Sự Tích Phật Bản Mệnh Đại Nhật Như Lai Vị Phật Hộ Mệnh Bảo Hộ Bình An May Mắn Tài Lộc Cho Người Tuổi Mùi , Tuổi Thân Hóa Sát Giảm Nhẹ Tai Ương

  18/12/2020

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Tìm hiểu về Đại Nhật Như Lai

tìm hiểu về đại nhật như lai hay tỳ lô giá na phật
Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana) là một nhân vật biểu tượng được tôn tính trong Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là trong Kim cương thừa và các truyền thống bí truyền khác. Ngài được mô tả là đóng nhiều vai trò khác nhau, nhưng nói chung, Đại Nhật Như Lai được coi là một vị Phật vạn năng, một sự nhân cách hóa của Pháp thân và chiếu sáng của trí tuệ. Ngài là một trong năm vị Phật Dhyani (Ngũ Trí Như Lai).


Đại Nhật Như Lai là ai?
Các học giả nói rằng, Đại Nhật Như Lai đã xuất hiện trong kinh Brahmajala của Đại thừa. Brahmajala được cho là sáng tác vào đầu thế kỷ thứ 5 ở Trung Quốc. Trong văn bản này, Đức Phật Đại Nhật trong tiếng Phạn là “một người đến từ mặt trời” – đang ngồi trên ngai vàng của một con sư tử và phát ra ánh sáng rạng rỡ.

Tỳ Lô Giá Na cũng sớm xuất hiện trong Kinh điển Avatamsaka. Avatamsaka là một văn bản lớn của nhiều tác giả đồng biên soạn. Phần đầu tiên được hoàn thành vào thế kỷ thứ 5, nhưng các phần khác của Avatamsaka có thể đã được thêm vào cuối thế kỷ thứ 8.

Kinh Avatamsaka trình bày tất cả các hiện tượng là sự xen kẽ hoàn hảo. Tỳ Lô Giá Na được trình bày như là nền tảng của chính nó và ma trận mà tất cả các hiện tượng xuất hiện. Ngoài ra, các Đức Phật lịch sử cũng được giải thích như một hóa thân của Đại Nhật Như Lai.

Bản chất và vai trò của Đại Nhật Như Lai được giải thích chi tiết hơn trong Mật điển Mahavairocana (Đại Nhật Kinh). Đại Nhật Kinh có lẽ được sáng tác vào thế kỷ thứ 7, đây có thể là cuốn cẩm nang sớm nhất mô tả toàn diện về trường phái Mật tông.

Trong Đại Nhật Kinh, Tỳ Lô giá Na được mô tả như một vị Phật vạn năng mà tất cả chư phật phát ra, do đó các tín đồ Mật tông thường gọi Ngài là Đại Nhật Như Lai. Người được ca ngợi là nguồn giác ngộ, người sống tự do khỏi các nguyên nhân và điều kiện.


Trong Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản
Khi Phật giáo Trung Quốc phát triển, Đại Nhật Như Lai trở nên đặc biệt quan trọng đối với các trường phái T’ien-t’ai và Huyan. Tầm quan trọng của Ngài ở Trung Quốc được minh họa bằng sự nổi bật của tượng Tỳ Lô Giá Na trong hang động Long Môn, một khối đá vôi được chạm khắc thành các bức tượng công phu trong triều đại Bắc Ngụy và nhà Đường.

Tượng Tỳ Lô Giá Na lớn (cao 17,14 mét) được coi là một trong những đại diện đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc. Thời gian trôi qua, tầm quan trọng của Đại Nhật Như Lai đối với Phật giáo Trung Quốc đã bị lu mờ bởi sự sùng kính phổ biến đối với một vị Phật Dhyani khác, Đức Phật A Di Đà (Amitabha). Tuy nhiên, Tỳ Lô Giá Na vẫn nổi bật trong một số trường phái Phật giáo Trung Quốc được truyền sang Nhật Bản.

Kukai (774-835), người sáng lập trường phái bí truyền Shingon (Chân ngôn tông) ở Nhật Bản đã dạy rằng, Đức Phật Đại Nhật không chỉ phát ra chư phật từ chính bản thân mình; Ngài còn phát ra tất cả thực tại từ chính bản thân mình. Kukai nói rằng điều này có nghĩa bản chất tự nhiên là một biểu hiện của giáo lý Tỳ Lô Giá Na trên thế giới.
 
Trong Phật giáo Tây Tạng
Trong Mật tông Tây Tạng, Đức Phật Đại Nhật đại diện cho trí tuệ siêu việt, toàn tri và toàn năng. Chogyam Trungpa Rinpoche đã viết,

“Đại Nhật Như Lai được mô tả là vị phật có tầm nhìn bao quát, toàn diện và không có khái niệm tập trung. Vì vậy, Phật Đại Nhật thường được hình tượng hóa như một nhân vật thiền định với bốn khuôn mặt, đồng thời cảm nhận mọi hướng trong toàn cõi…

Toàn bộ biểu tượng của Tỳ Lô Giá Na là khái niệm phi tập trung về tầm nhìn toàn cảnh. Một sự cởi mở hoàn toàn của tâm trí.”

Trong Bardo Thodol (Tử thư Tây Tạng), sự xuất hiện của Tỳ Lô Giá Na được cho là đáng sợ đối với những người làm nghiệp ác. Ngài là vô biên và toàn diện; Ngài là Pháp thân; là Tính không (sunyata), vượt ra ngoài nhị nguyên.

Đôi khi Ngài xuất hiện với người phối ngẫu là Đức Tara Trắng trong vùng sáng xanh, và đôi khi Ngài xuất hiện trong hình thức quỷ dữ, và những người đủ khôn ngoan để nhận ra con quỷ là Đại Nhật Như Lai sẽ được giải thoát để trở thành Báo thân (sambogakaya) của chư Phật.

Là một vị Phật Dhyani (Thiền na Phật) hay trí tuệ, Tỳ Lô Giá Na được liên kết với màu trắng – tất cả các màu của ánh sáng hòa quyện với nhau – và không gian, cũng như Ngũ uẩn (skandha).

Trong Phật giáo Tây Tạng, biểu tượng của Ngài là bánh xe pháp và thường được miêu tả với hai bàn tay thủ ấn dharmachakra Mudra. Khi các vị Phật Dhyani được hiển thị cùng nhau trong một Mandala, Đại Nhật Như Lai luôn ở trung tâm. Ngài cũng thường được tạo hình lớn hơn các vị phật khác xung quanh mình.

--------------

Thần chú Đức Phật Đại Nhật Như Lai
Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là một vị Phật có thân hình màu trắng và thường xuất hiện ở trung tâm Mandala của trường phái Chân ngôn.

Đại Nhật Như Lai là ai? Các bài giảng theo truyền thống Mật tông Chân ngôn được cho là do Đức Phật Đại Nhật Như Lai giảng dạy chứ không phải là Đức Phật Thích Ca lịch sử.

Trong trường phái Chân ngôn tông (Shingon), Ngài được coi là một nhân cách hóa của Pháp thân (Dharmakaya) và thường được gọi là Đức Phật Đại Nhật Như Lai (Mahāvairocana hay Dainichi Nyorai) – tên gọi này xuất phát từ Mahāvairocana Abhisaṃbodhi Tantra.

Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là một vị Phật có thân hình màu trắng và thường xuất hiện ở trung tâm Mandala của trường phái Chân ngôn
Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là một vị Phật có thân hình màu trắng và thường xuất hiện ở trung tâm Mandala của trường phái Chân ngôn
 
 
Hình tượng thường thấy của Ngài là ngồi thiền tọa trong tư thế kim cương trên tòa sen, sắc thân có màu trắng và đang thủ ấn (mudra) chuyển pháp luân có biểu tượng là bánh xe pháp. Xung quanh Ngài được trang trí bằng các trang sức tuyệt đẹp.

