Sự tích Bồ tát Đại Thế Chí
Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử.
Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng trọn trong ba tháng.
Quan Đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: “Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu.
Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử.
Còn như phước vô lậu, thì chỗ kết quả ở ngoài ba cõi bốn dòng, kiếp kiếp đời đời tiêu diêu tự tại.
Vậy xin Điện hạ nên vì tất cả chúng sanh mà cầu đặng “Nhứt Thiết Trí” đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì sự phước báu không khi nào cùng tận, mà lại đặng viên mãn cái tâm nguyện nữa.
Ni Ma Thái Tử nghe quan Đại Thần khuyên nói rành rẽ như thế, liền chấp tay thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm, như là:
Ba nghiệp của thân
1- Không sát hại chúng sanh,
2- Không trộm cắp của người và
3- Không tà dâm
Bốn nghiệp của miệng.
1- Không nói láo xược
2- Không nói thêu dệt
3- Không nói hai lưỡi
4- Không nói độc dữ thô tục
Và ba nghiệp của ý
1- Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục
2- Không hờn giận oán cừu
3- Không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh của tôi, mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới rất trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai, mà Ngài đã thọ ký cho huynh trưởng tôi đó vậy.
Khi Đức Phật ấy thành đạo, trước hết tôi ra khuyến thỉnh Ngài nói đủ Pháp Tam Thừa liễu nghĩa mà hóa độ chúng sanh.
Trong khi đó, tôi cũng còn tu Bồ Tát Đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình, mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện.
Đến chừng Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà hóa độ chúng sanh.
Những sự trang nghiêm đẹp đẽ trong quốc độ tôi, cùng là thời kỳ diệt độ và kiếp sơ trụ thế của Chánh Pháp tôi, đều nguyện y như công cuộc ứng hóa của Đức Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai vậy”.
Phật Bảo Tạng nghe mấy lời của Ni Ma Thái Tử nguyện, liền thọ ký rằng: “ Theo như lòng của ngươi muốn thành tựu một thế giới rộng lớn trang nghiêm, thì qua đời vị lai, trải hằng hà sa kiếp, người sẽ được hoàn mãn các sự cầu nguyện ấy.
Vì người có lòng mong cầu một thế giới rất đẹp rất lớn như thế, nên ta đặt hiệu cho ngươi là “Đắc Đại Thế”, tức là Đại Thế Chí Bồ Tát.
Sau khi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập Niết Bàn rồi, người bổ xứ làm Phật, hiệu là: Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời mà hóa độ mọi loài hàm thức”.
Ni Ma Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi liền thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu sự nguyện cầu của tôi quả đặng như lời Ngài thọ ký đó, tôi xin kính lễ Ngài và nhờ Ngài làm sao cho các thế giới đều vang động và ở giữa hư không có rải xuống nhiều thứ hoa thơm đẹp, lại có các Đức Phật ở các thế giới mười phương cũng đều thọ ký cho tôi như vậy nữa”.
Ni Ma Thái Tử thưa rồi, vừa cúi lạy Phật, tức thì các thế giới mười phương, cả núi sông, cây cối, và những vật có hình chất, đều rung động ra thành tiếng vang rền khắp cả, còn giữa hư không lại có các thứ bông rất thơm tho và tốt đẹp rơi xuống như mưa.
Các Đức Phật ở mười phương đều đồng tình thọ ký rằng: “Tại cõi Tán đề lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên là Ni Ma, con thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm, có phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trót ba tháng, đem công đức ấy mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm.
Vì vậy nên trải qua hằng sa kiếp, người ấy sẽ bổ xứ thành Phật, sau khi Đức Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai đã nhập Niết Bàn”
Ni Ma Thái Tử nhờ Phật Bảo Tạng và các Đức Phật mười phương thọ ký rồi, lòng rất vui mừng, hằng chăm tu tập công hạnh vô lậu mà cầu cho mau thỏa mãn những điều tâm nguyện.
Từ đó về sau, Ni Ma Thái Tử mạng chung rồi đầu thai ra thân khác đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo Đại Thừa, làm hạnh Bồ Tát, mở mang trí huệ cho chúng sanh và làm những sự nhiễu ích, đặng dìu dắt các loài ra khỏi sông mê mà bước lên đường giác.
Hiện nay, Ngài Đại Thế Chí (tức là Ni Ma Thái Tử) đương làm một vị Đẳng Giác Bồ Tát, hầu gần Đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc, trợ đương Phật hóa, tiếp dẫn chúng sanh, chờ đến thời kỳ quả mãn công viên mới bổ xứ làm Phật.
---------------------
Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?
Đến chừng Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà hóa độ chúng sanh.
Những sự trang nghiêm đẹp đẽ trong quốc độ tôi, cùng là thời kỳ diệt độ và kiếp sơ trụ thế của Chánh Pháp tôi, đều nguyện y như công cuộc ứng hóa của Đức Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai vậy".
Phật Bảo Tạng nghe mấy lời của Ni Ma Thái Tử nguyện, liền thọ ký rằng: "Theo như lòng của ngươi muốn thành tựu một thế giới rộng lớn trang nghiêm, thì qua đời vị lai, trải hằng hà sa kiếp, người sẽ được hoàn mãn các sự cầu nguyện ấy.
Vì người có lòng mong cầu một thế giới rất đẹp rất lớn như thế, nên ta đặt hiệu cho ngươi là "Đắc Đại Thế", tức là Đại Thế Chí Bồ Tát.
Sau khi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập Niết Bàn rồi, người bổ xứ làm Phật, hiệu là: Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời mà hóa độ mọi loài hàm thức".
Ni Ma Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi liền thưa rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nếu sự nguyện cầu của tôi quả đặng như lời Ngài thọ ký đó, tôi xin kính lễ Ngài và nhờ Ngài làm sao cho các thế giới đều vang động và ở giữa hư không có rải xuống nhiều thứ hoa thơm đẹp, lại có các Đức Phật ở các thế giới mười phương cũng đều thọ ký cho tôi như vậy nữa".
Ni Ma Thái Tử thưa rồi, vừa cúi lạy Phật, tức thì các thế giới mười phương, cả núi sông, cây cối, và những vật có hình chất, đều rung động ra thành tiếng vang rền khắp cả, còn giữa hư không lại có các thứ bông rất thơm tho và tốt đẹp rơi xuống như mưa.
