Lời Phật Dạy : Thiên đường trong tâm ta.

Mã sản phẩm :
0₫

Giao hàng thu tiền trên toàn quốc

Kiểm tra SP trước khi thanh toán

Đổi hàng miễn phí trong 7 ngày

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Thiên đường trong tâm ta.

Lưu ý: bài viết có thể không phù hợp với bạn. Nhẹ nhàng lướt qua nếu bạn cảm thấy vậy nhé.

Hãy tưởng tượng tâm hồn ta là một mãnh đất màu mỡ có nhiều cây trồng trong đó nào là cây sợ hãi, cây tham lam, cây giận dữ, cây ích kỉ, cây yếu đuối, cây thương yêu, cây đạo đức, cây trí tuệ, cây nghị lực, cây hiểu biết...vv.

Mỗi ngày ta chính là kẻ quyết định sẽ nuôi cây nào lớn lên. Mỗi việc làm, mỗi câu nói, mỗi ý nghĩ của ta có thể là nước để tưới cho cây đó lớn lên, lớn lên rồi cho ra những quả ảnh hưởng đến sức khoẻ, tình thần, cuộc đời ta.

Vậy mỗi ngày ta đang quyết định nuôi lớn cây nào đây?

Thiên đường hay địa ngục đều ở trong tâm. Luôn sống trong sự lo lắng, sợ hãi thì đó chính là địa ngục rồi. Còn luôn sống được với tâm bình an thì đó đích thị là thiên đường.

Lo sợ bên ngoài là do yếu đuối bên trong.

Ta đang đứng ở 1 điểm a nào đó và ta cho rằng hạnh phúc thật sự nó nằm ở 1 điểm b nào đó nên ta ra sức nghĩ về tương lai, hướng tâm ra bên ngoài, mong muốn chạy thật nhanh về b. Vì ta cho rằng ở b chính là thiên đường, đến b rồi thì mọi chuyện sẽ như ý ta. Phải chăng ta đang ảo tưởng?

Làm sao mọi chuyện có thể xảy theo ý ta được?

Ta làm gì có quyền năng, phép thuật để làm điều đó?

Vì cuộc đời là hành trình trải nghiệm: thành, bại, được, mất, hợp, tan, như ý, bất như ý, dễ chịu, khó chịu. Thử hỏi có ai sống trên đời mà không trải qua những điều này?

Khi hướng ra ngoài cái ta nhận được thường là những cảm giác, cảm xúc dễ chịu. Ta thường định nghĩa nó là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc kiểu này rất chóng tàn vì cảm giác, cảm xúc rất vô thường đến và đi rất nhanh.

Để lại cho ta sự hụt hẫng rồi ta cứ tiếp tục, tiếp tục đi tìm cảm giác dễ chịu khác cứ như vậy, như vậy đến hết đời.

Hướng ra ngoài chính là ta đang nuôi dưỡng cái tôi của ta. Và lòng tham của con người là vô đáy nếu không biết đủ thì không dừng lại được.

"biết đủ giàu tối thượng" - đức phật.

Đặc điểm chủ yếu của cái tôi theo mình là ích kỉ, yếu đuối, đòi hỏi. Nghĩa là cái tôi càng lớn càng ích kỉ, càng yếu đuối, càng đòi hỏi càng nhiều.

Nếu cha mẹ đang nuôi con theo lối nuông chiều, bao bọc, làm hết mọi việc thay con để nuôi cái tâm hưởng thụ của con thì sẽ để ý cái tôi của nó sẽ lớn dần, lớn dần theo thời gian.

Yếu đuối ở đây nói về nội lực hay gọi là sức mạnh bên trong. Càng dựa vào ngoại lực, những thứ bên ngoài thì nội lực càng yếu.

Mình cho rằng 2 cái tính con cái cần có là tự lập nghĩa là tự làm những việc nó có thể làm và tự chủ: chủ động biết cần làm những gì chứ không đợi nhắc nhở từng cái.

5 loại cảm giác dễ chịu ta có thể bắt gặp khi hướng tâm ra ngoài:

+ cảm giác hình ảnh: khi mắt ta tiếp xúc với hình ảnh.

+ cảm giác âm thanh: khi tai tiếp xúc với âm thanh.

+ cảm giác mùi: khi mũi tiếp xúc với các mùi hương.

+ cảm giác xúc chạm.

+ cảm giác vị: khi lưỡi tiếp xúc với các vị.

Hãy nói cách khác là:

+ tất cả hình ảnh ta nhìn thấy bằng mắt là cảm giác hình ảnh.

+ tất cả âm thanh ta nghe thấy bằng tai là cảm giác âm thanh.

+ tất cả mùi ta ngửi được bằng mũi là cảm giác mùi.