Ngoài ra, hình tượng khác trong mandala Garbhadhatu của Chân ngôn tông thì Đại Nhật Như Lai có màu vàng, có 4 mặt (tứ diện) và bắt ấn dhyana mudra với biểu tượng bánh xe pháp bằng vàng trong tay.

Hình tượng thường thấy của Ngài là ngồi thiền tọa trong tư thế kim cương trên tòa sen, sắc thân có màu trắng và đang thủ ấn (mudra) chuyển pháp luân có biểu tượng là bánh xe pháp. Xung quanh Ngài được trang trí bằng các trang sức tuyệt đẹp.Thần chú Đại Nhật Như LaiNhư thường lệ, mỗi vị Phật hay Bồ tát đều có rất nhiều thần chú để trì tụng. Tương tự như thế đối với thần chú của Đại Nhật Như Lai, người đầu tiên trong vũ trụ đạt giác ngộ hoàn toàn. Phải có một chúng sinh đầu tiên đạt được sự thức tỉnh hoàn hảo, và Đại Nhật Như Lai là tên mà hành giả Mật tông đặt cho người đã đạt được điều này.

Khi nhà hiền triết Phật giáo Long Thọ (Nagarjuna), người được coi là một vị Phật khác sau Phật Thích Ca Mâu Ni, lần đầu tiên phát triển trường phái bí truyền ở Ấn Độ, giáo lý của nó chủ yếu bao gồm các thần chú đặc biệt giúp hành giả nhanh chóng biến đổi cơ thể, hỗ trợ việc “kích hoạt” kundalini (năng lượng cơ bản được cho là chạy dọc theo cột sống) và thanh lọc thân-tâm.

Thần chú Đại Nhật Như Lai đặc biệt mạnh mẽ trong việc mang lại một sự biến đổi và thanh lọc 4 yếu tố vĩ đại của cơ thể vật lý, và biến đổi 4 yếu tố thành nền tảng vững chắc cho việc tu luyện.

Câu thần chú ngắn

Ohm Ahh Be Lah Hung Kha

hoặc

Oṃ vairocana hūṃ

A vi ra hūṃ kha

Âm tiết “Ahh” trong câu thần chú này đại diện và tác động lên yếu tố trái đất trong cơ thể con người

Âm tiết “Bee” đại diện và biến đổi yếu tố nước
 
Âm tiết “Lah” đại diện và biến đổi yếu tố lửa của cơ thể

Âm tiết “Hung” đại diện cho yếu tố gió

Và “Kha” âm tiết đại diện cho sự trống rỗng.

Khi thực hành thần chú này, bạn đang làm việc để biến đổi tất cả các yếu tố vĩ đại của cơ thể con người, bao gồm chi (prana – năng lượng của sự sống vốn ở khắp nơi trong vũ trụ), kinh tuyến năng lượng (nadi hoặc mai), điểm sáng, luân xa, kundalini hay lửa tam muội.

Trình tự tu luyện thông thường là biến đổi yếu tố gió của cơ thể vật lý, sau đó là yếu tố nước, sau đó là yếu tố lửa, và cuối cùng là yếu tố đất. Chuỗi tiến trình đòi hỏi hơn một thập kỷ để hoàn thành, nhưng các giai đoạn ban đầu được rút ngắn rất nhiều thông qua việc sử dụng câu thần chú này.

Trên thực tế, toàn bộ quá trình thanh lọc ngũ uẩn (skandhas) liên quan đến một sự biến đổi liên tục của các kênh chi (khí) trong việc làm sạch các tạp chất. Chi được liên kết với ý thức, vì vậy bạn phải loại bỏ tạp chất trong luồng khí lưu thông trong cơ thể để có thể tạo ra trạng thái tâm trí tĩnh lặng và sáng suốt.

Mật tông là một phương pháp bí truyền dùng để tăng tốc quá trình thanh lọc thân – tâm. Mật tông là gì? Đó là sử dụng các kỹ thuật tập trung về hình ảnh, hơi thở và thần chú trên các luân xa và kênh chi để khởi động quá trình này.

Câu thần chú dài

Ngoài ra, một câu thần chú khác liên quan đến Đại Nhật Như Lai được gọi là “Thần chú ánh sáng” hoặc trong tiếng Nhật gọi là “kōmyō shingon”.

Om Namo Bhagavate Sarvate Gate, Varsuddhani Rajaya, Ta Tha Ga Ta Ya Arahate Sam Yak Sam Buddhaya, Ta Dya Tha Om Sodhani Sodhani Sarva Papam, Vishodani Suddhe Visuddhe, Sarwa Karma Avarana Visudhani Ya Soha.

Khi tụng niệm thần chú Đại Nhật Như Lai hay các thần chú khác, bạn nên tìm cách chấm dứt các trạng thái tâm lý thông thường mà Mật tông gọi là “trói buộc tâm thức thứ sáu” để đi đến sự yên tĩnh và tĩnh lặng của định (samadhi).

Trong hầu hết các hình thức thực hành thần chú, bạn cố gắng thực hiện cuộc đối thoại nội tâm của tâm trí và buộc nó vào câu thần chú để bạn thoát khỏi tất cả những suy nghĩ linh tinh khác.

Khi bạn kết nối thành công ý thức thứ sáu với một đối tượng tập trung duy nhất, sau đó bạn có thể đi đến sự yên tĩnh tinh thần và suy ngẫm về những vấn đề bạn đang gặp phải dưới lăng kính của sự yên tĩnh đó.

Vì vậy, bằng cách tụng niệm thần chú Đại Nhật Như Lai và lắng nghe bên trong, bạn sử dụng trí tuệ sáng suốt không lời của bạn để quan sát trạng thái yên tĩnh mà bạn tạo ra, bạn có thể nhanh chóng nhận ra bản chất thật của cuộc sống này.

--------------------------

Địa vị của Như Lai Đại Nhật trong Phật giáo ,Phật bản mệnh

Đại Nhật Như Lai trong hai bộ Phật giáo Mật Tông là Kim Cương và Thai Tạng, thì Ngài đều là pháp thân của Như lai, là Phập Đà căn bản hiển hiện thực tướng.
Như Lai Đại Nhật là bản tôn căn bản nhất trong mật tông, trong hai bộ Đại Pháp Mật Tông của giới Kim Cương và giới Thai Tạng, đều là pháp thân của Như lai, là tự thân thể tính pháp giới, là Phập Đà căn bản hiển hiện thực tướng.
- Do Mật Tông thờ phụng Đức Như Lai Đại Nhật làm giáo chủ, vì thế phải tôn thờ và gọi Ngài là Đại Nhật Tông, hoặc Tỳ Lô Giá Na Tông. Phải tôn Ngài trong giới Kim Cương và Thai Tạng, đều có thuyết Pháp của Ngũ Phương Phật.

- Trong giới Kim Cương, Đại Nhật Như Lai (Phật Tỳ lô Giá na), Phật A Súc, Phật Bảo Sanh, Phật A Di Đà, Phật Bất Không Thành Tựu. Năm vị Phật này đều lấy Đức Phật Đại Nhật Như Lai làm trung tâm, tượng trưng phân biệt pháp giới thể tính trí, đại viên kính trí, bình đẳng tính trí, diệu quán sát trí và thành sở tác trí.