Các Đức Phật ở mười phương đều đồng tình thọ ký rằng: "Tại cõi Tán đề lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên là Ni Ma, con thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm, có phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trót ba tháng, đem công đức ấy mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm.
Vì vậy nên trải qua hằng sa kiếp, người ấy sẽ bổ xứ thành Phật, sau khi Đức Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai đã nhập Niết Bàn".
Ni Ma Thái Tử nhờ Phật Bảo Tạng và các Đức Phật mười phương thọ ký rồi, lòng rất vui mừng, hằng chăm tu tập công hạnh vô lậu mà cầu cho mau thỏa mãn những điều tâm nguyện.
Từ đó về sau, Ni Ma Thái Tử mạng chung rồi đầu thai ra thân khác đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo Đại Thừa, làm hạnh Bồ Tát, mở mang trí huệ cho chúng sanh và làm những sự nhiễu ích, đặng dìu dắt các loài ra khỏi sông mê mà bước lên đường giác.
Hiện nay, Ngài Đại Thế Chí (tức là Ni Ma Thái Tử) đương làm một vị Đẳng Giác Bồ Tát, hầu gần Đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc, trợ đương Phật hóa, tiếp dẫn chúng sanh, chờ đến thời kỳ quả mãn công viên mới bổ xứ làm Phật.
-------------
Đại Thế Chí Bồ Tát vẫn thường xuất hiện trong câu niệm hằng ngày của chúng ta, nhưng không phải bất kỳ ai cũng hiểu hết về ngài, sự tích ra đời cũng như ý nghĩa cái tên của ngài là gì. Là người tu hành, chúng ta càng hiểu sâu sắc về các vị bao nhiêu, thì khả năng thẩm thấu những đức hạnh của ngài mà tu tập càng rõ ràng bấy nhiêu.
Đại Thế Chí Bồ Tát là ai?
Đại Thế Chí Bồ Tát còn có những tên gọi khác như là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Lượng Quang Bồ tát, Linh Cát Bồ tát,…hoặc cũng có thể gọi vắn tắt là Thế Chí.
Trong Tây Phương Tam Thánh, ngài là vị Bồ Tát đứng bên phải của đức Phật A Di Đà, cổ đeo chuỗi anh lạc và tay thì cầm hoa sen xanh. Trong đó hoa sen xanh tượng trưng cho thanh tịnh. Dùng trí tuệ để dứt khỏi những phiền não vô minh và cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng bùn ác trược, cũng như đóa sen vươn mình lên cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát .
Đức Đại Thế Chí Bồ Tát có tên là Ni Ma, tiền thân là thái tử thứ hai của vua Vô Chánh Niệm và em của thái tử Bất Huyền. Vua Vô Chánh Niệm sau này là Đức Phật A Di Đà, còn thái tử Bất Huyền sau này là Quan Âm Bồ Tát.
Nhờ phụ vương khuyên bảo, ngài ngày ngày phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng liên tục trong 3 tháng. Nhưng có vị đại thần là Bảo Hải đã khuyên nhũ Thái Tử rằng: “Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu. Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử. Còn như phước vô lậu, thì chỗ kết quả ở ngoài ba cõi bốn dòng, kiếp kiếp đời đời tiêu diêu tự tại. Vậy xin Điện hạ nên vì tất cả chúng sanh mà cầu đặng “Nhứt Thiết Trí” đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì sự phước báu không khi nào cùng tận, mà lại đặng viên mãn cái tâm nguyện nữa”
Ni Na thái tử cảm thấy lời của đại thần thấu tình đạt lý nên đã chắp tay thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm, như là:
Ba nghiệp của thân
Không sát hại chúng sanh,
Không trộm cắp của người và
Không tà dâm
Bốn nghiệp của miệng.
Không nói láo xược
Không nói thêu dệt
Không nói hai lưỡi
Không nói độc dữ thô tục
Và ba nghiệp của ý
Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục
Không hờn giận oán cừu
Không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh của tôi, mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới rất trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai, mà Ngài đã thọ ký cho huynh trưởng tôi đó vậy.
Tôi xin tiếp tục tu đạo Bồ Tát, làm việc Phật sự, khuyên bảo chúng sinh, mang lại lợi ích cho chúng sinh để mau chóng hoàn thành những hạnh nguyện tôi đã thề. Đến chừng nào Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà độ hóa chúng sinh”
Sau khi Phật Bảo Tạng nghe những lời của thái tử Ni Na thệ nguyện xong, ngài bèn thọ ký rằng: “Lòng của người muốn một thế giới rộng lớn trang nghiêm, qua đời vị lai, trải qua hằng hà sa kiếp, người sẽ có được tâm nguyện ấy. Người có tâm nguyện lớn như vậy, nên ta đặt hiệu cho người là “Đắc Đại Thế”, nghĩa là Đại Thế Chí Bồ Tát. Sau khi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập niết bàn, người được bổ làm Phật, mang hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời mà độ hóa mọi chúng sinh”.
Khi thái tử Ni Ma nghe vậy, liền thưa “Bạch Đức Thế Tôn, nếu tâm nguyện của tôi được thành, tôi xin kính ngài hãy làm cho thế gian đều vang động và ở giữa hư không hãy xuất hiện hoa thơm, và cầu cho đức Phật mười phương cũng đều thọ ký cho tôi như vậy nữa”.
Thái tử Ni Ma vừa nói xong và cúi lạy Phật thì vạn vật đột nhiên rung chuyển và tạo ra tiếng vang rền khắp đất trời, hằng hà sa số loài hoa thơm tho đẹp đẽ rơi xuống như mưa giữa hư không.
Lúc đó, mười phương chư Phật đồng tình thọ ký rằng “Tại cõi Tán đề lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên là Ni Ma, con thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm, có phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trót ba tháng, đem công đức ấy mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm.”
Sau khi được thọ ký như vậy, thái tử Ni Ma lòng đầy vui mừng, siêng năng tu tập những điều mình đã thệ nguyện. Từ đó về sau, Ni Ma thái tử mạng chung rồi đầu thai ra thân khác đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo Đại Thừa, làm hạnh Bồ Tát, mở mang trí huệ cho chúng sanh và làm những sự nhiễu ích, đặng dìu dắt các loài ra khỏi sông mê mà bước lên đường giác.
