Sự Tích Phật A Di Đà Vị Phật Hộ Mệnh Cho Người Tuổi Tuất Tuổi Hợi Gặp May Mắn Gia Tăng Tài Lộc

  16/12/2020

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Sự tích Đức Phật A Di Đà.
Theo truyền thuyết trong lịch sử Phật giáo Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang. Phật A Di Đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào hàng a tăng kỳ kiếp, oai đức khôn cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.

Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: Vào khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì. Một vị vua có tên Vô Tránh Niệm thống lãnh bốn xứ thiên hạ Đông thắng thần châu, Nam thiệm bộ châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc cu lô châu. Vị vua này nổi tiếng nhân đức từ bi. Dân chúng ai ai cũng cảm phục yêu mến. Vua có nhiều con cái, trợ giúp vua có rất nhiều vì đại thần công minh liêm chính. Trong đó có một vị đại thần tên Bảo Hải, ông rất tinh thông về nghề xem thiên văn. Vị đại thần này lại có một người con trai khôi ngô tuấn tú, trên người có ba mươi hai dấu tốt, ông đặt tên là Bảo Trạng.

Bảo Trạng càng lớn thì càng khỏe mạnh trai tráng luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Ông đi khắp nơi thì nghiệm ra rằng việc đời thật thống khổ, tính mạng nhẹ như lông hồng, sinh ra chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa đi xuất gia tu hành. Chuyên tâm tu tích, chẳng bao lâu Bảo Trạng thành Phật, hiệu là Bảo Trạng Như Lai, ông có đủ các phép màu, tinh thông quảng đại. Trở thành Phật, Ngài đi khắp nơi hóa độ chúng sinh cứu giúp dân an, thu nạp nhiều đệ tử, một số cũng nguyện tu thành chính quả như Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, Ngài đi đến đâu dân chúng cũng hoan nghênh chào đón.

Một ngày nọ, nghe tin Ngài đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, Vua mới tò mò muốn đến chỗ Phật xem Ngài giảng đạo gì mà thiên hạ tôn kính như thế. Nghĩ thế, Vua quan đến vườn Diêm Phù, lễ Phật vừa xong. Vua quan sát thì thấy Đức Bảo tạng Như lai khoanh chân ngồi trên tọa có hình con sư tử rất mực trang nghiêm, từ quanh Ngài tỏa ra muôn ánh hào quang chói lòa, phía dưới nào là Phật, là người, dân chúng ngồi kính cẩn nghiêng mình, người thì chắp tay ngồi yên lặng, người quỳ gối thưa hỏi, ai ai cũng cung kính. Ngài liền nhìn lại bản thân mình, chợt sững lại một lúc rồi lòng cảm thấy phấn chấn rộn ràng, cũng cúi lễ Ngài rồi ngồi xuống bên Ngài nghe Ngài giảng phật pháp.

Vua nghe đức Bảo Tạng Như Lai diễn đủ các Pháp, thì tâm hồn trở nên thanh tịnh, thoải mái thư thái, mọi hiềm khích trách móc bao lâu bỗng chốc tan biến hết. Vua quỳ xuống chấp tay mà thưa Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi muốn sắm đủ những đồ ăn uống: áo chăn, mền nệm và thuốc men dâng lên cúng cho Ngài và dân chúng trọn ba tháng ở đây mà giảng đạo, xin Ngài từ bi ai nạp. Đức Phật mỉm cười gật đầu. Thấy thế Vua vội trở về kinh thành sắm đủ mọi lễ mang đến. Vua cũng khuyên các vị đại thần và các quan trong triều mang lễ đến cúng Phật mong cầu phước ban. Tức thì tất cả các quan đều cung kính vui vẻ lui về mà nô nức chuẩn bị.

Một đêm nọ, quan đại thần Bảo Hải, phụ thân Đức Bảo Tạng Như Lai nằm mơ thấy vua Vô Tránh Niệm làm sự bố thí thì lớn mà cầu mong những điều nhỏ nhặt chưa thoát ra khỏi cõi luân hồi sinh tử thì lấy làm phiền não, bèn đến chỗ Phật Bảo Tạng kể về giấc chiêm bao và tâu với Vua rằng: "Muôn tâu Đại Vương! Xin suy nghĩ đến việc này. Sinh tử là việc con người phàm trần như chúng ta khó lòng thay đổi, đại vương đã nghĩ đến ban bố cứu độ chúng sinh thì thật quý báu. Đức Phật tùy cơ duyên với chúng sinh mà cảm ứng hiện ra đời, nay chúng ta cầu mong Đức Ngài thì hãy từ bỏ những dục vọng tầm thường làm mọi phước an".