- Còn Ngũ Phật trong giới Thai Tạng, Đức Đại Nhật Như Lai vẫn là trung tâm, xung quanh là bốn vị Phật: Đức phật Khai Phu Hoa Vương Như Lai, Đức Phật Vô Lượng Quang Như Lai, Đức Phật Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai và Đức Phật Bảo Tràng Như Lai.


- Mật Tông cho rằng, Đại Nhật Như Lai không chỉ là bản tôn mà còn là mấu chốt giáo lý của Mật Tông. Bởi trí tuệ quang minh của Đức Phật Như Lai chiếu đến khắp nơi, có thể khiến Pháp giới vô biên phổ chiếu quang minh và mở ra Phật tính, thiện căn cụ thể trong chúng sinh, thành công trong sự nghiệp thế gian, xuất thế gian, vì thế có tên gọi là Đại Nhật. Tên gọi Đại Nhật có ba hàm nghĩa, trong Đại Nhật kinh sơ có ghi chép đó là:

1/ Diệt trừ u tối và phổ khắp ánh sáng.

2/ Thành tựu các công việc.

3/ Ánh sáng không bao giờ mất đi.

Vì có ba hàm nghĩa này, nên mặt trời trên thế gian vẫn không gì có thể so sánh được, mà chỉ chọn dùng những hình tượng nhỏ tương tự như mặt trời để ví von, vì thế gọi Ngài là Đại Nhật – Ma Ha Tỳ Lô Giá Na.

- Đại Nhật Như Lai là bản tôn cơ bản nhất của Mật Tông, trong hai bộ Mật Tông Đại Pháp: Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng, Ngài đều là pháp thân Như Lai, là Pháp Giới thể tính tự thân, là Phật Đà căn bản hiện thực tướng. Vì thế, Mật Tông tôn phụng Đại Nhật Như Lai làm giáo chủ, tôn Ngài là Đại Nhật Tông hoặc Tỳ Lô Giá Na Tông.

--------------

Nguồn gốc của Đại Nhật Như Lai
Đại Nhật Như Lai có tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho schúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật. Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng. Ngài là Bản tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật giáo cung phụng.

Đại Nhật Như Lai – Vị Phật bản mệnh cho tuổi Mùi, tuổi Thân

Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng thường thấy của Đại Nhật Như Lai là : Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp bốn phương. Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Xung quanh pháp tòa thường là hồ nước trong vắt, ý chỉ sự thanh tịnh của Phật cảnh, hiện rõ các vật báu.

Đại Nhật Như Lai là bản tôn cơ bản nhất của Mật Tông, trong hai bộ Mật Tông Đại Pháp: Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng, Ngài đều là pháp thân Như Lai, là Pháp Giới thể tính tự thân, là Phật Đà căn bản hiện thực tướng. Vì thế, Mật Tông tôn phụng Đại Nhật Như Lai làm giáo chủ, tôn Ngài là Đại Nhật Tông hoặc Tỳ Lô Giá Na Tông.

Trí tuệ và công đức của Đại Nhật Như Lai
Mật Tông cho rằng, Đại Nhật Như Lai không chỉ là bản tôn mà còn là mấu chốt giáo lý của Mật Tông. Bởi trí tuệ quang minh của Đức Phật Như Lai chiếu đến khắp nơi, có thể khiến Pháp giới vô biên phổ chiếu quang minh và mở ra Phật tính, thiện căn cụ thể trong chúng sinh, thành công trong sự nghiệp thế gian, xuất thế gian, vì thế có tên gọi là Đại Nhật.

Tên gọi Đại Nhật có ba hàm nghĩa, trong Đại Nhật kinh sơ có ghi chép đó là: Diệt trừ u tối và phổ khắp ánh sang; Thành tựu các công việc; Ánh sáng không bao giờ mất đi. Vì có ba hàm nghĩa này, nên mặt trời trên thế gian vẫn không gì có thể so sánh được, mà chỉ chọn dùng những hình tượng nhỏ tương tự như mặt trời để ví von, vì thế gọi Ngài là Đại Nhật – Ma Ha Tỳ Lô Giá Na.

Phật Bản Mệnh Đại Nhật Như Lai  ngụ ý chỉ ngài như mặt trời trên thế gian trừ bỏ u ám, nguồn sáng chiếu rọi khắp mọi nơi không phân biệt ngày và đêm, ánh sáng trí tuệ của Đại Nhật Như Lai chiếu rọi khắp pháp giới, có thể mở mang thiện căn của vô lượng chúng sinh một cách bình đẳng, thành tựu những sự nghiệp vĩ đại. Đại Nhật Như Lai còn được coi là pháp thân của Thích Ca Mâu Ni, là thân phật đại diện cho chân lý tuyệt đối.

Ý nghĩa tượng phật bản mệnh Đại Nhật Như Lai
Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng thường thấy của Đại Nhật Như Lai là : Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp bốn phương. Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Hoa sen và nguyệt luân tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ. Phương tiện và trí tuệ là vũ khí sắc nhọn để đoạn diệt mê hoặc và vọng tưởng, từ đó đem các nghiệp ác chuyển thành nghiệp thiện.

Đại Nhật Như Lai – Vị Phật bản mệnh cho tuổi Mùi, tuổi Thân

Đại Nhật Như Lai 4 mặt đều là màu trắng, tượng trưng không cấu nhiễm bụi trần. 4 mặt mang ý nghĩa là Phật hướng về 4 phương diễn giảng Phật pháp. Hai tay kết ấn thiền định, tay ôm pháp luân đặt ở giữa rốn, ý nghĩa diễn thuyết Phật pháp không ngừng nghỉ.

Như Lai Đại Nhật không chỉ là mật tôn mà còn là mấu chốt giáo lý của mật tông. Đây là vị thần tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ, trí tuệ của ngài rọi sáng khắp nơi khiến thiện căn chúng sinh, mở ra phật tính vì thế mà ngài có tên là Đại Nhật với hàm ý là: diệt trừ sự u tối, khai sáng chúng sinh.

Ý nghĩa khi sử dụng Đại Nhật Như Lai
Đại Nhật Như Lai sẽ mang lại cho bạn sức mạnh của ánh sáng và tri thức, giúp bạn vượt qua mọi khổ đau, bi ai trong cuộc sống, nắm bắt được những nét tinh hoa của vạn vật, dũng cảm tiến lên phía trước để đến với chân trời của ánh sáng và niềm vui. Cũng như được quý nhân phù trợ, khiến cho sự nghiệp thành tựu, làm nên nghiệp lớn.

Nếu là người người cầu điều lành, mong chóng bình an, bạn nên đeo cho mình tượng Phật bản mệnh Như Lai Đại Nhật Bồ Tát.

Ý nghĩa Đại Nhật Như Lai – Phật bản mệnh tuổi thân, mùi
Phật Như Lai Đại Nhật Bồ Tát là Phật bản mệnh những người sinh vào năm Mùi, Thân

Như Lai Đại Nhật đại diện cho trí tuệ Phật giáo tối cao sẽ giúp hóa giải những tai ương, giải vây những kiếp nạn người tuổi Mùi, Thân. Người nào nhận được sự phù hộ của ngài sẽ được mở mang trí tuệ, được quí nhân phù trợ, thành tựu tất cả sự nghiệp.

Người sinh năm Mùi, năm Thân sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Phật Như Lai đại nhật vị phật tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ. Ngài sẽ mang lại cho bạn sức mạnh của ánh sáng và tri thức, giúp bạn vượt qua mọi khổ đau, bi ai trong cuộc sống,s nắm bắt được những nét tinh hoa của vạn vật, dũng cảm tiến lên phía trước để đến với chân trời của ánh sáng và niềm vui. Cũng như được quý nhân phù trợ, khiến cho sự nghiệp thành tựu, làm nên nghiệp lớn.