Ý nghĩa của Bồ Tát Đại Thế Chí
Theo một số ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Đại Thế Chí Bồ Tát là đại diện của trí tuệ, ngài dùng ánh sáng trí tuệ phổ chiếu hết thảy, giúp mọi chúng sinh rời xa cõi ác. Và khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như trải qua cơn địa chấn cho nên được gọi là Đại Thế Chí.
Ngài đứng bên tay phải cùng với đức Quán Thế Âm trở thành thị giả của đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Cả ba vị tạo thành Tây Phương Tam Thánh mà chúng ta vẫn kính thờ mỗi ngày. Quán Thế Âm thì tượng trưng cho từ bi, còn Đại Thế Chí thì tượng trưng cho trí tuệ. Để trở thành Phật, nhất định phải có hai yếu tố này, từ bi và trí tuệ.
Còn trong phong thủy thì ngài Đại Thế Chí Bồ Tát được xem là bản mệnh của người tuổi Ngọ. Thờ tượng Ngài giúp người tuổi Ngọ gặp hung hóa cát, muôn sự bình an, cát tường như ý, phát huy được những trí tuệ của bản thân.
Hy vọng rằng với những kiến thức mà Buddhist Art đã ghi ra trên đây có thể giúp những anh chị em đồng tu hiểu hơn về Đại Thế Chí Bồ Tát mà ngày ngày chúng ta vẫn thờ cúng, tôn kính.
-----------------------
Lược sử và ý nghĩa Bồ Tát Đại Thế Chí
Bồ Tát Đại Thế Chí là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề.
Thửa xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có Đức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để hóa độ chúng sanh. Lúc bấy giờ trong nước đó có ông vua hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để trị dân nên được gọi là Pháp Vương. Vị vua này rất kính thờ Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ. Một hôm, nhà vua ngồi tọa thiền Tam muội đến khi xuất định thì thấy hai hoa sen mọc ở hai bên tả hữu và trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử. Nhà vua cùng hai đồng tử cùng đến chổ Phật để nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.
Bồ Tát Đại Thế Chí là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài
Lại một thủa khác, Bồ Tát Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh. Những hạnh tu mà Ngài chú tâm là:
- Ba nghiệp của thân: Không sát hại chúng sanh, không trộm cướp của người và không tà dâm.
- Bốn nghiệp của miệng: Không nói láo xược, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều và không nói lời độc ác.
- Ba nghiệp của ý: Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không hờn giận oán cừu và không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai.
Trong khi đó, thì Ngài cũng còn tu Bồ tát Đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình để mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện. Đến chừng Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì ngài sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền chánh pháp mà hóa độ chúng sinh.
Phật Bảo Tạng nghe mấy lời vủa Ni Ma Thái tử nguyện ở trên, liền thọ ký rằng: "Theo như lòng của ngươi muốn thành tựu một thế giới rộng lớn trang nghiêm, thì qua đời vị lai, trải hằng hà sa kiếp, sau nầy làm Bồ tát hiệu là Đại Thế Chí, phụ tá bên cạnh đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc. Và, sau nữa ngươi sẽ thành Phật hiệu là “Thiên Trụ Công Đức Bảo Vương” ở thế giới Đại Thế”.
Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Đại Thế Chí có nghĩa là dùng ánh sáng trí tuệ soi khắp mười phương, khiến chúng sanh trong ba đường ác được giải thoát và được năng lực vô thượng.
Ngài đã dùng pháp môn Niệm Phật Tam muộI để tự tu và hóa đô chúng sanh. Trong hội Lăng Nghiêm, Đức Phật Thích Ca hỏi chỗ sở tu sở đắc của các vị A–la-hán và Bồ tát, thì ngài trả lời rằng: “Thời Đức Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy con niệm Phật Tam muội…Nhơn địa xưa của con dùng tâm niệm Phật nhập vô sanh nhẫn. Nay ở thế gian nầy, con tiếp độ người niệm Phật về Tịnh độ”. Đức Quán Thế Âm dùng lòng từ bi lắng nghe tiếng đau khổ đến cứu độ chúng sinh, còn Bồ Tát Đại Thế Chí dùng ánh sáng trí tuệ soi đường cho chúng sinh được giải thoát.
----------------
Hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí
Ngài đứng bên phải của Đức Phật A Di Đà, đeo chuỗi anh lạc và tay cầm hoa sen xanh. Hoa sen xanh tượng trưng cho thanh tịnh, tức là đoạn đức. Dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền não nhiễm ô, cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng bùn ác trược.
Muốn cứu vớt chúng sanh về cõi Tịnh độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền não uế ô. Vì thế, danh hiệu Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sinh thấy rõ những ô nhiễm của mình và đồng thời cũng giúp cho họ có sức mạnh đoạn trừ những nhiễm ô nầy để có thể đưa họ về cõi Tịnh độ.
Trong mỗi vị Phật đều có đủ hai đức tánh quan trọng là từ bi và trí tuệ. Nếu thiếu một trong hai đức tánh này, thì sẽ không bao giờ thành Phật.
Đức Phật A Di Đà thì cũng thế, Ngài có hai vị thị giả là Bồ Tát Quán Thế Âm bên trái và Bồ Tát Đại Thế Chí bên phải. Bồ Tát Quán Thế Âm thì tượng trưng cho từ bi, còn Bồ Tát Đại Thế Chí thì tượng trưng cho trí tuệ viên mãn. Trí tuệ thì lúc nào cũng dẫn đầu bởi vì có trí tuệ viên mãn thì từ bi mới thành tựu được. Đức Phật Thích Ca cũng có hai vị Bồ tát phụ tá là Văn Thù và Phổ Hiền. Ngài Văn Thù Sư Lợi tượng trưng cho trí tuệ còn ngài Phổ Hiền là đại hạnh từ bi.
--------------------
Đại Thế Chí Bồ Tát Phật Bản Mệnh Người Tuổi Ngọ .
Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Lượng Quang Bồ tát,Linh Cát Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí.
