và một thân thể khỏe mạnh. Ngoài ra, Thiền cũng có khả năng chữa được rất nhiều bệnh tật mà nhiều khi y học hiện đại phải bó tay.
Thiền còn có khả năng thanh lọc thân và tâm, đem đến cho con người sự sáng suốt, thông minh, lanh lợi, nhạy bén, trí nhớ, sắc đẹp, chống lão hóa…để họ có một đời sống an vui hạnh phúc, bằng tình người trong cuộc sống. Vì thân và tâm là một khối liên lạc không thể tách rời nhau, nếu tâm còn bệnh thì thân làm sao khỏe mạnh lâu dài được.
Thiền là biết cách điều hòa hơi thở, thở vô ta biết ta đang thở vô, thở ra ta biết ta đang thở ra, bao nhiêu tâm niệm phải quấy, tốt xấu, đúng sai tự nhiên bị tan hòa vào hơi thở, do ta làm chủ được vọng niệm.
Thiền là biết cách điều hòa hơi thở, thở vô ta biết ta đang thở vô, thở ra ta biết ta đang thở ra, bao nhiêu tâm niệm phải quấy, tốt xấu, đúng sai tự nhiên bị tan hòa vào hơi thở, do ta làm chủ được vọng niệm.
Trong tâm của mỗi người luôn luôn tồn tại những tâm niệm thiện và ác. Tâm niệm thiện như: tâm từ bi hỷ xả, khoan dung, độ lượng, giúp đỡ sẻ chia, khiêm tốn… Một tâm trong sáng, sâu lắng… cũng làm cho thân của ta trang nghiêm, quý phái, đẹp đẽ hơn rất nhiều.
Ngược lại, những tâm niệm xấu ác như: tham, sân, si, ganh ghét, tật đố, chấp trước, phiền não, hận thù, kích động, hủy diệt…làm cho đầu óc căng thẳng… làm cho thân uể oải, mệt mỏi, mất năng lực đề kháng, nên cơ thể suy yếu, dễ sinh nhiều bệnh tật.
Thiền và sức khỏe
Thiền là biết cách điều hòa hơi thở, thở vô ta biết ta đang thở vô, thở ra ta biết ta đang thở ra, bao nhiêu tâm niệm phải quấy, tốt xấu, đúng sai tự nhiên bị tan hòa vào hơi thở, do ta làm chủ được vọng niệm. Chính vì vậy, hơi thở làm nên chất liệu sống, giúp ta chuyển hóa những thói hư tật xấu mà sống bình yên, hạnh phúc.
Tóm lại, người Phật tử tại gia đã có một đời sống ổn định về vật chất, kế đến là phải biết cách điều hòa thân, tâm. Thân và tâm liên quan mật thiết với nhau, chúng không thể tách rời nhau, thân khoẻ mạnh và hoạt động lợi ích cho nhiều người thì tâm mới dễ dàng an định, không bị phiền muộn khổ đau chi phối.
------------------------------
Có nên gọi hồn để biết hương linh đã siêu thoát hay chưa?
Theo giáo lý Nhân quả - Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện… chỉ trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi chứ không can thiệp sâu vào khuynh hướng tái sinh của họ.
Hỏi: Từ khi mẹ tôi mất đến nay được hai năm, vợ chồng tôi đã ăn chay, giữ giới, niệm Phật, làm nhiều việc thiện, tổ chức trai đàn cầu siêu, thỉnh chư Tăng cúng dường… để hồi hướng phước báo cầu siêu cho mẹ. Tuy vậy, tôi vẫn chưa biết mẹ đã được siêu thoát hay chưa?
Vậy có nên nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn để xem hiện giờ mẹ thế nào? Các hương linh tiếp xúc với nhà ngoại cảm thì họ đã được siêu thoát chưa? Khi đã siêu thoát thì các hương linh có về nơi thờ tự không? Vãng sinh, siêu thoát hay không là do sự chuyển hóa nghiệp lực của hương linh đó và một phần nhờ vào sự hồi hướng phước báo của người thân?
Để được giải thoát, tự thân hương linh phải tỉnh thức và hướng thiện
Trừ những trường hợp đặc biệt chết do đột tử, bất đắc kỳ tử thường gọi là chết oan, còn lại đa phần sau 49 ngày thì các hương linh đều theo nghiệp tái sinh.
Trừ những trường hợp đặc biệt chết do đột tử, bất đắc kỳ tử thường gọi là chết oan, còn lại đa phần sau 49 ngày thì các hương linh đều theo nghiệp tái sinh.
Đáp: Theo quan điểm Phật giáo (Bắc tông), một người sau khi chết có thể lập tức tái sinh (đối với người tạo nghiệp cực thiện hay cực ác) hoặc trải qua giai đoạn thọ thân trung gian từ 1 đến 49 ngày rồi tùy theo nghiệp mà tái sanh vào cảnh giới tương ứng. Trừ những trường hợp đặc biệt chết do đột tử, bất đắc kỳ tử thường gọi là chết oan, còn lại đa phần sau 49 ngày thì các hương linh đều theo nghiệp tái sinh.