Người tuổi Mùi: Sinh vào các năm 1931, 1943, 1955, 1967, 1979, 1991, 2003, 2015
Người tuổi Thân: Sinh vào các năm 1932, 1944, 195s6, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016
Như vậy,Shop Phật bản mệnh  vừa tổng hợp và chia sẻ lại những thông tin về Đạt Nhật Như Lai là vị Phật bản mệnh cho người tuổi Mùi và tuổi Thân. Hi vọng sẽ giúp bạn có thật nhiều kiến thức hay!

-----------------------------

Phật Như Lai Đại Nhật là ai ?
Như các bạn đã biết, Như Lai Đại Nhật là một trong những pháp thân của phật Thích Ca. Đây là một trong những vị Phật cực kỳ linh thiêng và đại diện cho trí tuệ, thông minh, tuệ mẫn. 

Ngài là người dẫn đường soi lối đưa nhân loại vào con đường chính đạo, trí tuệ của Ngài giúp cho mọi người tìm được hướng đi cho chính mình.


Theo quan điểm Đại Thừa
Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba Thân: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Sở dĩ có ba Thân vì mỗi thân đều có những chỗ dụng không giống nhau. Phật Thích Ca, là Đức Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này. Đây cũng chính là Hóa thân của Phật và còn là pháp độ của phật chúng. Nhắc đến Phật Thích Ca người ta nghĩ ngay đến vị Phật với sức mạnh phi phàm có thể phổ độ, cứu vớt chúng sinh.

Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là Pháp thân, là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa Pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của mọi thứ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết được tất cả. Pháp thân Như Lai Đại Nhật là một trong những vị Phật mà theo pháp độ cứu vớt chúng sinh.

Theo quan điểm Mật tông
Theo Mật Tông, Như Lai Đại Phật chính là mấu chốt giáo lý của Mật Tông. Bởi ngài là người có trí tuệ quang minh, trí tuệ của Ngài chiếu đến khắp mọi nơi giúp cho chúng sinh thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, minh mẫn, trí tuệ hơn trong tất cả mọi việc. Chính thiện căn cụ thể của chính sinh, cùng với sự thành công trong sự nghiệp thế gian, xuất thế gian nên có tên gọi là Đại Nhật.


Tên gọi này thường có 3 hàm nghĩa chính, trong Đại Nhật kinh sơ có ghi chép tên của Đại Nhật Như Lai được hiểu theo nghĩa chính như sau:

Diệt trừ u tối, đẩy lùi mọi xấu xa và phổ khắp ánh sáng
Đạt được Thành tựu cao trong tất cả công việc.
Luôn có nguồn ánh sáng không bao giờ mất đi.
Tên gọi Đại Nhật mang nhiều ý nghĩa khác nhau vượt qua cả sự to lớn của mặt trời, mặt trời chỉ là sự nhỏ dùng để nâng cao vị trí của Ngài. Chính vì vậy,  Ngài còn được gọi là Ma Ha Tỳ Lô Giá Na.

Đại Nhật Như Lai mang sức mạnh to cứu độ chúng sinh
Đại Nhật Như Lai là bản tôn cơ bản  và quan trọng nhất của Mật Tông, nằm trong hai bộ Mật Tông Đại Pháp đó là: Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng. Ngài chính là pháp thân Như Lai, là Pháp Giới thể tính tự thân, là Phật Đà căn bản hiện thực tướng. Vì thế, Mật Tông tôn phụng Đại Nhật Như Lai làm giáo chủ, tôn Ngài là Đại Nhật Tông hoặc Tỳ Lô Giá Na Tông.

Trong Mật Tông thể hiện sự sùng bái và ngưỡng vọng ngài cực kỳ cao. Giáo chúng Phật tông tôn sùng Như Lai Đại Nhật và bày tỏ sự kính ngưỡng đối với ngài. Ngài chính là ánh sáng soi đường chỉ lối cho tất cả mọi người, giáo chúng mật tông nương nhờ theo ánh sáng của Đức Phật để có thể phổ độ chúng sinh.


Đại Phật Như Lai là một trong những vị Phật có sức mạnh to lớn để cứu vớt chúng sinh, đưa mọi người thoát bể khổ. Nhờ vào sự thông tuệ để có thể luôn đi đúng hướng, đúng đường, không sa vào thế đạo khổ hạnh.

Ai được Đại Nhật Như Lai bảo vệ
Phật sẽ phổ độ tất thảy chúng sinh. Tuy nhiên, theo quan niệm tâm linh, tín ngưỡng, Phật Đại Nhật là phật bản mệnh bảo vệ những người tuổi Thân và tuổi Mùi. Nhiều người tuổi Thân và Mùi thường dùng những cách sau để được phật bản mệnh gia hộ tốt nhất:

Đeo vòng bản mệnh
Đây là giải pháp mà rất nhiều lựa chọn sử dụng. Đeo vòng bản mệnh giúp người đeo có được sự bảo vệ an toàn. 

Sức mạnh tâm linh từ hình ảnh Như Lai Đại Nhật sẽ luôn đi bên cạnh gia hộ cho bạn. Thông thường vòng đá sẽ được khắc hình ảnh Phật gia hộ và bảo vệ cho người đeo vòng. 
Thờ lễ tại nhà
Nhiều người thờ phật bản mệnh tại nhà để được bảo vệ bình an và mạnh khỏe. Đây là cách ít phổ biến hơn. Bàn thờ Phật Bản mệnh được lập nên với hình ảnh thờ cúng trang nghiêm nhất. Mỗi rằm, hay mồng 1, và các ngày lễ, người thờ cúng dâng tiến lế vật uy nghi. 

Đây cũng là một trong những cách được nhiều người sử dụng để mong Phật Đại Nhật gia hộ cho mình và gia đình luôn được bình an, mạnh khỏe. 

-----------------------

Những cấm kị cần biết khi đeo bản mệnh Phật Đại Nhật Như Lai

Đeo bản mệnh Phật là phương pháp phong thủy cát tường được nhiều người áp dụng để tăng cường vận trình, hóa sát, bảo hộ bình an. Tuy nhiên, khi đeo bản mệnh Phật, tức là có yếu tố tâm linh nên phải hết sức thận trọng. Dưới đây là những điều cấm kị khi đeo bản mệnh Phật Đại Nhật Như Lai.
 
Mỗi con giáp đều có vị phật độ mệnh cho riêng mình. Đó gọi là Phật bản mệnh 12 con giáp.

Đại Nhật Như Lai là bản mệnh Phật của người tuổi Mùi và tuổi Thân. Ngài là biểu tượng của lý trí, sự quang minh lỗi lạc, đeo bên mình có thể phòng tránh yêu ma, xua đuổi xui rủi, mang tới trí tuệ, sáng suốt.

Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo thông thiên địa chi, linh khí rạng rỡ, thu hút tinh hoa của vạn vật, khích lệ tinh thần dũng cảm và sự quang minh. 
 
Cấm kị khi đeo bản mệnh Phật Đại Nhật Như Lai là không mang vào nhà vệ sinh, sẽ làm ô uế tượng Phật, thái độ không cung kính. Đeo bản mệnh Phật là mong muốn thông qua sự cung kính đối với Phật để được che chở, may mắn, cát tường, nhận phúc báo nhưng nếu làm ô uế sự thanh tịnh thì không những làm mất đi tác dụng phong thủy mà còn rước họa vào thân.