Hình Tượng Về Đại Thế Chí Bồ Tát
Hình tượng của Đại Thế Chí Bồ Tát theo như ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ kinh: Thân lượng lớn bé của ngài cũng khác so với Bồ Tát Quán Thế Âm, toàn thân ngài tỏa ra một màu vàng tím sáng lấp lánh, có thể soi chiếu khắp quốc phổ thập phương, khiến cho chúng sinh hữu duyên được tận mắt nhìn thấy. Chỉ cần nhìn thấy được một tia sáng nhỏ nhoi phát ra từ lỗ chân lông của ngài, cũng như đã thấy được ánh sáng quang minh tịnh diệu của chư Phật thập phương. Vì thế Đại Thế Chí Bồ Tát cũng được gọi là Bồ Tát Vô Lượng Quang. Thiên quan của Bồ Tát Đại Thế Chí có 500 bảo hoa, trên một bảo hoa lại có 500 bảo đài, trong mỗi bảo đài đều hiển hiện quốc độ tịnh diệu của chư Phật thập phương. Tóc của ngài búi lại giống như hoa sen đỏ, trên búi tóc có bảo bình, bên trong bảo bình chứa đầy ánh sáng trí tuệ. Ngài dùng ánh sáng đó để độ hóa tất thảy chúng sinh. Ngoài ra, các tướng khác của ngài cũng không có sự khác biệt lớn so với Bồ Tát Quán Thế Âm.
Trong bức tranh vẽ "Tây Phương Tam Thánh", Bồ Tát Ðại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy.
-----------
Bồ tát Đại Thế Chí là ai?
Cũng giống như Bồ tát Quan Âm, Đại Thế Chí là Bồ tát Mahasattva, có nghĩa là những vị “Bồ tát cao cấp” trong Phật giáo Đại Thừa.
7 Đại Bồ tát khác bao gồm:
Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī)
Phổ Hiền (Samantabhadra)
Quan Thế Âm (Avalokiteśvara)
Hư Không Tạng (Akasagarbha)
Địa Tạng Vương (Kṣitigarbha)
Di Lặc (Maitreya)
Trừ Cái Chướng (Sarvan).
Tên của Bồ tát Đại Thế Chí trong tiếng Phạn là Mahāsthāmaprāpta bodhisattva, có nghĩa đen là “sự xuất hiện của sức mạnh vĩ đại”. Sức mạnh ở đây có nghĩa là ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mười phương.
Trong Phật giáo Trung Hoa, Ngài được gọi là Da Shi Zhi Pu Sa, một phần của Amita Trinity cùng với Đức Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Âm.
Bồ tát Thế Chí còn có tên gọi khác là Seishi Bosatsu, một trong 13 vị Phật của trường phái Mật tông Shingon Nhật Bản. Trong Phật giáo Tây Tạng, Ngài được gọi là Bồ tát Kim Cương Thủ (Vajrapani), và được xem là Thần bảo hộ của Đức Phật Thích Ca.
Đại Thế Chí là một trong những vị Bồ tát lâu đời và có quyền lực nhất, đặc biệt là trong trường phái Tịnh độ, nơi Ngài giữ một vai trò quan trọng trong các kinh điển của trường phái này.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí đã chia sẻ cách Ngài đạt được sự giác ngộ thông qua việc thực hành quán niệm Phật, hoặc liên tục chánh niệm danh hiệu Phật để đạt Định (samādhi).
Biểu tượng
Trong các tác phẩm nghệ thuật như tượng hay tranh vẽ, Ðại Thế Chí Bồ tát cầm cành hoa sen xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, Bồ tát Quan Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình cam lồ đứng bên tay trái.
----------------
Ý nghĩa Bồ Tát Đại Thế Chí . Phật bản mệnh tuổi Ngọ
Theo ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ kinh, vị Bồ Tát này lấy ánh sáng trí tuệ phổ chiếu tất thảy, khiến cho chúng sinh rời xa ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô thượng. Vì khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như đang xảy ra một cơn địa chấn, cho nên mới gọi là Đại Thế Chí. Ngài cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm đều là thị giả của Phật A Di Đà ở thế giới cực lạc phương Tây. Cả ba Bản tôn được gọi chung là tam thánh phương Tây. Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng cho sự từ bi, Bồ Tát Đại Thế Chí tượng trưng cho trí tuệ. Ngài cũng có vị trí đặc biệt trong Mật giáo. Mật hiệu của ngài là Trì Luân Kim Cương. Trong Phật giáo, Bồ Tát Đại Thế Chí thường xuyên được nhắc đến, cũng được sự sùng bái nhất định. Tuy vậy, sự ảnh hưởng của ngài rõ ràng không được như Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong văn hóa Việt, Bồ Tát Đại Thế Chí là Phật bản mệnh của người tuổi Ngọ.
--------------
Bồ Tát Đại Thế Chí , Phật bản mệnh tuổi Ngọ có những hạnh nguyện gì
Ở nhiều ngôi chùa thờ 3 vị Phật; Phật A Di Đà chính giữa, Quán Thế Âm bên tả và Đại Thế Chí bên hữu. Chính Bồ Tát Đại Thế Chí biểu tượng cho ánh sáng của trí tuệ biến chiếu khắp các cõi tối tăm. Ngài là Phật bản mệnh tuổi Ngọ.
Theo như kinh Bi Hoa phẩm Bồ Tát Thọ Ký chép thì, lúc chưa xuất gia Ngài là con trai thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Vua cha tin Phật và thường cúng dường Phật cùng chư Tăng, do nhân duyên đó Ngài thường gần gũi đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện xuất gia tu hành và đắc đạo hiệu là Đại Thế Chí.
Nhờ trí huệ tuyệt vời, ngài tu theo pháp môn niệm Phật tam muội mà thành chánh giác cứu độ muôn loài. Ngài cũng dùng ánh sáng trí giác tu chứng soi sáng tâm địa cho chúng sanh trong các cõi tối tăm được giải thoát.
Hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí hiện thân là tướng người cư sỹ, nơi cổ có đeo chuỗi ngọc anh lạc và trên tay cầm một hoa sen màu xanh, tượng trưng cho sự thanh tịnh. Có ý rằng nhờ trí tuệ sáng suốt mà dứt sạch được mọi phiền não mê lầm nơi tự thân và đưa tay cứu với chúng sanh ra khỏi mê lầm tội lỗi.
Trí tuệ là thanh gươm tinh nhuệ cắt đứt mọi ràng buộc, vướng mắc trong cõi trần ai mà đức Đại Thế Chí đã đạt được trải qua nhiều kiếp tu hành tích lũy biết bao công phu.
Phương châm thường dùng trong Phật giáo là Bi-Trí-Dũng, tức là từ bi, trí tuệ và dũng mãnh cũng trong cùng một ý này.