- Xin Đại Vương thứ lỗi cho hạ thần muốn hỏi lời này:

- Đại Vương cúng cầu Đức Phật là nguyện những việc gì, xin cho thần rõ. Nếu Đại Vương cầu về cõi trời làm Thiên Tử hay về cõi nhân gian làm Vua thống lĩnh bốn châu thiên hạ thì vẫn còn trong khổ ải chưa thoát tục, hai thứ này đều là sự vô thường, không lâu dài được, hà cớ phải cầu nguyện! Nếu về trời mà tạo ác nghiệp thì cũng phải đọa xuống địa ngục khổ ai, nếu về cõi nhân gian thì lại chịu mọi phiền não con người. Vậy nên Đại Vương hãy xem xét, nếu thật tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề đừng mong nguyện những việc nhỏ nhặt như thế.

Vua Nghe quan Bảo Hải nói như thế thì tâm tình rộng mở đáp rằng:

- Trẫm chẳng cầu những việc như khanh nói đâu! Trẫm muốn trải kháp bô thí cho chúng sinh, tu hạnh Bồ Tát mà phát tâm Bồ Đề.

Đại thần Bảo Hải cung kính đáp rằng:

- Bồ đề là một đạo rất trong sạch sáng suốt, rất ngay thẳng chính đáng rất trang nghiêm tốt đẹp, rất rộng lớn cao sâu, bao trùm khắp cả nhân gian này. Tu đạo Bồ Đề sẽ làm cho tâm hồn thanh thản, sáng suốt, nhẫn nhục. Tu được đạo này sẽ được đến chỗ an lạc và mới thành chính quả. Vậy mong Đại Vương nên phát tâm mà cầu đạo ấy.
 
Vua Vô Tránh Niệm cười đáp rằng:

- Ta cảm tạ lời quan tâm của ái khanh, mỗi người trong nhân gian đều có mọi sự phiền não của riêng mình, người nào tâm không lành thì Đức Phật cũng không thể dứt sự khổ não được. Nay Trẫm phát Bồ đề tâm, tu Bồ Tát hạnh, học đạo Đại thừa, chuyên làm Phật sự mà giáo hóa chúng sanh. Mong cho thế giời trang nghiêm thanh tịnh. Người người không còn khổ đau.

Vua Vô Tránh Niệm vừa dứt lời, bèn cùng với quan đại thần Bảo Hải đến gặp Đức Phật. Thấy Ngài đang dùng phép biến hóa hiện lên mười phương chư Phật ra trước mắt thì lấy làm cảm kích, có thế giới Phật giới người, giới hào quang chói sáng giới nhơ nhớp tối tăm. Đại thần Bảo Hải thấy thế bè tâu Vua rằng:

- Đại Vương nhờ Đức Như Lai mà thấy các thế giới, liệu Đại Vương muốn cầu lấy thế giới nào?

Vua cúng kính chấp tay Đức Phật mà thưa:

- Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng biết các vị Bồ Tát tu hạnh gì mà ở cõi phật tốt đẹp trang nghiêm mạng thọ lâu dài, tu nghiệp gì mà ở thế giới xấu xa tối tăm số mạng ngắn ngủi như vậy? Xin Ngài chỉ dạy.

Đức Bảo Tạng Như Lai nói:

- Các vị Bồ Tát thệ nguyện muốn ở giới thanh tịnh không làm điều ác thì sau khi thành đạo về ở cõi trang nghiêm, còn vị nào muốn ở cõi ngũ trược đủ sự phiền não thì về ở cõi ấy.

Vua Vô Tránh Niệm lễ Phật rồi lui trở về trong cung, an tâm mà nghĩ tới mong cầu của mình, cầu cho một cõi tốt đẹp cứu giúp muôn dân.