Bản mệnh Phật cũng giống như tượng Phật bình thường, phải được cung cấp, nuôi dưỡng, cung kính. Hàng ngày, hãy dùng nước sạch và khăn sạch lau rửa bản mệnh Phật, hướng tới Phật mà trì tụng.
 
Người tuổi Mùi và tuổi Thân đối với bản mệnh Phật Đại Nhật Như Lai cảm ứng rất mạnh nên có thể thành kính thỉnh về, làm lễ khai quang và đeo bên mình, là vật phẩm phong thủy cát tường.

Lễ khai quang nhất định phải được thực hiện bài bản, đúng cách thức để tượng Phật có linh khí, mới có tác dụng bảo hộ, 

--------------------

Phật bản mệnh đại nhật như lai vị phật hộ mệnh người tuổi mùi , tuổi thân

đại Nhật Như Lai, tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật. Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng. Ngài là Bản tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật giáo cung phụng. Kinh điển căn bản là Đại Nhật kinh sớ. Cho dù trong Kim cương giới hay Thai tạng giới của Đông Mật hoặc trong Sự bộ, Hành bộ của Tạng Mật, ngài đều có địa vị hiển hách. Trong Tứ bộ Mật tục của Phật giáo Tạng truyền, thuộc về bộ Như Lai trong Hành bộ và Tục bộ.

Trong văn hóa Việt, Đại Nhật Như Lai là Phật bản mệnh của người tuổi Mùi và tuổi Thân.

Hinh Ảnh Phật Đại Nhật Như Lai Như Thế Nào ?
Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng thường thấy của Đại Nhật Như Lai là : Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp bốn phương. Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Xung quanh pháp tòa thường là hồ nước trong vắt, ý chỉ sự thanh tịnh của Phật cảnh, hiện rõ các vật báu. Có khi, Đại Nhật Như Lai xuất hiện dưới hình tượng của chủ tôn Phật Ngũ phương: Ở giữa là Đại Nhật Như lai, 4 mặt 2 tay, đầu đội bảo quan, thân khoác thiên y, trang sức trên người là những chuỗi ngọc quý, có đầy đủ 8 loại châu báu, 13 loại trang nghiêm, tư thế khoan thai ngồi trên tòa nguyệt luân hoa sen. Hoa sen và nguyệt luân tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ. Phương tiện và trí tuệ là vũ khí sắc nhọn để đoạn diệt mê hoặc và vọng tưởng, từ đó đem các nghiệp ác chuyển thành nghiệp thiện. Đại Nhật Như Lai 4 mặt đều là màu trắng, tượng trưng không cấu nhiễm bụi trần. 4 mặt mang ý nghĩa là Phật hướng về 4 phương diễn giảng Phật pháp. Hai tay kết ấn thiền định, tay ôm pháp luân đặt ở giữa rốn, ý nghĩa diễn thuyết Phật pháp không ngừng nghỉ. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục. Các ngài đều trang sức những loại trân bảo và 13 loại trang nghiêm hoàn chỉnh, an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen.
Đại nhật như lai. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục
“Pháp luân” (tên tiếng Phạn Dharmacakra) mang ý nghĩa biểu tượng đặc trưng trong Phật pháp. Phật giáo lấy pháp luân ví với Phật pháp có 3 tầng hàm ý: Một là phá trừ cái ác, ngụ ý Phật pháp không ngừng nghỉ, phá trừ nghiệp ác của Thân, Khẩu, Ý; hai là xoay tròn, ngụ ý Phật pháp được lưu truyền rộng rãi, như bánh xe quay mãi không dừng; ba là viên mãn, ngụ ý Phật pháp viên mãn không có bất cứ sự thiếu khuyết, mà tròn trịa như bánh xe. Những kinh pháp Phật đà tuyên giảng trong suốt cuộc đời được chia thành 3 thời đoạn, được gọi là “Tam chuyển pháp luân”.

Trong Tạng Mật, Mạn đà la Kim cương giới và Mạn đà la Thai tạng giới đều lấy Đại Nhật Như Lai là chủ tôn. Tuy nhiên, hình tượng và tư thế của Đại Nhật Như Lai trong hai Mạn đà la này có những điểm khác nhau. Đại Nhật Như Lai của Kim cương giới ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, tóc dài, đầu đội bảo quan Ngũ trí, nửa thân trên trang trí vòng cổ tay, vòng cánh tay, chuỗi ngọc, tay kết ấn Trí quyền, tức ngón trỏ tay trái duỗi thẳng, bàn tay phải nắm lại, toàn thân màu trắng. Đại Nhật Như Lai của Thai tạng giới cũng ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, nhưng búi tóc, áo quấn quanh thân, tay kết ấn Pháp giới định, tức tay trái ở dưới, tay phải ở trên, 2 ngón tay cái chạm vào nhau, toàn thân màu vàng (hoặc màu trắng).

Mật tông trong Phật giáo Tạng truyền được phân thành Tứ bộ bao gồm: Sự bộ, Hành bộ, Du già bộ, Vô thượng Du già bộ. Sự bộ tương đối trọng về tu trì bề ngoài, như yêu cầu về sự thanh khiết, hoàn cảnh của cúng dường, pháp khí, tự thân. Hành bộ là trong ngoài đều giống nhau, có nghĩa là luôn chú trọng tính bình đẳng đối với yêu cầu bề ngoài và tu trì trong nội tâm. Du già bộ chỉ xem trọng tu luyện nội tâm, ít yêu cầu về hoàn cảnh bên ngoài. Đến Vô thượng Du già bộ, hoàn toàn chú trọng việc tu trì nội tâm, không để ý đến hoàn cảnh bề ngoài.

Hiện nay, truyền thừa của bản tôn Mật tục trong Hành bộ tương đối hiếm thấy, tiêu biểu nhất là Đại Nhật Như Lai. Nghi thức tu trì của Đại Nhật Như Lai tương đối phức tạp, trong đàn thành có 117 vị Phật, có vô vàn chú ngữ và thủ ấn, biến hóa khôn lường. Các chùa viện ở Tây Tạng khi thực hiện hoàn chỉnh một lần nghi lễ tu pháp của Đại Nhật Như Lai, ít nhất cần khoảng 5-8 tiếng. Cũng có thể do tu trì Bản tôn Đại Nhật Như Lai có yêu cầu tương đối nhiều, độ khó cao, thủ ấn phức tạp nên ít được truyền thừa.

--------------------

Đại nhật như lai: Nên mang vị phật Đại nhật như lai về nhà ngay để có được may mắn.
 

Phàm từ có câu nói rất hay: “ Hay không bằng hên “, đây là một trong những câu nói vô cùng nổi tiếng trong nhân gian. Cho thấy rõ được sự may mắn có vai trò quan trọng đóng góp cho sự thành công của bạn ra sao. Nhưng vận may rất khó gặp lại, vậy sao bạn phải chờ đợi mà không tự kéo vận may về cho cuộc sống bản thân và gia đình, bước sang trang mới tốt đẹp hơn. Vậy thì hãy thỉnh ngay tôn tượng đại nhật như lai ngay về nhà.

Đại nhật như lai là vị phật có con đường tu  ra sao?