-------------------------
ý nghĩa của phật đại thế chí bồ tát vị phật hộ mệnh cho người tuôi ngọ
Đại Thế Chí Bồ Tát, tên Phạn là Mahā-sthāma-prāpta, dịch âm là Ma Ha Na Bát, dịch nghĩa là Đắc Đại Thế. Lại xưng là Đại Thế Chí, Đại Tinh Tiến hoặc lược xưng là Thế Chí
Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: Vị Bồ Tát này dùng ánh sáng Trí Tuệ chiếu khắp tất cả khiến cho chúng sinh xa lìa ba nẻo ác, được sức Vô Thượng cho nên xưng vị Bồ Tát này là Đại Thế Chí.
Ngài cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát cùng là vị hầu cận bên cạnh Đức Phật A Di Đà. Di Đà, Quán Âm, Thế Chí được hợp xung là Tây Phương Tam Thánh phân biệt tượng trưng cho Trí, Bi của Đức Phật A Di Đà.
Lại một thủa khác, Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Trách Nhiệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương phát tâm cúng dường PhậtBảo Tạng và phát nguyện độ sanh. Những hạnh tu mà Ngài chú tâm là:
Ba nghiệp của thân: Không sát hại chúng sanh, không trộm cướp của người và không tà dâm.
Bốn nghiệp của miệng: Không nói láo xược, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều và không nói lời độc ác.
Ba nghiệp của ý: Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không hờn giận oán cừu và không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai.
Phật Đại Thế Chí Bồ Tát hộ mệnh giúp tuổi Ngọ công việc hanh thông, tiền bạc đủ đầy, tự do tự tại
Hạnh nguyện của Bồ Tát Đại Thế Chí thuộc về tâm thức, hạnh tu tâm dưỡng tánh, đi đến giải thoát rốt ráo. Tu theo Bồ Tát đạo là trước tiên phải tu tập thiền định để có được trí tuệ, xa lìa ái dục để được giác ngộ giải thoát; sau đó là phát đại nguyện độ tận tất cả chúng sanh đều được an trụ trong cảnh giới chư Phật.
Mắt trần của chúng sanh thấy như Bồ Tát Đại Thế Chí không làm gì cả, nhưng thật sự làm tất cả hạnh nguyện của tâm hạnh bồ tát, làm với tinh thần tích cực và tinh tấn mạnh mẽ cao thượng tột cùng.
Bồ Tát Đại Thế Chí là tâm vô ngã và bình đẳng chân thật, không dụng tâm cố ý cho người thấy để tán dương khen ngợi, cũng không chấp vào công đức đã làm, không chấp tướng, không cầu danh.
Hạnh vô ngã, vô trụ, vô phân biệt của Bồ Tát chẳng sinh một niệm gì cả, cũng không thấy có chứng, có đắc, có độ. Đó là chánh định và chánh niệm viên mãn tuyệt đối.
Hạnh nguyện của Bồ Tát Ðại Thế Chí là sự tinh tấn trong đạo Phật, có ích lợi cho chúng sanh rất nhiều và cũng là pháp tu tượng trưng cho sự nỗ lực dũng mãnh chân chánh trên con đường đi đến giác ngộ và giải thoát.
Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật dạy: “Trí tuệ là chiếc thuyền kiên cố chở ta ra khỏi biển sanh lão bịnh tử; cũng là ngọn đèn chói sáng xua tan vô minh hắc ám, là liều thuốc chữa bịnh tham sân si, là chiếc búa chặt đứt phiền não. Vậy các ngươi phải văn huệ, tư huệ, tu huệ và hành trì tinh tấn để tự tăng trưởng trí tuệ”.
Văn huệ: do nghe âm thanh, văn tự của Phật, mà hiểu được ý nghĩa của kinh điển.
Tư huệ: do trí suy tư tìm hiểu, thấy được chân lý, sự thật một cách sáng suốt.
Tu huệ: nhờ sự hành trì tinh tấn, mà giác ngộ thực tướng rõ ràng, mọi sự vật không sai.
Hiện thân của Bồ Tát Đại Thế Chí là căn bản trí tuệ cho người tu, nhờ vào trí tuệ có năng lực như ngọn đèn sáng rực, soi rọi các tà vọng thiện ác, thấy được vực sâu của tội ác trong thế gian một cách rõ ràng.
Tu theo hạnh Bồ Tát Đại Thế Chí là tinh tấn kham nhẫn cho đến khi tâm an vui giải thoát, chứ không phải cái vui vị kỷ trong đối đãi: được mất, hơn thua, khen chê, sướng khổ. Si mê là gốc tội lỗi.
Một niềm tin hay hiểu biết sai lầm sẽ khiến con người rơi vào vực thẳm đau khổ triền miên. Trí tuệ giúp con người nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa đúng và sai, thiện và ác, nhưng không tâm kỳ thị phân biệt và không bị phiền não chi phối. Đó cũng là tinh thần vô trụ, vô chấp của Bồ Tát Đại Thế Chí.
Ðạo Phật là đạo giác ngộ bằng con đường trí tuệ, và giải thoát chúng sanh qua hạnh nguyện từ bi. Bồ tát cũng từ thế giới ta bà khổ, tu hành tinh tấn, trì giới thanh tịnh, tâm từ bi cao thượng, trí tuệ sáng suốt, phá được vô minh sanh tử luân hồi, và đạt thành chánh đẳng chánh giác.
Tuổi Ngọ mang bên mình vị Phật Bản Mệnh Đại Thế Chí Bồ Tát, ban cho họ trí tuệ, giúp tránh đi những phiền toái khiến cho họ mất đi năng lượng. Việc còn lại là dũng cảm tiến lên phía trước, công việc hanh thông, gia đình hạnh phúc, tiền bạc đủ đầy, tự do tự tại.
Bồ Tát Đại Thế Chí là oai lực của trí tuệ, là công hạnh lý tưởng cao thượng tột cùng của công phu tinh tấn tu tập của người tu.
------------------
Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát & Nhận Thức Về Việc Phật, Bồ Tát Tái Thế
Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát & Nhận Thức Về Việc Phật, Bồ Tát Tái ThếCó nhiều vị pháp sư, đại đức nói họ là Phật, Bồ tát tái thế. Điều đó thật hay giả?