Nghĩ xong Vua trở lại lễ Phật thưa rằng:

- Bạch Đức Thế Tôn! Tôi muốn đem công đức của mình cúng Ngài và muốn cầu an dân thái bình tịnh độ. Nay tôi có những thỉnh cầu này mong Ngài suy xét:

Tôi nguyện trong khi tôi thành Phật, làm sao cho thế giới đủ sự tươi đẹp, mọi vật tràn trề sức sống, không có địa ngục khổ đau, người nào cũng có đủ 6 phép thần thông và căn thân tốt đẹp.
Tôi nguyện cho chúng sinh về cõi ấy trở thành đàn ông khỏe mạnh, không còn đàn bà, tất cả được đầu thai trong bông sen, lúc bông sen nở thì căn thân xinh tốt, thọ mạng lâu dài.
Tôi nguyện cõi trang nghiêm, cảnh vật tốt tươi xinh xắn, hương sắc muôn loài muôn vẻ.
Tôi nguyện cho chúng sinh ai nấy đều ba mươi hai tướng tốt, đi mây về gió dạo khắp cõi Phật mười phương mà thấu hiểu đạo trời.
Tôi nguyện nhân gian đều có mọi thứ tự nhiên, đúng giờ thì có món ăn ngon hiện trước mắt, xiêm y tốt đẹp như mong không cần tốn thời gian sắm sửa như trong nhân gian.
Tôi nguyện cầu cõi Phật như vậy, đời đời tu hạnh Bồ Tát,đến thời kỳ chứng đạo thì ngồi dưới cây Bồ đề mà thành quả Chánh Giác, phóng hào quang soi các thế giới cho các Đức Phật đều xem thấy, khen ngợi danh hiệu của tôi
Tôi nguyện khi đã thành Phật, chsung sinh trong thế gian đã có tu thân sẽ muốn sanh về cõi tôi, tu hành tịnh độ.
Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, mà có chúng sinh ở các thế giới đã phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát đạo, muốn về cõi tôi, thì tôi sẽ hiện thân mà chỉ dẫn họ.
Tôi nguyện khi tôi trải muôn kiếp về sau người người vui mến phát Bồ đề tâm, cho đến lúc thành Phật, muốn làm thân đàn ông chứ không khi nào còn mang lấy thân đàn bà nữa.
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu được như vậy tôi mới chịu thành Phật.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe vua Vô Tránh Niệm nguyện mấy lời ấy rồi khen rằng: "Hay thay! Hay thay! Đại vương phát nguyện sâu lớn, muốn cõi thanh tịnh. Kìa Đại vương hãy xem qua hướng Tây, cách trăm ngàn muôn ức cõi Phật có một thế giới gọi là Tôn Thiện Vô Cấu, giáo chủ cõi ấy hiệu là Tôn Âm Vương Như Lai, rất phù hợp với mong nguyện của người. Trong cõi ấy không có tiểu tiết nhỏ nhoi, không có nữ nhân lại thanh tịnh trang nghiêm rất xứng với Đại Vương. Vì Đại vương có thệ nguyện muôn cõi thanh tịnh, nên nay Ta đổi hiệu Đại vương là Vô Lượng Thanh Tịnh.

Vô Lượng Thanh Tịnh trải vô số hằng sa kiếp và vô lượng Phật diệt độ thì Vô Lượng Thanh Tịnh chứng quả về cõi đó mà thành Phật thì hiệu là: A Di Đà Như Lai (dịch là Vô Lượng Thọ), sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sanh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả.

---------------

Tìm Hiểu Đức Phật A Di Đà (Adida) Là Ai Và Sự Tích Về Ngài
    
Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn được gọi là Amida là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được tôn kính, thờ Phụng phổ biến. Vậy Phật A Di Đà là ai, sự thích về ngài như thế nào, hãy cùng Shop Phật Bản Mệnh  tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Phật A Di Đà (Adida) là ai? Tiền thân của Đức Phật A Di Đà?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghe qua về Phật A Di Đà, nhưng không phải ai cũng biết các thông tin về Ngài, hãy cùng shop phật bản mệnh tìm hiểu:
Phật A Di Đà là ai? Tiền thân của Đức Phật A Di Đà?
Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara. 

Ông nguyện khi sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những Phật độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và hoàn thành lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà.

A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới ông ta đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phương Tây (hay còn được gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc). Từ thế giới này ông ta sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng người đã mất và dẫn họ đi tái sinh trong đất Phật thanh tịnh của ông.


Hình dáng đặc trưng và tư thế tay của Đức Phật A Di Đà:
Nếu như muốn biết Phật A Di Đà là ai thì không thể bỏ qua yếu tố này. Bởi nó giúp tất cả chúng ta có thể nhận biết được Đức Phật.

Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ.

Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.