Đại Nhật Như Lai là bản tôn căn bản nhất trong mật tông, trong hai bộ Đại Pháp Mật Tông của giới Kim Cương và giới Thai Tạng, đều là pháp thân của Như lai, là tự thân thể tính pháp giới, là Phập Đà căn bản hiển hiện thực tướng. Đại Nhật Như Lai, hay Tỳ Lô Giá Na Phật (do phiên âm từ Vairocana) theo tiếng Phạn có nghĩa là "biến chiếu". Chính là Pháp thân của Phật Thích Ca. Trong Mạn Đà La của Mật giáo thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh. Trong Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích do sư Nhất Hạnh thuật ký giải thích: "Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận, chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia, lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày." Ngài là Bản tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật giáo cung phụng. Kinh điển căn bản là Đại Nhật kinh sớ. Cho dù trong Kim cương giới hay Thai tạng giới của Đông Mật hoặc trong Sự bộ, Hành bộ của Tạng Mật, ngài đều có địa vị hiển hách. Trong Tứ bộ Mật tục của Phật giáo Tạng truyền, thuộc về bộ Như Lai trong Hành bộ và Tục bộ.

Hình tượng của tôn tượng đại nhật như lai.

Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp bốn phương. Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Xung quanh pháp tòa thường là hồ nước trong vắt, ý chỉ sự thanh tịnh của Phật cảnh, hiện rõ các vật báu. Có khi, Đại Nhật Như Lai xuất hiện dưới hình tượng của chủ tôn Phật Ngũ phương: Ở giữa là Đại Nhật Như lai, 4 mặt 2 tay, đầu đội bảo quan, thân khoác thiên y, trang sức trên người là những chuỗi ngọc quý, có đầy đủ 8 loại châu báu, 13 loại trang nghiêm, tư thế khoan thai ngồi trên tòa nguyệt luân hoa sen. Hoa sen và nguyệt luân tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ. Phương tiện và trí tuệ là vũ khí sắc nhọn để đoạn diệt mê hoặc và vọng tưởng, từ đó đem các nghiệp ác chuyển thành nghiệp thiện. Đại Nhật Như Lai 4 mặt đều là màu trắng, tượng trưng không cấu nhiễm bụi trần. 4 mặt mang ý nghĩa là Phật hướng về 4 phương diễn giảng Phật pháp. Hai tay kết ấn thiền định, tay ôm pháp luân đặt ở giữa rốn, ý nghĩa diễn thuyết Phật pháp không ngừng nghỉ. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục. Các ngài đều trang sức những loại trân bảo và 13 loại trang nghiêm hoàn chỉnh, an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen.

Ý nghĩa phong thủy khi thờ phụng đại nhật như lai?

Phật Như Lai đại nhật  vị thần tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ. Ngài sẽ mang lại cho bạn sức mạnh của ánh sáng và tri thức, giúp bạn vượt qua mọi khổ đau, bi ai trong cuộc sống, nắm bắt được những nét tinh hoa của vạn vật, dũng cảm tiến lên phía trước để đến với chân trời của ánh sáng và niềm vui. Cũng như được quý nhân phù trợ, khiến cho sự nghiệp thành tựu, làm nên nghiệp lớn.

-------------------

Điều cấm kỵ khi sử dụng Phật Đại Nhật Như Lai Bồ Tát
Việc sử dụng các sản phẩm phong thủy để mang lại điều may mắn, cải thiện vận mệnh, bảo hộ, mang lại nhiều điều an lành, nên rất được khách hàng lựa chọn sử dụng, trong đó sản phẩm Phật bản mệnh cũng là một trong số đó.

Dựa trên những thông tin của Phật Giáo thì Đại Nhật Như Lai Bồ Tát là một trong những hóa thân của Đức Phật, ngài luôn thể hiện sự thương xót đối với tất cả mọi loài chúng sinh, rất nhẫn nại có thể chịu được sự ủy nhục, kể cả là bị vu oan ngài cũng không một lần thù hận, mà ngược lại vẫn sẽ tha thứ và yêu thương hết mực.
Chính vì điều này mà trong phong thủy hình ảnh của Đại Nhật Như Lai Bồ Tát được chế tác với sự hiên lành, từ bi bác ái, phong thái ung dung, hướng chúng sinh về với Phật, hóa giải mọi tà khí, đồng thời giải trừ tà ác và vận hạn cho chúng sinh, trong đó có con người chúng ta.

Trên thị trường phong thủy các sản phẩm có hình ảnh của Đại Nhật Như Lai Bồ Tát được chế tác vô cùng chi tiết và có hồn, nhận được rất nhiều sự quan tâm sử dụng. Nhưng nếu như bạn không hề hiểu gì về phong thủy cũng như là Đại Nhật Như Lai Bồ Tát, không biết cách lựa chọn, cũng như cách sử dụng thì không hề mang đến cho bạn sự may mắn, chính vì thế trước khi lựa chọn bạn cần tìm hiểu những thông tin cần thiết nhất.

Đầu tiên thì Đại Nhật Như Lai Bồ Tát được xem là Phật bản mệnh của người tuổi Mùi và tuổi Thân, hình ảnh của ngài đại diện cho ý chí, lỗi lạc, nếu như sử dụng để đeo thường xuyên bên mình thì có thể diệt trừ được yêu ma quỷ quái, đẩy lùi điềm dữ, khai thông trí tuệ. Bởi lẽ Đại Nhật Như Lai Bồ Tát trong Phật Giáo là một người mang nguồn ánh sáng của trí tuệ rạng rỡ, mang tinh hoa của cả đất trời để tăng thêm sự quang minh và hướng thiện cho người sử dụng.

Nếu như trên người bạn đang đeo Đại Nhật Như Lai Bồ Tát thì không nên đeo vào trong nhà vệ sinh, vì như thế sẽ làm ô uế hình anh của tượng Phật, thể hiện thái độ không tôn kính, điều này sẽ ảnh hưởng tới sự may mắn của bạn, đánh mất đi nguồn linh khí phong thủy, nguy hiểm hơn là mang họa vào mình.
Mặc dù là một sản phẩm bất động, nhưng tượng Đại Nhật Như Lai Bồ Tát cũng cần phải được chăm sóc và nuôi dưỡng hằng ngày, để giữ được linh khí bên trong. Chính vì thế bạn cần phải dùng khăn sạch và nước sạch để lau rửa sản phẩm, đồng thời bản thân cũng cần phải tu tâm tích đức, hướng thiện thì sẽ tăng hiệu quả sử dụng.

Trước khi sử dụng sản phẩm tượng Đại Nhật Như Lai Bồ Tát thì người tuổi Mùi và tuổi Thân cần thỉnh về, làm lễ khai quang, sau đó mới sử dụng, lúc này mới có được sức mạnh cát tường. Khi thỉnh về cũng cần phải thực hiện bài bản có quy tắc nhất định mới được.

Đồng thời bạn cần phải thành tâm khấn Phật thì Đại Nhật Như Lai Bồ Tát mới có thể giúp bạn đi qua khó khăn, khải mở tâm trí, sự nghiệp thành công, quý nhận bổ trợ.

---------------

Ai nên đeo Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật?
Theo quan niệm của Phật giáo thì bất cứ vị Phật nào cũng đều yêu thương chúng sinh, từ bi, đức độ. Đồng thời mỗi một con giáp lại có một vị Phật Bản Mệnh bảo hộ của mình. Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật mang trong mình ánh sáng của trí tuệ, sự từ bi, đức độ và thiện lành. 

Truyền thuyết kể lại rằng Đức Phật Như Lai Đại Nhật chấp nhận bị vu oan, tổn thương mà không mang thù hận. Ngài luôn thông cảm, bao dung với mọi người. Chính vì thế mà trong phong thủy hình tượng Đức Phật Như Lai Đại Nhật luôn tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, sự từ bi, hướng thiện. 

Người ta quan niệm mang tượng Phật bên người giúp hóa giải mọi vận xui để mang lại điềm lành. Đồng thời ngài giúp cho tâm trí của bạn luôn tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, những phiền muộn trong cuộc sống. 