Thật ra, bạn hỏi như vậy là đã sai lầm rồi. Làm sao tôi có thể biết được. Nếu thật sự tôi nói tôi biết thì tôi lại sai, vì tôi không phải là Phật, tôi chưa thành Phật nên làm sao biết được họ là Phật hay không phải Phật? Tôi không phải là Bồ tát tái thế, sao tôi biết được họ là Bồ tát tái thế? Do đây mà làm mê cảm nhiều vị đồng tu trong giới học Phật. Đặc biệt là những người sơ cơ học đạo, thật ra mà nói, chẳng những người sơ cơ mà ngay cả những học Phật lâu năm cũng dễ bị mê cảm nữa. Song, chúng ta không thể biết được họ là Phật, Bồ tát thật hay giả. Nhưng trong kinh Phật có nói rất rõ, chư Phật và Bồ tát ứng hóa ở tại thế gian này rất nhiều. Nhất là khi chúng sinh gặp hoàn cảnh tột cùng khổ nạn, chư Phật, chư Bồ tát liền ứng hóa tại thế gian, hòa mình cùng với tất cả đại chúng, không luận là phân thân gì để đại từ đại bi cứu khổ cho chúng sinh. Như trong Phẩm Phổ Môn, Bồ tát Quán Thế Âm ứng hiện 32 thân, nam nữ, già trẻ, các hành các nghiệp đều có. Phật, Bồ tát hiện thân chỉ một nguyên thân, vì không muốn để lộ thân phận của mình, nếu bị lộ tức khắc các vị ấy sẽ đi mất và không trụ ở thế gian nữa. Trong lịch sử có nói điều đó, hễ thân phận một khi bị lộ, các vị ấy đều biến mất, đây là Phật và Bồ tát chân thật. Nếu thân phận bị lộ mà không đi, kỳ thật không tương ưng với kinh điển, nên đại khái họ không phải là Phật, Bồ tát thật, chỉ là mạo nhận. Vì sao họ dám mạo nhận? Vì không ngoài việc lừa dối người để thu hoạch lợi dưỡng và tham cầu danh tiếng, đó là tạo tội. Nếu họ hiểu được như vậy chắc chắn họ sẽ không dám lừa dối nữa. Như chúng ta biết, đại sư Ấn Quang chính là Đại Thế Chí Bồ tát hóa thân tái thế, vậy mà hành nghi của Ngài cả đời cùng với người thế tục chẳng một mảy may sai khác. Song, sự tu hành và nguyên tắc, nguyên lý giáo hóa chúng sinh của Ngài xác thật tương ưng với đạo lý trong chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông. Trong cuốn “Thủy tư tập”, có một vị cư sĩ đã nói điều đó, nếu có xem chúng ta sẽ biết. Trước bốn năm đại sư vãng sinh, có một người nữ đang ở bậc sơ trung, người này chẳng tiếp xúc với Phật giáo, lại không tin tưởng Phật pháp. Cô ta nằm mộng thấy Quan Thế Âm Bồ tát. Bồ tát bảo với cô ta hiện tại Đại Thế Chí Bồ tát đang giảng kinh thuyết pháp tại Thượng Hải, Bồ tát bảo cô ta nên đi nghe. Cô ta hỏi lại Bồ tát Thế Chí là ai? Bồ tát bảo đó là Ấn Quang đại sư. Sau đó cô đi tìm gặp đại sư và kể về sự tình cho đại sư nghe, nghe xong đại sư mắng cho cô một trận, mỉm cười nói đừng làm động chúng, sau đó cấm cô không được tìm đại sư nữa, cô này trở về không dám nói với ai. Bốn năm sau, lúc đại sư vãng sinh rồi, cô này mới đem sự việc đó công bố cho mọi người biết. Cho nên, đại sư đích thực chính là Bồ tát Đại Thế Chí ứng thân, nhất định không phải là mạo nhận. Thân phận bị lộ mà không đi là có vấn đề. Còn mọi người cho Ngài là Bồ tát ứng thân thì Ngài phủ nhận, không thừa nhận sự thật. Nếu người tự xưng mình là Phật, Bồ tát tái lai nhất định là có vấn đề, chúng ta cần phải cẩn thận.
Trích Phật Giáo Là Gì?
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không
Dịch giả: Thích Tâm An
-------------------
Phật Đại Thế Chí Bồ Tát Khuyên Mọi Người Niệm Phật .
Đức Đại Thế Chí Bồ Tát do niệm Phật mà chứng viên thông, nhẫn đến tu Bồ Tát đạo giáo hóa chúng sinh đều không rời câu niệm Phật. Chúng ta nên cố gắng noi theo Ngài.
Trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm, lúc Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni hỏi về nguyên do chứng nhập viên thông của Thánh chúng, đức Đại Thế Chí Bồ Tát bạch rằng: “Tôi nhớ lại hằng hà sa số kiếp về trước, Đức Siêu Nguyệt Quang Như Lai dạy cho tôi pháp “Niệm Phật Tam muội”.
Lúc Đức Phật A Di Đà còn là Chuyển Luân Thánh Vương, Ngài Quán Thế Âm là con trưởng, Ngài Đại Thế Chí là con thứ.
Hai vị đại Bồ tát này hiện đang ở thế giới Cực Lạc đứng hai bên trái phải để phụ trợ cùng Đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh. Bồ tát Đại Thế Chí tu pháp môn niệm Phật chỉ một câu Phật hiệu mà nhiếp thâu “sáu căn” nên đưa đến giác ngộ.
Từ niệm Phật đến khi chứng đạo phải trải qua năm mươi hai giai đoạn là thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, rồi đến đẳng giác, diệu giác, cho nên Bồ tát Đại Thế Chí cùng với năm mươi hai vị Bồ tát cũng là đại biểu năm mươi hai giai đoạn.
Theo Kinh Lăng Nghiêm, trong chương “Đại Thế Chí Bồ tát Niệm Phật Viên Thông”, Bồ tát Đại Thế Chí nói: “Ta nhớ lại trong vô lượng kiếp trước, có Phật ra đời tên là Vô Lượng Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang Phật, Diệm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật, Bất Đoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô Xưng Quang Phật, Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật. Trong kiếp đầu tiếp nối mười hai vị Phật ra đời, vị Phật sau cùng là Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang, dạy tôi niệm Phật, tôi nhập vào chính định, nên gọi là niệm Phật tam muội”.
Nếu như hai người cùng nhau nhớ niệm chẳng buông lơi, chẳng thất niệm thì sẽ theo nhau như bóng với hình, không bao giờ rời xa được. Còn nếu một người nhớ mãi còn người kia cứ quên thì dầu gặp nhau cũng thành không gặp, dầu thấy nhau cũng như không thấy.