Đức Phật A Di Đà Là Ai

 Ý nghĩa tên đức Phật A Di Đà:
Đức Phật A Di Đà là đức Phật làm giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc.

Tên Ngài có 3 nghĩa:

- Vô lượng quang có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài chiếu khắp các thế-giới.

- Vô lượng thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không lường kể.

- Vô lượng công đức có nghĩa Đức Phật A Di Đà làm những công đức không ai kể xiết.

Tóm tắt sự tích Phật A Di Đà
Theo kinh Đại A Di Đà, về thời Đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời, có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Vua Kiều Thi Ca nghe đức Phật thuyết Pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu là Pháp Tạng. Một hôm Ngài đảnh lễ Phật, cầu Phật chứng minh và phát 48 lời nguyện, và do nguyện lực ấy sau này thành đức Phật A Di Đà.

Lại theo kinh Bi Hoa, về đời vua Chuyển Luân Thánh Vương tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần tên là Bảo Hải, tức là thân phụ của Phật Bảo Tạng. Một hôm vua Vô Tránh Niệm nghe Phật thuyết Pháp liền phát tâm cúng dường đầy đủ các lễ vật cho đức Phật và Đại chúng trong ba tháng. Vị Đại thần Bảo Hải khuyên vua nên phát tâm Bồ đề cầu đạo vô thượng. Vua liền nguyện nếu sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh. Vua Vô Tránh Niệm vừa phát nguyện xong, đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho vua sau này thành Phật sẽ lấy hiệu là A Di Đà và ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Vị Đại Thần Bảo-Hải sau này cũng thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật A Di Đà là gương sáng của hạnh Thanh Tịnh, vì thân Ngài chói ngời hào quang thanh tịnh và sáng suốt. Đức Phật A Di Đà có phát 48 lời nguyện rộng lớn cứu độ tất cả chúng sanh, trong ấy có lời nguyện tiếp dẫn tất cả chúng sanh nào hướng niệm đến Ngài đều được vãng sanh lên cõi Cực Lạc.

Ở Việt Nam, phần đông tu theo tông Tịnh Độ nên thờ tượng Đức Phật A Di Đà. Tượng Ngài đứng hoặc ngồi trên tòa sen, tay phải duỗi xuống phóng hào quang, tay trái để ngang bụng bắt ấn cam lồ. Tại các chùa, thờ chung với Đức Phật A Di Đà gồm có đức Đại Thế Chí Bồ Tát bên tay phải và đức Quán Thế Âm Bồ Tát bên trái. Hai vị này trợ hóa cho Ngài bên cảnh giới Cực Lạc.

Thường năm đến ngày 17 tháng 11, các phật tử làm lễ vía của Ngài. Người ta thường niệm danh hiệu Ngài khi gần lâm chung để được về cảnh giới Cực Lạc.

Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?
Quý vị không nên có sự nhầm lẫn giữa Phật A Di Đà và Phật Tổ. Phật A Di Đà chính là Phật A Di Đà, là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Tên của ngài có nghĩa là thọ mệnh vô lượng và ánh sáng vô lượng (Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang). 

Còn Phật Tổ hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là thầy của hết thảy vạn vật trên thế gian, là người sáng lập ra đạo Phật. Chúng ta thường nghe nói về “ông tổ, bà tổ” là để chỉ điều này. Người mở đầu cho một phong trào, một thể chế, một đạo giáo,... thì được tôn làm Tổ.

Điểm phân biệt rõ ràng nhất ở hai vị Phật này là Phật A Di Đà khoác áo cà sa màu đỏ, trước ngực có chữ Vạn. Còn Phật tổ Như Lai thì khoác áo cà sa màu vàng và trước ngực không có chữ vạn.

Phật A Di Đà có thật không?
“Đức Thích Ca không bao giờ nói dối, chư Tổ Sư không bao giờ nói dối” . Nếu Đức Phật A Di Đà không có thật hay thế giới Tây Phương Cực Lạc không có thật thì Phật Tổ Như Lai đã chẳng tuyên thuyết về kinh Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang làm gì.

Hơn nữa, nói dối là một trong năm giới cấm của đạo Phật. Chúng ta - những người con của Phật đều không thể không biết điều này. Tin vào Phật Pháp sẽ thấy được sự tồn tại của Đức Phật A Di Đà, còn đã không tin thì có nói gì cũng vô ích. 