+ tất cả vị ta ném được bằng lưỡi là cảm giác vị.

+ tất cả xúc chạm ta tiếp xúc bằng thân thể là cảm giác xúc chạm.

Nếu ta chỉ chỉ ghi nhận cảm giác chỉ là cảm giác thì không thể có đau khổ được. Còn khi ta thêm thái độ (yêu thích/ghét bỏ) của ta vào sẽ tạo ra cảm xúc.

Cảm giác + thái độ = cảm xúc.

Từ đó ta xuất hiện 2 trạng thái tâm thức đó là tâm mong cầu(tham), tâm chống đối(sân). Đây chính là nguyên nhân gây ra đau khổ vì ta không thể làm cho mọi thứ như ý ta mãi được.

Những lúc không như ý ta sẽ đau khổ nếu ta bỏ thái độ chống đối vào.

Điều bất như ý chỉ là điều bất như ý.

Điều bất như ý + thái độ(chống đối) = đau khổ.

Điều bất như ý + thái độ(chấp nhận)= không đau khổ.

Vì đâu phải ai cũng khổ khi gặp điều bất như ý đó. Chẳng hạn như kẹt xe: có người vui vẻ chấp nhận cũng có người rất khó chịu.

Tâm ta như thế nào ta sẽ phản ứng với điều đó như vậy.

Khi ta có 5 sự tiếp xúc trên, bộ não ta có sự lưu trữ thông tin vào 1 cái kho trong đầu có thể gọi là kho chứa. Khi 5 sự tiếp xúc qua đi, các tế bào thần kinh tiếp xúc với các thông tin đã lưu trong bộ não sinh ra cảm giác thứ 6: cảm giác pháp trần.

Các cảm giác đến rồi đi, sinh diệt liên tục. Xúc(tiếp xúc) sinh cảm giác sinh, xúc diệt cảm giác diệt. Vô thường, vô chủ, vô sở hữu.

Mình nhận thấy khi ta có sự phân biệt giữa các cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ cũng đủ khiến cho ta căng thẳng, khó chịu thậm chí đau khổ. Sự phân biệt gây ra những mâu thuẫn nội tâm trong chính ta.

Tất cả suy nghĩ, cảm giác, cảm xúc trong ta đều là bạn của ta.

Ta xem tất cả chúng như nhau đều là bạn của ta cả. Còn ta lựa chọn theo hướng nào là do trí tuệ, sự hiểu biết của ta.

Điều quan trọng hơn là chúng ở trong ta chứ chúng không phải là ta.

+ không phải ta buồn mà là trong ta có cảm giác buồn.

+ không phải ta đau mà là trong ta có cảm giác đau.

+ không phải ta suy nghĩ vậy mà là trong ta có suy nghĩ vậy.

Việc này sẽ giúp ta tránh đồng nhất ta vào các cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ.

Bản chất đều là cảm giác nhưng mỗi người có sự cảm nhận khác nhau là do tâm.

Ví dụ: cùng nhìn vào 1 hình ảnh có người sẽ nhận xét đây là 1 cô gái đẹp. Vì trong người đó đã định hình một người đẹp là người phải như thế này, thế kia trước rồi. Khi so sánh, đối chiếu ta thấy phù hợp với tiêu chuẩn của ta thì ta kết luận là đẹp.

Còn với người khác chưa chắc đó là cô gái đẹp?

Đức phật dạy rằng:

"there is no way to happiness, happiness is a way, happiness is now and here."

("không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường, hạnh phúc ở đây và ngay bây giờ".)

Nghĩa ta có thể hạnh phúc ngay từ a trên suốt con đường ab chứ không phải ở b ta mới có.

Hãy tưởng tượng nếu ta đạt được b nhưng trên con đường từ a đến b ta đã chất chứa rất nhiều rác rến, phiền não, căng thẳng thì khi đến b ta có hạnh phúc nổi không?

Hạnh phúc ở bên trong mới là thứ bền vững vì nó không phụ thuộc những điều kiện bên ngoài(những thứ luôn luôn biến đổi, thay đổi khó lường. Mà ta không thể kiểm soát hết được.)

Tương lai được xây dựng bằng các chất liệu của hiện tại. Đánh mất hiện tại cũng chính là đánh mất tương lai.

"the more you worry the more you ruin the future"

Thích nhất hạnh.

(càng lo lắng nhiều bao nhiêu, bạn càng phá nát tương lai nhiều bấy nhiêu)

Vậy cách duy nhất để có 1 tương lai tốt đẹp là hãy sống tốt+ sống sâu sắc với giây phút hiện tại.