Chư Phật thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Nếu con cứ trốn lánh, thời mẹ dầu có nhớ cũng không làm sao được. Nếu con cũng nhớ mẹ, như mẹ nhớ con, thời mẹ con đời đời không xa nhau.
Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật thời hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật, gần kề bên Phật, không cần tu trì phương pháp chi khác mà tự đặng minh tâm kiến tính. Như người ướp hương, thân có mùi hương, đây gọi là “Hương quang trang nghiêm”. Ngày trước lúc tôi tu nhân, do tâm niệm Phật mà được chứng nhập Vô sinh nhẫn. Nay ở thế giới này, nhiếp người niệm Phật về Tịnh Độ.
Đức Thế Tôn gạn viên thông, cứ nơi tôi, thời đều nhiếp cả sáu căn tịnh niệm nối luôn, đặng thành chính định đây là đệ nhất”.
(Thuật theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
Lời phụ:
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Do lòng đại bi muốn cứu vớt tất cả chúng sinh mà có Bồ đề tâm, do Bồ đề tâm mà thành Chính giác”. Gốc từ lòng “Đại bi” mà thành Phật, nên tấm lòng của Phật, không bao giờ rời ta và tất cả chúng sinh. Nếu ta chuyên chí muốn được gặp Phật mà tưởng Phật và niệm Phật luôn luôn, tất sẽ được thấy Phật, sẽ được gần Phật.
Như lời Bồ Tát Đại Thế Chí dạy: Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, thời hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật gần Phật. “Hiện tiền”… là hiện tại do tâm niệm Phật thuần thục mà được tương ưng với Phật, nên trong lúc tâm tịnh được thấy Phật hiện đến, hoặc thần du Tịnh Độ lễ Phật.
-------------------
Cách Bài Trí Tượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát Chuẩn Phù Hộ Gia Đình Bình An .
Ngày nay, số lượng các Phật tử và ban thờ Tam Bảo tại gia ngày càng tăng nhanh chóng. Trong đó, thờ tượng Tây Phương Tam Thánh là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong 3 vị thuộc Tam Thánh Tây phương Cực Lạc, biểu tượng cho ánh sáng trí tuệ. Nhiều gia đình thỉnh tượng Bồ Tát về nhưng chưa nắm rõ cách bài trí sao cho đúng. Trong bài viết này, chúng tôi hướng bạn cách bài trí trượng Đại Thế Chí Bồ Tát đúng chuẩn, phù hộ gia đình bình an nhé.
Xuất thân và ý nghĩa thờ tượng Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát là một vị đại Bồ tát thể hiện ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo Đại Thừa, là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây phương Cực Lạc.
Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, giúp chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, sớm siêu độ bước vào Cực Lạc. Đại Thế Bồ Tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.
Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa, tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là Ni-ma vương tử, người con thứ hai của Chuyển luân vương Vô Chánh Niệm (sau này là Đức Phật A Di Đà). Bồ tát được Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, trong đời vị lai vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập Niết bàn (tức Quán Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong đời vị lai), Đại Thế Chí Bồ tát sẽ thay ngài tiếp quản chánh pháp và thế giới phương tây, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai.
Trong Tây Phương Tam Thánh, Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Một bên đại diện cho tinh thần đại trí, một bên biểu thị cho tinh thần đại bi. Người tu hành muốn tu tập viên mãn, đạt thành tựu Phật giáo thì phải có cả hai yếu tố là tấm lòng và trí tuệ. Đại Thế Chí Bồ Tát lấy ánh sáng trí tuệ làm ngọn đèn soi đường cho chúng sinh thoát khỏi ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô biên, hướng tới thân tâm an lạc. Khi Ngài di chuyên, thập phương mười hướng như đang xảy ra một cơ địa chấn, trí tuệ quét sạch u mê nên có tên gọi Đại Thế Chí.
bài trí tượng đại chế chí bồ tát
Đại Thế Chí Bồ Tát có biểu thị cho tinh thần đại trí, dùng ánh sang trí tuệ quét sạch u minh tăm tối
Cách bài trí tượng Đại Thế Chí Bồ Tát đúng chuẩn
1. Vị trí đặt tượng Đại Thế Chí Bồ Tát
Nếu Thờ Đại Thế Chí Bồ Tát tại gia, nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Bồ Tát ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.
Hoặc thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.
Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật.
Như đã nói ở trên. không nên thờ tượng Phật cùng với ban thờ gia tiên. Trừ giả nếu không gian nhỏ thì hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuyệt đối không thờ chung bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Bồ Tát cũng là trung tâm và tuyệt đối.
2. Bài trí tượng Đại Thế Chí Bồ Tát đúng chuẩn
Có 3 cách để bài trí tượng Bồ Tát cơ bản và đúng chuẩn:
Thứ nhất: Thờ độc tôn, là thờ chỉ 1 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát…
Thứ hai: Thờ theo bộ, Những vị Phật và Bồ Tát hay thờ cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát gồm có:
Tây Phương Tam Thánh: Phật A Di Đà là Cung chủ của Tây Phương giới, Ngài ngồi ở vị trí trung tâm. Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Hai vị Bồ Tát, một bên đại diện cho tinh thần đại trí, một bên biểu thị cho tinh thần đại bi.
Bài trí tượng Đại Thế Chí Bồ Tát trong Tây Phương Tam Thánh
Thứ ba: Thờ phối hợp, là thờ theo bộ kết hợp với thờ độc tôn, như thờ: Tam Thế Phật bậc trên, thờ Bồ Tát Quan Âm bậc dưới. Tượng Tây Phương Tam Thánh bậc trên, thờ Bồ Tát Di Lặc bậc dưới. Phật Thích Ca bậc trên, Tây Phương Tam thánh bậc dưới... Kiểu thờ này chủ yếu được áp dụng trong chùa, đền, miếu... những nơi không gian thờ cúng chuyên biệt và rộng rãi.
Những lưu ý khi thờ tượng Đại Thế Chí Bồ Tát tại gia
+ Giống như bất kì một vị Phật hay Bồ Tát khác, khi thỉnh tượng về thờ tại gia, đều sẽ có nhưng lưu ý và cấm kị gia chủ cầm nắm rõ. Có như vậy mới không phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.
+ Nên đặt ban thờ để Bồ Tát hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân, giúp người đó siêu thoát.
+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.
+ Gia chủ không được thờ chung Thần khác cùng với Tây Phương Tam Thánh, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.