Ánh sáng trí huệ chỉ dành cho những người giác ngộ, biết nơi đâu là điều mình cần hướng đến. Người tu hành đắc đạo, tin tưởng vào sự màu nhiệm của Đạo,  sẽ được vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, nơi chỉ có lạc thú và không còn tồn tại thống khổ như chốn trần gian.

Bước vào con đường học đạo, tu đạo là một con đường rất dài. Bản chất thì rất ngắn đó là tu để giải thoát khỏi thống khổ, nhưng sự học đạo thì có khi mất cả một đời. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm rõ những kiến thức chuẩn xác về xuất thân, lịch sử cũng như mọi điều liên quan đến từng vị Phật. Có như vậy, mới thể hiện đầy đủ nhất lòng tôn kính của chúng ta. 

-------------------

Tại sao phải niệm Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật khi có người mất?

Vua có một vị đại thần tên là Bảo Hải, con dòng Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn. Bảo Hải có một người con trai tướng tốt lạ thường, từ dưới chân lên đến trên đầu đều có ba mươi hai dấu tốt. Khi người con này sinh ra, được các hàng khách tôn quý đem nhiều đồ lễ vật đến dưng cho, nhơn vậy mà đặt tên là Bảo Tạng.

Lúc khôn lớn, thì Bảo Tạng xem biết việc đời là thống khổ thân mạng lại vô thường, tự nhiên sinh lòng chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa, liền xuất gia tu hành. Chẳng bao lâu đã thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai, đủ các đạo Pháp nhiệm mầu, thần thông rộng lớn. Khi thành Phật rồi, thì Ngài dạo khắp các nơi mà hóa độ chúng sinh, có nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, nên nhơn dân ai nấy cũng sẵn lòng hoan nghinh.

Một ngày kia, vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng cùng đệ tử đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, thì tự nghĩ rằng: “Nay Ta muốn đến chỗ Phật, đặng xem coi giảng Đạo lý gì mà thiên hạ tín ngưỡng đông như thế!”

Nghĩ như vậy rồi, vua cùng các vị vương tử, đại thần và quyến thuộc bèn đến vườn Diêm phù lễ Phật vừa xong, liền đi chung quanh ba vòng, rồi ngồi bên Ngài mà nghe Pháp.

– Vua Vô Tránh Niệm xem thấy Đức Bảo Tạng Như Lai khoanh chân ngồi trên bảo tọa có hình con sư tử, rất bực trang nghiêm, đủ tướng tốt đẹp, chung quanh thân Ngài có ánh sáng nhiều sắc chói lòa.


Đại nguyện lực của Đức Phật A Di Đà đối với chúng sinh cõi Sa bà

Trong Pháp hội gồm những người đã xuất gia làm đệ tử của Phật cạo tóc đắp y, những hàng vương tử đại thần mặc đồ anh lạc, cung nga mỹ nữ dung mạo tốt xinh, nào là sĩ, nông, công, thương, áo xiêm chỉnh đốn, kẻ thì chấp tay ngồi im lặng, người thì quỳ gối thưa hỏi, xem bộ ai nấy cũng chăm ngó Phật mà nghe Pháp cả.

– Vua nghe đức Bảo Tạng Như Lai diễn đủ các Pháp, thì lòng đã mở thông, căn thân thanh tịnh, rõ đường giải khổ, biết sự làm lành, liền quỳ xuống chấp tay mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi muốn sắm đủ những đồ ăn uống: áo chăn, mền nệm và thuốc men, đặng dưng cúng cho Ngài và đại chúng luôn trọn ba tháng ở đây mà giảng đạo, xin Ngài từ bi ai nạp”.

Vua Vô Tránh Niệm thấy Phật nhận lời, liền trở về truyền lịnh sắm sửa đủ mọi lễ, cứ đúng buổi mà dưng cúng không hề trễ nãi.

Vua lại khuyên bảo các vị vương tử, đại thần, quyến thuộc và nhơn dân rằng: “Các ngươi có biết hay không? Nay Trẫm đã mở lòng bố thí, kính thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai và đại chúng đến mà cúng dường trọn ba tháng. Những đồ báu trọng ngon đẹp của Trẫm thọ dụng bấy lâu nay đều đem dâng cúng tất cả. Các ngươi cũng thể theo ý Trẫm xả bớt huyễn tài mà cúng Phật Tăng đặng cầu phước báu”.