Sống nghĩa là sao? Nghĩa là có mặt ở hiện tại. Còn khi thân ta ở đây còn tâm ta ở thì quá khứ hay tương lai thì ta chỉ đang tồn tại. Như vậy có phải ta đang đánh mất hiện tại?

Hãy suy ngẫm điều này: có phải hiện tại của ta là kết quả của những việc ta đã làm và không làm trong quá khứ?

Vậy tương lai chính là kết quả của những việc ta làm và không làm trong hiện tại?

Tu đơn giản là tìm cách đưa thân về với tâm để ta luôn sống và kết nối sâu sắc với giây phút hiện tại, từ đó ta sẽ có sự bình an, hạnh phúc đích thực.

Bình an, hạnh phúc là thứ đã có sẵn trong ta rồi tựa như vầng trăng sáng. Nhưng nó đang bị những đám mây phiền não che khuất. Ta chỉ cần xua tan mây đi thì vầng trăng sẽ sáng tỏ.

Ta sẽ có bình an, hạnh phúc chân thật.

Mỗi lần ta bất mãn, kháng cự, chống đối với 1 điều gì đó hay người nào đó. Ta phải hiểu đó chính là biểu hiện của phiền não vì lúc này ta đã đặt sự bình an, hạnh phúc của ta ra bên ngoài vào hoàn cảnh hay còn người đó.

Ta đang đi tìm thức ăn cho bản ngã(cái tôi) ở bên ngoài ta:

+ tiện nghi vật chất: tiền bạc, của cải...

+ tiện nghi tinh thần: sự công nhận, sự tôn trọng, nể phục...từ người khác.

Tại sao ta đi tìm thức ăn bên ngoài vì ta đói, vì ta chưa cung cấp được thức ăn cho nó từ bên trong.

Nghĩa là khi ta có thể tạo ra thức ăn từ bên trong cho bản ngã thì nó sẽ bớt đòi hỏi ở bên ngoài >>bớt phản ứng chống đối với những điều trái nghịch>> bớt khổ.

Ta cho rằng hoàn cảnh như thế này, như thế kia thì ta mới có bình an, hạnh phúc. Người này phải đối xử như ý ta muốn thì ta mới yên tâm được.

Đắng lòng thay, ta nào có điều khiển, kiểm soát mọi con người, hoàn cảnh theo ý ta được? Ta chỉ có thể làm chủ được chính ta?

Vậy ta có nên dựa dẫm, lệ thuộc, phụ thuộc vào hoàn cảnh hay con người nào đó để ta có bình an, hạnh phúc?

Người nào càng biểu hiện tiêu cực ra ngoài nhiều bao nhiêu chứng tỏ người đó càng có nhiều phiền não bấy nhiêu.

Ta có thể khởi lòng từ bằng cách nhẩm thầm câu:

"thấy thương, người đó đang bị phiền não khống chế, đang là nạn nhân của sự vô minh, thiếu hiểu biết, đang đau khổ từ bên trong"

Họ đang chính là nạn nhân của họ, họ đang làm chính họ đau khổ?

Ta có nên làm họ đau khổ thêm? Ta có nên làm cho phiền não trong họ ngày càng lớn, nhiều hơn?

Hay ta chỉ thương người đó khi họ dễ thương còn khi họ khó thương thì ta mặc kệ nó, chạy ngay đi.

Nếu vậy thì ta đến với họ để hưởng sự dễ thương từ họ chứ ta có thương yêu gì họ đâu?

Thương người khác là vì họ chứ không phải mình.

Nếu đủ hiểu biết họ có thể nhận diện, kiểm soát phiền não của họ.

Khi bị phiền não khống chế thì cái thấy của ta về thực tại không còn đúng nữa vì nó thường có tính sợ hãi, lo lắng, bất an. Tựa như việc ta mang kính "đen" thì ta nhìn cái gì cũng đen vậy.

Bởi vậy người ta hay khuyên rằng khi quá vui thì không nên hứa gì cả, còn lúc giận thì không nên nói hay hành động gì cả vì lúc này cảm xúc thường dẫn dắt ta chứ không phải lý trí.

Cảm xúc lên cao, sự ngu dốt thường xuất hiện.

Tiền rất quan trọng nhưng ta phải thừa nhận rằng nó không phải mục đích cuối cùng của cuộc đời. Ta không cần đợi đến lúc sắp lìa đời mới nhận ra điều này?

Mục đích lớn nhất của cuộc đời theo mình nghĩ là tu tâm để có sự bình an, hạnh phúc từng phút giây trong hiện tại, để có thể mang lại giá trị gì đó cho bản thân, gia đình, xã hội, cống hiến cho cuộc đời.

Liệu ta có thể có bình an, hạnh phúc khi ăn cơm?

Liệu ta có thể thư giản, nghỉ ngơi khi ăn cơm?