Vậy những ai nên đeo tượng Phật Như Lai Đại Nhật? Đó có lẽ là câu hỏi mà shop phật bản mệnh hà nội giá rẻ nhận được nhiều nhất trong hòm thư của mình. Theo quan niệm của nhà Phật thì có 8 vị Phật Bản Mệnh bảo hộ cho 12 con giáp. Phật Như Lai Đại Nhật chính là vị thần bảo hộ cho tuổi Mùi và Thân. Do đó những ai thuộc hai tuổi này thì nên đeo tượng Phật Như Lai Đại Nhật. 

 

Lưu ý khi đeo Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật
Người ta quan niệm răng mang Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật bên người giúp tâm hồn bình an. Đồng thời mang đến phong thủy tốt cho người sử dụng. Tuy nhiên vật phẩm phong thủy sẽ không mang lại hiệu quả tốt nếu bản thân người đeo không sống thiện. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bạn đeo tượng Phật.

Đặt niềm tin vào Phật Như Lai Đại Nhật
Tượng Phật là vật phẩm linh thiêng. Chính vì thế khi đeo chúng ta không thể coi nó chỉ là món món trang sức bình thường. Bạn phải đặt niềm tin vào nó. Đồng thời phải coi nó là lá bùa hộ thân. Chúng ta phải trân trọng tượng Phật như báu vật. Khi bạn gặp những điều nguy hiểm trong cuộc sống hãy niệm tên ngài. Ngài sẽ hiển linh và bảo vệ bạn. 


Người lớn tuổi đeo tượng Phật là để nhắc nhở bản thân luôn niệm nhớ người. Đồng thời đeo mặt dây hình Phật cũng là cách để họ luôn ghi nhớ rằng: Phải giữ gìn ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh và sự bình yên trong tâm hồn. 

Đeo tượng Phật Bản Mệnh cũng là giải pháp phong thủy cát tường được nhiều người áp dụng. Họ sử dụng tượng Phật để tăng cường vận trình, hóa sát, bảo hộ bình an. Tuy nhiên tượng Phật Bản Mệnh là linh vật mang yếu tố tâm linh. Chính vì thế nó cũng có những cấm kỵ nhất định khi đeo. Đặc biệt là khi đeo Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật cũng như các vị Phật hộ mệnh khác. 

Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật cho tuổi Mùi và Thân
Mỗi con giáp đều có vị Phật hộ mệnh của riêng mình. Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật là vị Phật bảo hộ cho tuổi Mùi và Thân. Ngài là biểu tượng của lý trí, sự quang minh lỗi lạc. Người tuổi Mùi và Thân mang tượng Như Lai Đại Nhật bên người có thể phòng tránh yêu ma. Ngài giúp xua đuổi quỷ quái. Đồng thời ngài mang đến cho họ trí tuệ và sự sáng suốt.

Trong kinh Phật, Đại Nhật Như Lai thông thiên địa chi. Ngài có linh khí rạng rỡ. Đồng thời ngài có thể thu hút tinh hoa của vạn vật. Chuyển hóa chúng thành linh khí. Ngài sử dụng nguồn năng lượng ấy tác động đến cơ thể bạn. Điều này sẽ khích lệ tinh thần dũng cảm và sự quang minh của người sử dụng. 

---------------

Địa vị của Phật Đại Nhật Như Lai Bồ Tát như thế nào?
Theo như hai bộ sách của Phật Giáo Mật Tông là Kim Cương và Thai Tạng thì đều có một điểm chung về Đại Nhật Như Lai Bồ Tát là pháp thân của Phật Như Lai, và là pháp đà nền tẳng của hiển hiện thực tướng. Đồng thời được xem là bản tôn căn bản trong Mật Tông.

Trong Mật Tông tôn thờ Đại Nhật Như Lai Bồ Tát làm bản tôn giáo chủ, tôn thờ với cái tên là Đại Nhật Tông, ngoài ra cũng có thể gọi ngài là Tỳ Lô Giá Na Tông.
Đối với giới Kim Cương thì Đại Nhật Như Lai Bồ Tát được gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na, cùng với 4 vị Phập khác là: Phật A Súc, Phật Bảo Sanh, Phật A Di Đà, Phật Bất Không Thành Tựu. Tất cả những vị Phật này coi Đại Nhật Như Lai Bồ Tát là trung tâm, thể hiện cho thể tính trí – đại viện kính trí – bình đẳng trí – diệu quán sát trí – thành sở tác trí.

Trong Ngũ Phật giới Thai Tạng, Đại Nhật Như Lai Bồ Tát vẫn nằm ở vị trí trung tâm, xung quanh cũng có bốn vị Phật khác với tên là Đức Phật Khai Phu Hoa Vương Như Lai – Đức Phật Bảo Tràng Như Lai – Đức Phật Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai – Đức Phật Vô Lượng Quang Như Lai.

Phật Giáo nói rằng Đại Nhật Như Lai Bồ Tát vừa giữ chức vụ cao vừa cao chiếu ánh sáng của mình cho mọi chúng sinh ở tất cả mọi nơi, mở ra con đường thiện cho mọi loài. Từ đó ngài còn được gọi với tên là Đại Nhật mang ý nghĩ như sau: Diệt trừ bóng tối nơi u ám và chiếu nguồn ánh sáng tới – thành tựu đạt được trong công việc – ánh sáng của ngài không hề biến mất mà luôn tồn tại mãi.

Dựa trên những ý nghĩa ở trên nên nguồn năng lượng ánh sáng của ngài không hề tắt như ánh sáng mặt trời của trần gian, đây là hình ảnh so sánh để chúng ta dễ hiểu hơn về Đại Nhật là gì.


Việc chúng ta đeo trên người Phật bản mệnh Đại Nhật Như Lai Bồ Tát được xem là một cách thức mang lại điều tốt mà rất nhiều người sử dụng, mục đích là tăng vận mệnh, hóa sát khí, bảo vệ sự bình yên, nhưng đây là sản phẩm mang tính chất tâm linh phong thủy nên cần phải lưu ý kỹ lưỡng.

Đối với Phật bản mệnh Đại Nhật Như Lai Bồ Tát thì hợp với người tuổi Mùi và người tuổi Thân, mang đến cho họ trí tuệ, ý chí, tránh yêu ma, đẩy lùi xui rủi, có thêm sự thông thái, thu hút tài lộc, khích lệ tinh thần, tự tin vào bản thân.

Đương nhiên việc đeo Phật Đại Nhật Như Lai Bồ Tát là điều tốt, nhưng điều này sẽ được tăng cường và phát huy thì phải dựa vào chính bản thân của người sử dụng, đó chính là sự thành tâm hướng Phật, luôn làm điều thiện, giúp đỡ chúng sinh. Những điều tốt này như là nguồn nuôi dưỡng cho ánh sáng của Đại Nhật Như Lai Bồ Tát được hiện thực.

---------------

Ý nghĩa khi đeo phật bản mệnh đại nhật như lai  ?

Mỗi một con giáp sẽ có một vị Phật quản lý và độ mệnh cho họ. Đối với người tuổi Mùi và Thân thì phật bản mệnh chính là Như Lai Đại Nhật. Đây là vị Phật bản tôn cao nhất Mật tông, ngài như mặt trời soi sáng thế gian. Phật Như Lai Đại Nhật còn được xem là pháp thân Thích Ca Mâu Ni, đại diện cho trí tuệ Phật giáo tối cao.