----------------------------

Ý NGHĨA TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ CỰC HAY

Phật A Di Đà là một vị phật lớn trong phật giáo, ngài là giáo chủ của thế giới Cực Lạc Tây Phương, đại diện cho những giá trị tốt đẹp của quá khứ. Tượng Phật A Di Đà mang ý nghĩa rất lớn đối với chúng sinh khi giúp con người thoát khỏi những phiền muộn trong cuộc sống, thành tâm hướng đến ánh sáng tù bi của Đức Phật.

Phật A Di Đà là một vị phật lớn trong phật giáo và ngài là giáo chủ của thế giới Cực Lạc Tây Phương


Phật là hiện thân của an lành, của những điều tốt đẹp; tượng Phật A di đà giúp con người thoát khỏi những khốn khổ, cùng cực trong cuộc sống để con người hướng về những điều thiện nhân, phúc lành. Thờ tượng Phật A di đà trong nhà để cầu mong sự an bình, sức khỏe, tai qua nạn khỏi.

Trong quan niệm của cõi Niết bàn, “đời là bể khổ” nhưng khi con người thấu hiểu chân lý, được Đức Phật dẫn dắt tránh xa tham - sân - si - mạn - nghi - ác kiến, lục dục của trần thế thì sẽ tự giác ngộ và sống một cuộc sống thanh tịnh, yên bình.

Phật A Di Đà là vị phật lớn trong Phật giáo, là giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương Tây đại diện cho những giá trị tốt đẹp của quá khứ. Đây cũng là yếu tố, nền móng để con người nhìn lại và hướng về tương lai tốt đẹp hơn.

Nếu ai từng lắng nghe những bài thuyết giảng của Phật giáo và hiểu về đạo Phật thì khi tâm trí căng thẳng, mệt mỏi, thiếu tập trung thì có thể tụng kinh niệm Phật sẽ giúp tâm thanh tịnh, tăng cường sự tập trung, dũng khí.

Tượng Phật A Di Đà được thờ tựu ở hầu hết các ngôi chùa
Phật A Di Đà – Phật bản mệnh tuổi Tuất và tuổi Hợi
Trước hết, gia chủ cần hiểu Phật bản mệnh là như thế nào? Phật bản mệnh được gọi là Phật độ mạng và Phật hộ thân gồm 8 vị Phật và Bồ Tát. Phật giáo mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp, trong đó Đức Phật A Di Đà chính là Phật bản mệnh tuổi Tuất và tuổi Hợi.

Với những người tuổi này, khi trưng bày tượng Phật A di đà trong nhà sẽ có được sự bình an, may mắn trong cuộc sống. Nhất là trong công việc, Phật A di đà hỗ trợ tối đa cho tinh thần, trí tuệ để làm việc hiệu quả và năng suất, giúp gắn kết các mối quan hệ đồng nghiệp tốt hơn.

Dưới ánh sáng vô biên của Ngài, con người sẽ tránh được nhưng tai ương, vận xấu, gặp hung hóa cát, gặp dữ hóa lành, khi mất đi được vãng sinh vào thế giới cực lạc.

Phật bản mệnh A Di Đà sẽ giúp những người tuổi Tuất và tuổi Hợi vượt qua mọi khó khăn, khổ nhọc, vươn đến sự sáng tạo, thành công về mọi mặt.

Tâm linh không thống trị vũ trụ nhưng những ý niệm, thuyết pháp của tâm linh Phật giáo luôn soi đường chỉ lối, giúp con người hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Đức Phật A di đà hướng con người tu nhân tích đức, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ và tránh xa Tham – Sân – Si để từ đó vượt qua mọi khổ ải của trần gian.

Chính vì vậy, những gia chủ tuổi Tuất và tuổi Hợi thờ tượng Phật A di đà nhất là những mẫu tượng Phật A di đà bằng đồng trong nhà sẽ rất tốt.

Cách thỉnh tượng phật A Di Đà mang lại bình an, may mắn cho gia chủ
Thờ tượng Phật A di đà trong nhà rất tốt cho gia chủ nhưng đây cũng chính là “con dao hai lưỡi” nếu gia chủ không biết cách thờ đúng, thậm chí rước họa cho gia đình.

Trước hết, gia chủ phải có tâm hướng Phật, lòng tôn kính Phật thì mới được mua tượng Phật về thờ tại gia. Không nên mua theo ngẫu hứng hoặc nghe theo thầy nọ thầy kia. Nhất là không nên hiểu lầm rằng: thờ phật A di đà để cầu tài lộc, phước lành, trừ họa mà chính là để tâm thanh tịnh, lòng hướng thiện.