Khi thần thức đã theo nghiệp tái sinh vào một cảnh giới tương ứng rồi, tất nhiên phải chịu thọ báo (tốt hoặc xấu) ở trong cảnh giới ấy. Cho đến khi mãn nghiệp ở cõi ấy, nếu không có duyên lành tu tập giải thoát, thì thần thức lại theo nghiệp tái sanh vào một cõi khác. Cứ thế, chúng sanh luân hồi trong ba cõi sáu đường không cùng tận.
Theo giáo lý Nhân quả - Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện… chỉ trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi chứ không can thiệp sâu vào khuynh hướng tái sinh của họ. Vì mỗi người đều phải ‘thừa tự’ nghiệp lực của chính mình. Để được giải thoát, tự thân hương linh phải tỉnh thức và hướng thiện. Không ai có thể cứu vớt chúng ta ngoại trừ những nỗ lực tu tập của chính chúng ta. Thế Tôn đã dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hãy tự mình nương tựa hòn đảo chính mình.
Do vậy, không nên nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn người thân đã mất. Giả sử gọi được và gọi đúng người thân thì chúng ta cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Vì giải thoát khổ đau phải do tự thân mỗi người nỗ lực. Đó là chưa kể đến các trường hợp gọi không được hoặc gọi không đúng thì càng làm cho vấn đề phức tạp thêm. Các “hương linh” tiếp xúc với nhà ngoại cảm hầu hết là những chúng sinh trong loài ngạ quỷ (quỷ thần). Điều này chúng ta cần hết sức lưu ý vì giáo lý đạo Phật không đề cập đến cõi âm mà chỉ nói đến lục đạo gồm trời, a-tu-la, người, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục. Do đó, nếu các hương linh tiếp xúc với nhà ngoại cảm thì chắc chắn họ chưa giải thoát, có thể họ đã tái sinh vào ngạ quỷ (loài đông nhất trong lục đạo, sống gần gũi và có thể giao tiếp, thọ hưởng vật thực loài người dâng cúng).
Đối với vấn đề các hương linh đã siêu thoát thì có về nơi thờ tự không?
Cho nên, không cần gọi hồn, triệu hồn, cầu hồn hay các phương pháp tương tự vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân.
Cho nên, không cần gọi hồn, triệu hồn, cầu hồn hay các phương pháp tương tự vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân.
Ở đây, chúng ta cần bàn thêm về ý nghĩa siêu thoát. Siêu là vượt lên, thoát là ra khỏi. Vãng sinh về Tây phương Cực lạc (hay các cõi Phật khác) hoặc sinh lên các cõi lành (thoát khỏi cảnh khổ ác đạo) chính là ý nghĩa siêu thoát. Trong quan niệm dân gian của đa phần người Việt, bàn thờ gia tiên là nơi ngự tọa của ông bà cha mẹ sau khi quá vãng. Sự thật không phải như vậy. Theo Phật giáo, con người sau khi chết theo nghiệp tái sinh trong Tam giới, Lục đạo chứ không ở trên bàn thờ. Người Phật tử lập bàn thờ để tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho ông bà cha mẹ quá vãng chứ không phải là thiết lập nơi tọa ngự cho chư vị.
Theo Phật giáo, sự vãng sinh hay siêu thoát cốt yếu do sự tỉnh thức và chuyển hóa của hương linh. Không có các đấng siêu nhiên hay bất cứ thế lực nào có thể làm giúp được. Đức Phật cũng chỉ là đạo sư, bậc thầy chỉ đường. Còn đi đến đích hay không là nhiệm vụ của chúng ta. Cũng vậy, siêu thoát hay không là do chính nỗ lực giác ngộ của hương linh. Mặc dù những trợ duyên như tha lực của Phật và các vị Bồ tát, sự hộ niệm của chư Tăng, sự thành tâm tạo phước của thân nhân… là vô cùng cần thiết nhưng không phải là tác nhân chính cho việc thành tựu siêu thoát. Ví như các phạm nhân đang thụ án trong trại giam, chỉ khi nào tự thân họ biết sám hối ăn năn và cải tạo tốt mới có thể mong ngày hưởng ân xá, khoan hồng. Còn người thân dù yêu thương hay có điều kiện đến mấy quyết lo cho phạm nhân mà tự thân phạm nhân ấy không tỉnh thức, cứ liên tục sai phạm thì khó cứu.
Do vậy, khi người thân mất đi, trách nhiệm của chúng ta là tận tâm dốc lòng cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng, mong họ siêu thoát. Còn siêu thoát hay không là do sự tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, thân nhân chỉ trợ duyên mà không thể can thiệp được. Cho nên, không cần gọi hồn, triệu hồn, cầu hồn hay các phương pháp tương tự vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân.
Trong bối cảnh cầu cúng mang sắc thái thần quyền đang nở rộ hiện nay, người Phật tử cần thiết lập chánh kiến trong việc thờ cúng để khỏi rơi vào tà kiến, mê tín dị đoan.
Quảng Tánh - Nhiên Như giải đáp