Theo Phật pháp, người tuổi Thân có nhiều tài cán, tiền tài nhưng tính tình không đủ kiên nhẫn lại hay kinh xuất. Họ cần Phật Như Lai Đại Nhật phù hộ để mở mang trí tuệ, quý nhân phù trợ giúp đạt thành tựu cao trong sự nghiệp.

Người tuổi Mùi thì thông minh nhưng dễ gặp tai nạn. Tuổi trẻ tài lộc không ổn định, lên xuống thất thường. Do đó Phật Như Lai Đại Nhật phù hộ họ có tri thức vượt qua mọi đau khổ, tiến về phía trước mà vui sống.

Phật Như Lai Đại Nhật Phật hộ mệnh người tuổi Mùi – Thân

Bạn nên sử dụng mặt dây chuyền Phật Như Lai Đại Nhật ( Tuổi Mùi – Thân) Đá thạch anh Mắt Hổ vì sẽ hộ mệnh cho bạn đạt nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Gia đình nhất là người tuổi Mùi và Thân khi đeo sẽ được phù hộ chuyển hung thành cát, phòng tránh bệnh tật. Con cái thì thông minh, học hành giỏi giang, vợ chồng thì hạnh phúc và thành công sự nghiệp, ông bà thì sức khỏe an khang.

Khi bạn đeo dây chuyền Phật Như Lai Đại Nhật ( Tuổi Mùi – Thân ) Đá Mắt Hổ, nếu đang trong năm tuổi, năm hạn sẽ được hóa giải. Phật độ mệnh che chở và bảo vệ tính mạng cho người đeo.

Người làm việc ở nơi âm khí nặng như bệnh viện nên đeo dây chuyền Phật Như Lai Đại Nhật để trừ tà, bình an vô sự.

Những thông tin đặc biệt hữu ích nhất là đối với người tuổi Mùi và Thân. Sử dụng mặt dây chuyền Phật Như Lai Đại Nhật ( Tuổi Mùi – Thân ) Đá Mắt Hổ để được Phật hộ mệnh trong cuộc sống.

---------------------

Như Lai Đại Phật là vị phật như thế nào?

Như Lai Đại Nhật tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn được gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Như Lai Đại Nhật là một hóa thân của Phật Tổ Như Lai, là người đứng đầu trong 5 vị Phật tối cao của Phật Giáo Tây Tạng. Ngài được coi là bản tôn của Phật Giáo, là căn cơ của vạn vật, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội. Ở Ngài vạn vật sinh ra đều được phổ chiếu bình đẳng, tuân theo quy luật của trời đất, tự nhiên.

Theo kinh phật ghi chép, Như Lai Đại Nhật đều là chủ tôn của Mạn Đà La Kim Cương Giới và Mạn Đà La Thai Tạng Giới. Hình tượng của ngài được miêu tả: Ngài có 4 gương mặt quan sát bốn phương, một tay kết ấn thiền định, một tay cầm bát bảo pháp luân; Ngài ngồi kiết già trên đài liên hoa, thần thái khoan thai, thấu hiểu trời đất. Xung quanh đài liên hoa là mặt nước trong vắt, tĩnh lặng, tựa như tâm ý của Phật Môn.

Trang sức biểu tượng Như Lai Đại Phật có ý nghĩa gì?

Đại Nhật Như Lai là biểu tượng của sự từ bi, phổ chiếu tất thảy chúng sinh ánh sáng của nhà Phật, ánh sáng của trí tuệ, niềm tin, ánh sáng tỏa khắp thế gian, đẩy lui bóng tối, mang đến sự bình an, hạnh phúc. Ngài còn là đại diện cho 5 tính cách của con người, cho 5 con đường tu hành để thành chính quả.

Theo quan niệm dân gian, Như Lai Đại Nhật là vị phật bản mệnh cho người tuổi Mùi và tuổi Thân. Phật bản mệnh Như Lai Đại Nhật độ mệnh cho người tuổi Mùi, tuổi Thân đem đến ánh sáng trí tuệ của nhà Phật, cùng vạn sự bình an, may mắn.

Như Lai Đại Nhật độ mệnh cho người tuổi Mùi, tuổi Thân

Vì vậy:

– Вố mẹ nên đeo Phật Độ Мệnh сhо соn сáі đượс ѕứс khỏe, bình аn.

– Vợ сhồng сùng đео để gia đình hạnh рhúc, ѕự nghіệр thành сông.

– Соn сháu nên tặng và đео сhо ông bà để cầu сhúс ѕức khỏе, аn lạс.

Khi nào thì bạn nhất thiết phải mang trang sức Như Lai Đại Phật?

– Những ngườі đаng gặр ѕао xấu, năm hạn, năm tuổі ѕẽ nhận đượс ѕự độ mệnh, bảo vệ tính mạng, сhе сhở, gіảm nhẹ tаі ương.

– Những ngườі tâm trí сăng thẳng, thiếu tập trung, уếu bóng víа… khі kết hợp сùng vớі thіền định ѕẽ giúр tâm thаnh tịnh, tăng сường ѕự tập trung, tăng dũng khí.

– Những ngườі làm vіệc tại môі trường âm khí mạnh (bệnh vіện, nhà хáс, nghĩа trаng…) mаng thео рhật Như Lаі Đạі Nhật bên người ѕẽ cảm thấу bình аn, trừ tà.

– Những ngườі đаng сầu ѕứс khỏе, соn сáі ngàу rằm, mùng 1 hằng tháng kết hợр ăn сhау tịnh, làm đіều рhúс ѕẽ được như ý muốn.

-------------

Phật hiệu – ý nghĩa tên gọi Đại Nhật Như Lai
Đại Nhật Như Lai tên chữ Phạn là Mahavairocana, dịch âm là Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, Tối Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng, Biến Chiếu Vương Như Lai, Quang Minh Biến Chiếu, Đại Nhật Biến Chiếu, Biến Nhất Thiết Xứ, Biến Chiếu Tôn… Trong đó, “Ma Ha” nghĩa là “Đại”, “Tỳ Lô Giá Na” là “Nhật”, do đó được dịch là Đại Nhật Như Lai. Ngoài ra, “Tỳ Lô Giá Na” có nghĩa là Quang Minh Biến Chiếu, vì vậy còn được gọi là Biến Chiếu Như Lai.

Theo ghi chép trong Đại Nhật kinh sớ quyển 1, Đại Nhật Như Lai được so sánh với mặt trời của thế gian:

Một là, mặt trời chỉ có thể chiếu rọi mọi nơi bên ngoài không thể chiếu vào bên trong, chỉ có thể chiếu sáng ban ngày không thể chiếu được trong đêm tối. Nhưng trí tuệ của Đại Nhật Như Lai có thể phổ chiếu tất cả mọi nơi, chiếu sáng bao la, không phân biệt trong ngoài, ngày đêm. Lấy “Nhật” (mặt trời) để ví von, chỉ có một vài điểm tương tự, do đó thêm “Đại” phía trước, gọi là Đại Nhật Như Lai.

Hai là, mang ý nghĩa hoàn thành tất cả mọi việc. Ánh sáng trí tuệ của Đại Nhật Như Lai phổ chiếu pháp giới, bình đẳng khai thị thiện căn của vô lượng chúng sinh, thậm chí thành tựu các loại sự nghiệp thù thắng của thế gian và xuất thế gian.

Ba là, nghĩa là ánh sáng vô sinh vô diệt. Mặt trời trong tâm của chúng sinh cho dù bị vô minh che lấp cũng không bị tiêu diệt; dù là ở trong viên minh Tam muội của thực tướng cuối cùng, cũng sẽ được gia tăng.

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552