Gia chủ nên tham khảo sự hướng dẫn của các sư thầy để chọn tượng Phật A di đà bằng đồng đẹp nhất hay mẫu tượng phù hợp với mục đích thờ cúng của gia đình vì tượng Phật cúng có nhiều vị phật khác nhau như: Tượng Phật Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Phật Di Lặc,....với nhiều chất liệu khác nhau: đá, gỗ, gốm, sứ, đồng,... Bên cạnh đó, cũng là để các sư thầy làm phép, tụ kinh, làm lễ khai quang điểm nhãn cho bức tượng.

Khi thỉnh tượng Phật A di đà về bàn thờ gia tiên, gia chủ chọn ngày tốt làm lễ an vị Phật và thỉnh Phật về nhà thờ. Vị trí đặt bức tượng đồng cũng rất quan trọng, bàn thờ Phật cần được đặt ở trên cao nơi trang nghiêm chính của ngôi nhà với đầy đủ các vật phẩm thờ cúng khác: lọ hoa, mâm bồng, ngai chén, đài thờ,...

--------------

Ý nghĩa khi đeo Phật bản mệnh A Di Đà
Trang sức mang ý nghĩa phong thủy đang dần thu hút nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng, trong đó việc đeo Phật bản mệnh bên mình nhận được nhiều sự lựa chọn hơn cả. Được xem như là một tấm bùa hộ thân, mang lại nhiều điều may mắn, đặc biệt là sự bình an trong đời sống.

Phật bản mệnh có tới tám vị, nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của việc đeo Phật bản mệnh A Di Đà là như thế nào.

Đức Phật A Di Đà có toàn thân mang một màu đỏ như máu, dựa trên kiến thức về Phật giáo thì với màu đỏ sẽ biểu thị cho tình yêu thương cùng với tấm lòng từ bi và năng lượng tâm hồn mạnh mẽ.
Đại diện cho Đức Phật A Di Đà là hoa sen, thể hiện cho một tâm hồn thanh tịnh và không hề vướng bụi trần, cứu giúp tất cả mọi chúng thoát khỏi bể khổ về với miền đất cực lạc.

Ngài an tọa với tư thế là kim cương trên bảo toàn và được tám con không tước cõng, tay kết ấn thiền định, xung quanh được trang trí bằng tất cả các loại trang sức báo thân, thể hiện cho trí tuệ của ngài, luôn đánh thức cái thiện bên trong con người của chúng ta dậy.

Ngoài ra Đức Phật A Di Đà rất phổ biến trong Ngũ Trí Phật, chuyển hóa những tham ái thành diệu quan sát trí, thường tham ái hoặc là ham muốn của con người là muốn được sở hữu và chiếm lấy làm của riêng, chúng sẽ dày vò và khiến con người trở nên đau khổ. Nhờ được diệt trừ điều ham muốn ấy mà chúng ta nhận ra được Đức Phật A Di Đà.

Hơn nữa Đức Phật A Di Đà còn được gọi với tên khác là Phật Vô Lượng Thọ tức là sống rất là lâu, bạn thường nghe những người đi theo Phật hay niệm A Di Đà Phật đó là do Vị Đức Phật A Di Đà này có lời thề nguyền rằng sẽ độ cho tất cả chúng sinh trên khắp mọi nơi khi niệm tên của ngài.

Đức Phật A Di Đà cũng là một trong tám vị Phật bản mệnh, chính vì thế mà nhiều người đeo ngài bên mình, có thể là mặt dây chuyền chẳng hạn để nhận được nhiều lợi ích. Đức Phật A Di Đà đặc biệt thích hợp với người tuổi Tuất và người tuổi Hợi sử dụng.

Khi chúng ta đeo Đức Phật A Di Đà bên người và hợp tuổi sẽ gặp giữ hóa lành, tránh được những điều không may mắn trong đời sống, có được sự bình yên, niềm vui và hạnh phúc.

Trước khi bạn đeo Đức Phật A Di Đà bản mệnh thì chúng ta cần phải thình ngài về, việc này sẽ được thực hiện theo một quy trình nhất định, sau đó việc sử dụng mới có được kết quả như trên. Đồng thời để tăng thêm hiệu quả thì trong khi sử dụng bạn cần phải những điều thiện, như giúp đỡ những người xung quanh, bố thí, làm việc tốt,…

--------------------------------

Ý nghĩa Phật A Di Đà đối với tuổi Tuất và Hợi
Phật bản mệnh gồm có 8 vị Phật và Bồ Tát, còn được gọi là Phật độ mạng hay Phật hộ thân. Phật giáo mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp, và Phật A Di Đà chính là Phật bản mệnh tuổi Tuất và tuổi Hợi.