+ Nếu thờ Tam Thánh, cần lưu ý về vị trí sắp xếp 2 vị Bồ Tát 2 bên. Vị trí của ban thờ phải ở vị trí trên cao nhất, ít nhất đỉnh tượng Bồ Tát phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.
+ Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.
+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.
+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Đại Thế Chí Bồ Tát thấp hơn ban thờ gia tiên
---------------
Nguồn Cội Bồ Tát Đại Thế Chí
Theo ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ kinh, vị Bồ Tát này lấy ánh sáng trí tuệ phổ chiếu tất thảy, khiến cho chúng sinh rời xa ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô thượng. Vì khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như đang xảy ra một cơn địa chấn, cho nên mới gọi là Đại Thế Chí. Ngài cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm đều là thị giả của Phật A Di Đà ở thế giới cực lạc phương Tây. Cả ba Bản tôn được gọi chung là tam thánh phương Tây.
Hình ảnh Phật Bản Mệnh Đại Thế Chí Bồ Tát.
Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng cho sự từ bi, Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ. Ngài cũng có vị trí đặc biệt trong Mật giáo. Mật hiệu của ngài là Trì Luân Kim Cương. Trong Phật giáo, Ngài thường xuyên được nhắc đến, cũng được sự sùng bái nhất định. Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi với danh hiệu là Ðắc Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Lực Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Tinh Tấn Bồ Tát hay Vô Biên Quang Bồ Tát, hay vắn tắt là Thế Chí.
Trí tuệ (công đức) của Bồ Tát Đại Thế Chí
Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh.
Trí tuệ là thanh gươm tinh nhuệ cắt đứt mọi ràng buộc, vướng mắc trong cõi trần ai mà đức Đại Thế Chí đã đạt được trải qua nhiều kiếp tu hành tích lũy biết bao công phu. Bồ Tát Ðại Thế Chí biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ, nói lên hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sanh, có thể phá trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành bồ đề.
Ý nghĩa tượng Bồ Tát Đại Thế Chí
Đại Thế Chí Bồ Tát xuất hiện trong kinh phật với hình ảnh hiền hòa, đôi mắt sáng, trên tay ngài mang theo nhành hoa sen xanh mới nở, tượng trưng cho sự thanh tịnh. Màu xanh của hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên cõi trời tây phương tịnh độ, và còn là sức mạnh tinh tấn của chánh định, là trí tuệ siêu việt như trời biển tĩnh lặng rộng lớn bao la bát ngát. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát khỏi bùn nhơ, thành tựu trí tuệ .
Tóc của ngài búi lại giống như hoa sen đỏ, trên búi tóc có bảo bình, bên trong bảo bình chứa đầy ánh sáng trí tuệ. Ngài dùng ánh sáng đó để độ hóa tất thảy chúng sinh. Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sinh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.
Ý nghĩa khi sử dụng Bồ Tát Đại Thế Chí
Ý nghĩa sâu xa của việc đeo dây chuyền hình Bồ Tát Đại Thế Chí, là hướng con người đến điều thiện, mang trang sức hình Bồ Tát Đại Thế Chí bên mình để nhắc nhở bản thân, đoạn trừ cái ác, qua đó mà mọi tai ương đều được hóa giải. Nếu người đeo Phật hộ mệnh chuyên làm việc ác, tìm mọi cách chia rẽ, phá quấy người khác thì chẳng cứ sau này phải nhận quả báo mà có thể ứng hiện ngay trước mắt, trong đời này, kiếp này.
Ý nghĩa Bồ Tát Đại Thế Chí đối với tuổi Ngọ
Trong văn hóa Việt, Bồ Tát Đại Thế Chí là Phật Bản Mệnh của người tuổi Ngọ. Ngài sẽ giúp luôn thuận buồm xuôi gió, thành công trong sự nghiệp. Phật quang phổ chiếu ánh sáng của nhà Phật, chiếu đến khắp nơi sẽ giúp cho “gặp hung hóa cát”, luôn cát tường, may mắn như ý nguyện, đi trên những con đường sáng, phát huy được hết trí tuệ.
Đeo bản mệnh Phật Đại Thế Chí Bồ Tát giúp cho người tuổi Ngọ bớt thị phi, tránh bị tiểu nhân lợi dụng. Đồng thời vị Bồ Tát này tượng trưng cho quang minh, trí tuệ nên bản mệnh sáng suốt hơn khi nhìn nhận vấn đề, dễ mang tới thành công. Để hóa giải những tai ương, giải vây những kiếp nạn người tuổi Ngọ nên mang theo hoặc đặt phong thủy bản mệnh của mình Phật bản mệnh Đại Thế Chí Bồ Tát
Người tuổi Ngọ sinh năm 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002
---------------------
Đại Thế Chí bồ tát là nam hay nữ?
Theo tương truyền thì trước khi làm Phật thì Đại Thế Chí là Ni Ma Thái Tử (con của vua Vô Tránh Niệm), tức là nam nhân. Sau khi Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng. Và bắt đầu trải qua hằng sa kiếp, Ni Ma Thái Tử đầu thai ra thân khác đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo Đại Thừa. Sau đó chờ đến thời kỳ quả mãn công viên mới bổ xứ làm Phật mệnh danh là Đại Thế Chí được giữ dưới dạng nữ nhân là chủ yếu (đôi khi ta vẫn gặp hình dạng Phật dưới dạng nam nhân)
Phật Đại Thế Chí không phân biệt là nam hay nữ, vì ngài đã trải qua hằng sa kiếp để thành Phật. Quan trọng là Đại Thế Chí là vị Phật dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, độ trì cho tất cả mọi người dù là giới tính nào đi nữa.
Đại Thế Chí bồ tát tuổi ngọ
Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong 8 vị Phật bản mệnh 12 con giáp. Ngài là vị Phật Bản Mệnh Cho Tuổi Ngọ. Ngài lấy ánh sáng trí tuệ khiến cho chúng sanh đạt được sức mạnh vô thượng.
Ngài sẽ giúp cho những người sinh năm Ngọ luôn thuận buồm xuôi gió, thành công trong sự nghiệp. Phật quang phổ chiếu ánh sáng của nhà Phật, chiếu đến khắp nơi sẽ giúp cho “gặp hung hóa cát”, luôn cát tường, may mắn như ý nguyện, đi trên những con đường sáng, phát huy được hết trí tuệ.
---------------