Tại sao không?

Ăn cơm chỉ để ăn cơm. Ghi nhận, cảm nhận mọi cảm giác mà không bỏ thái độ(thích/ghét) vào.

Ăn trong im lặng nhé.

+ mắt chủ yếu tập trung vào chén cơm để ghi nhận cảm giác hình ảnh. Tậo trung vào nhiều thứ tâm rất dễ loạn.

+ miệng nhai thức ăn 40-50 lần trước khi nuốt để cảm nhận thật rõ thức ăn. Nhai kĩ còn có tác dụng no lâu, rất tốt cho hệ tiêu hoá.

+ còn lại tai ghi nhận các cảm giác âm thanh từ miệng cũng như xung quanh.

Tóm lại có cảm giác gì thì cứ ghi nhận, chỉ ghi nhận. Lúc này ăn cơm chính là mục đích cuộc đời ta.

Nghĩa là khi làm gì ta sẽ xem đó là mục đích cuộc đời của ta tại thời điểm đó. Để ta chú tâm vào đó, thưởng thức, tận hưởng công việc đang làm.

Mục đích cuộc đời lúc ăn cơm chỉ là ăn cơm.

Làm được như vậy ta sẽ có sự bình an, hạnh phúc khi ăn cơm.

Những lúc không cần suy nghĩ ta chỉ cảm nhận, ghi nhận các cảm giác ta sẽ có sự thư giản từ bên trong.

Khi muốn cảm nhận đối tượng nào, ta có thể dừng ở đối tượng đó 3-5 giây hoặc làm chậm hơn mức bình thường.

Chẳng hạn thay vì chạm tay vài cái bàn rồi ta rút ra liền, sự cảm nhận chưa rõ lắm. Ta hãy giữ tay vào cái bàn 3-5 giây sự cảm nhận sẽ rõ hơn rất nhiều.

Viết thì dễ nhưng để làm được không dễ vì tâm ta rất hay chạy lung tung, để buộc nó vào phút hiện tại không hề đơn giản.

Tiền cũng như cơ bắp của các vận động viên thể hình là kết quả. Không tự nhiên mà có. Khi nghĩ đến tiền ta hãy nghĩ đến người khác vì tiền đến từ người khác. Ta có thể làm gì cho người khác để được trả công xứng đáng bằng tiền đây? Càng làm được việc cho càng nhiều người ta càng có nhiều tiền?

Tiền=lao động*giá trị. Nghĩa là ta càng lao động, càng mang lại nhiều giá trị cho người khác, ta sẽ nhận được càng nhiều tiền.

Nhưng ta phải hiểu chính mình để biết khả năng mình đến đâu tránh việc lực bất tòng tâm. Tâm thì rất muốn nhưng không có khả năng sẽ gây ra rất nhiều đau khổ cho ta.

Chẳng hạn nếu ta chỉ là cây cỏ thì hãy làm sao để ta xanh tươi nhất có thể chứ đừng mong muốn mình sẽ to lớn như cây cổ thụ.

Bây giờ ta đang ý thức mình là cây cỏ nhưng ta có thể phát triển bản thân để ta có thể to lớn hơn tùy vào nỗ lực của mỗi người.

Chứ đừng vì chưa có tiền hay có ít tiền mà tàn phá sức khoẻ, tâm hồn, tinh thần của mình thì không đáng chút nào?

Phá nát hiện tại cũng chính là phá nát tương lai.

Giả sử ta ngứa chỗ chân, ta gãi chỗ tay có hết ngứa? Cũng vậy hãy tạo đúng nhân ta sẽ gặt đúng quả.

Muốn có quả hãy gieo nhân trước.

Theo mình để có bình an và hạnh phúc ta phải học cách giữ tâm bình an, biết được ngoài tiền ra còn gì nữa để không đánh mất chính mình, để không chạy theo phương tiện mà bỏ quên mục đích.

Vì cuộc đời là hành trình trải nghiệm: thành, bại, được, mất, hợp, tan, như ý, bất như ý, dễ chịu, khó chịu.

Nên ta có gặp những điều khó chịu, bất như ý cũng là chuyện hết sức. Cuộc sống nó vận hành theo cách của nó chứ không phải theo lệnh của ta?

Thiên đường hay địa ngục đều ở trong tâm. Luôn sống trong sự lo lắng, sợ hãi thì đó chính là địa ngục rồi. Còn luôn sống được với tâm bình an thì đó đích thị là thiên đường.

"thành công mà không hạnh phúc là thất bại thảm hại"

Cảm ơn bạn đã nghe. Hãy góp ý, cảm nhận bên dưới bạn nhé.

 

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

0902.277.552

08.4433.1234

Zalo, Viber: 0902.277.552

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552