Phật bản mệnh A Di Đà là phật bản mệnh dành riêng cho những người tuổi Tuất và tuổi Hợi. Đây là vị Phật phù hộ riêng dành cho những người tuổi này, giúp họ có được may mắn, bình an trong cuộc sống. Ngài là biểu tượng của sự từ bi và trí tuệ.

Những người tuổi Tuất và tuổi Hợi khi sở hữu Phật Bản Mệnh A Di Đà  sẽ  được nhận niềm tin, sự may mắn, phước lành bình an, hóa họa thành phúc, giúp người dùng may mắn, bình an.

Phật Bản Mệnh A Di Đà  sẽ giúp bảo trợ giúp họ chống lại những luồng khí xấu, hóa giải sao hạn, sao xấu, tránh được tiểu nhân hãm hại. Người tuổi này sẽ nhận được sự phù hộ của ngài, một đời được bình an, gặp hung hoá cát, khi gặp điềm dữ sẽ hoá lành, khi mất đi được vãng sinh vào thế giới cực lạc.

Đức phật A di đà – vị thần tượng trưng cho ánh sáng và sự trường thọ vô biên.. Dưới sự độ trì của ngài sẽ giúp người tuổi Tuất, Hợi vượt qua sự nhọc nhằn vất vả. Giúp cho những con giáp này có khả năng sáng tạo, thành công về mọi mặt.

Vị thần tượng trưng cho ánh sáng và sự trường thọ vô biên.

Phật bản mệnh đối với chúng sinh quả là có ý nghĩa rất to lớn. Các Ngài luôn hướng chúng sinh đến Chân – Thiện – Mỹ và tránh xa Tham – Sân – Si. Từ đó luôn hướng về điều thiện tích thêm phúc đức cho bản thân và mọi người xung quanh. Để cuộc sống không còn những khổ đau và trắc trở nữa.

Người tuổi Tuất và tuổi Hợi sinh vào năm nào?
Người tuổi TUẤT sinh năm 1958, 1970, 1982, 1994, 2006
Người tuổi Hợi sinh năm 1947, 1959, 1971, 1983, 1996, 2007
Trên đây là những thông tin giúp người tuổi Hợi và tuổi Tuất có thể biết được Phật A Di Đà là ai? Ý nghĩa đối với họ như thế nào? Hi vọng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích dành cho mọi người giúp cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

---------------------------

Phật Bản Mệnh A Di Đà có công dụng gì?
Theo quan niệm truyền thống thì Phật Bản Mệnh A Di Đà thường xuất hiện cùng hai vị thị giả là: Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. 

Đại Thế Chí Bồ Tát đại diện cho trí tuệ của đức Phật. Quan Thế Âm Bồ Tát đại diện cho sự từ bi, đức độ của Phật Pháp. Nhiệm vụ của ba vị Phật là cầu chú đại bi cứu độ chúng sinh. Các ngài giáo huấn cho những kẻ thành tâm tìm được đường cực lạc. 

Người tuổi Tuất đeo Phật Bản Mệnh A Di Đà bên mình. Bên cạnh đó nếu họ cầu khấn thành tâm thì sẽ được giải thoát khỏi tam độc “tham, sân, si”. Bên cạnh đó Phật Bản Mệnh A Di Đà còn giúp người tuổi Tuất hóa giải vận nạn để mang đến bình an, may mắn. 

Đức Phật A Di Đà giữ ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang. Ngài có oai đức không cùng, thệ nguyện to lớn. Ngài mở môn phương tiện, độ chúng sinh ra khỏi Ta Bà đem về sự Tịnh độ. Tên của ngài có ba ý nghĩa là Vô Lượng Quang. 

Tên này có nghĩa là hào quang trí tuệ của ngài chiếu rọi khắp các giới. Vô Lượng Thọ có nghĩa là thọ mạng của ngài lâu dài không kể. Vô lượng công đức nghĩa là công đức của ngài không ai kể xiết. Người tuổi Tuất nhận được sự bảo trợ của ngài cả đời sẽ vô ưu, vô lo, may mắn, bình an. 

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552