Sự tích Đức Văn Thù Như Lợi hày còn gọi là phật văn thù bồ tát
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai?
Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng. Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: "Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen".
Vương Chúng Thái Tử nghe quan Đại thần khuyến như vậy, thì liền chấp tay mà thưa với Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ Tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.
Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo Vô Thượng Chánh Giác, giữ gìn tâm Bồ Đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn lục độ (lục độ là: 1. bố thí, 2. trì giới, 3. nhẫn nhục, 4. tinh tấn, 5. thiền định, 6. trí huệ).
Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết Pháp trước tôi, và trong khi thuyết Pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.
Tôi nguyện trong khi tu Bồ Tát Đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, và sanh ra đời nào cũng tu theo Đạo ấy cả.
Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo. Nếu đặng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo.
Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyện hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi.
Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất:
Vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não, mà xây đắp cho cao lên đến cõi Phạm Thiên, còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tất cả.
Trong cõi ấy không có các món đất, cát, bụi bặm, chông gai, dơ dáy, và không có những sự cảm xúc, thô ác, và xấu xa, cũng không có những người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà
Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ không phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên, chớ không cầu phải ăn uống những đồ vật chất.
Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa, Thinh Văn và Duyên Giác. Thảy đều là các bực Bồ Tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.
Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ khưu, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.
Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng: Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí, trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ Tát, Thinh Văn, và Duyên
Giác, sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài ngạ quỷ đói khát đều dùng no đủ. Còn phần chúng ta thì nên tu pháp thiền định, hưởng sự vui đẹp tức là món ăn.
Mọi người suy nghĩ như vậy, liền đặng pháp Tam muội, gọi là "Bất khả tư nghị hạnh", có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gì ngăn ngại tất cả. Độ trong giây phút, mọi người được dạo khắp thế giới mà cúng dường Phật, bố thí và diễn thuyết các pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bửa ăn.
Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổ não, và cũng không có những người phá hư giới luật.
Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lùng và không cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Các vị Bồ Tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi, thường chiếu luôn không có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bông nở thì cho là ban ngày, lúc nào bông xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá cũng không lạnh quá.
Nếu các vị Bồ Tát nào bổ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ở nơi cõi tôi, rồi đến cung Trời Đâu xuất, sau mới giáng sinh đến cõi ấy.
Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiện lên trên hư không mà nhập diệt.
Trong lúc tôi nhập diệt, thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp mầu nhiệm và các vị Bồ Tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu.
Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện khi làm Bồ Tát mà dạo trong các cõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm những châu báu, những hình trạng, những xứ sở, và những hạnh nguyện của chư Phật, thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả.
Tôi nguyện các vị Đẳng Giác Bồ Tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ bổ xứ làm Phật, chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa. Nếu các vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sanh, thì tùy theo ý nguyện.
Thưa Đức Thế Tôn! Trong khi tôi tu đạo Bồ Tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹp nhiệm mầu. Các vị Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, tu Bồ tát hạnh, mà đặng bực bổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả.
Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành Phật, và nguyện ngồi khoanh chưn trên tọa Kim Cang ở dưới cây Bồ Đề, trong giây lát chứng thành Chánh Giác.
Khi thành Phật rồi, tôi biến hóa ra các vị hóa Phật và các vị Bồ Tát, nhiều như số các sông Hằng, đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúng sanh, giảng dạy các Pháp nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe Pháp rồi đều phát Bồ Đề Tâm, cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâm trí.
Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi, hằng in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thành đạo cũng không quên.
Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi, người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn, không hư thiếu món gì. Nếu các vị Bồ Tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, thì đều thấy đặng cả. Khi thấy rồi, liền phát Bồ Đề tâm, và lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo pháp tự nhiên hiểu biết đặng cả, không cần đợi tôi giải quyết nữa.
Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận, không kể xiết. Còn các vị Bồ Tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy.
Trong lúc tôi thành Phật, có vô số Bồ Tát đủ tướng mạo Tỳ khưu, người nào cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập Niết Bàn thì những tóc không khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục.
Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện rồi, liền thọ ký cho Vương Chúng Thái Tử rằng: "Hay thay! Hay thay! Ngươi là người Đại Trượng phu, trí huệ sáng suốt, tỏ biết mọi lẻ, phát nguyện rất lớn và rất khó khăn, làm những việc công đức rất rộng sâu, không thể nghĩ bàn đặng. Chính ngươi là bậc trí huệ nhiệm mầu, mới làm đặng mọi sự như vậy.
Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?
Thủa xưa, Ngài là con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng.
Thủa xưa, Ngài là con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng.
Bởi ngươi vì hết thảy chúng sanh mà phát thệ nguyện rất nặng lớn và cầu đặng cõi Phật rất trang nghiêm như thế, nên ta đặt hiệu ngươi là: Văn Thù Sư Lợi. Trải vô lượng hằng sa số kiếp về sau, ngươi sẽ thành Phật hiệu là: Phổ Hiền như Lai ở thế giới rất đẹp đẽ, tên là
Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi, thuộc về bên phương Nam. Tất cả mọi sự trang nghiêm của ngươi ước ao thảy đều thỏa mãn.
Này Văn Thù Sư Lợi, từ rày sắp về sau, trải hằng sa kiếp, ngươi tu Bồ Tát đạo, trồng các căn lành, và tâm trí thanh tịnh. Ngươi hằng vì chúng sanh mà giáo hóa cho chúng nó đều dẹp trừ được các món tâm bịnh, vậy nên chúng nó đều xưng ngươi là một ông Thầy thuốc hay, có một món thuốc thần để chữa lành được bịnh phiền não.
Vương chúng Thái Tử thưa rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nếu sự thệ nguyện của tôi đặng như lời Ngài thọ ký đó, thì tôi xin cả thế giới đều vang động và các Đức Phật mười phương đều thọ ký cho tôi nữa".
Vương chúng Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu lễ Phật, tự nhiên giữa hư không có các thứ tiếng âm nhạc vang rền diễn ra các pháp mầu nhiệm, và có các thứ bông tươi tốt thơm tho rải xuống như mưa.
Ý nghĩa và lợi ích khi trì chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Các vị Bồ Tát ở các thế giới khác xem thấy như vậy, liền hỏi các Đức Phật rằng: "Do nhân duyên gì mà có điềm lành như thế?"
Các Đức phật nói rằng: "Nay Chư Phật ở mười phương đều thọ ký cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sau sẽ thành Phật, nên hiện ra điềm lành ấy".
Vương chúng Thái Tử thấy vậy, lòng rất vui mừng, liền đãnh lễ Phật, rồi ngồi nghe thuyết Pháp.
Từ đó sắp sau, Thái Tử mạng chung, bào thai ra các thân khác và đời khác, kiếp nào cũng giữ gìn bản thệ, quyết chí tu hành, học đạo
Đại thừa, làm hạnh Bồ tát, hóa độ chúng sanh đều thành Phật đạo, mà cầu cho thỏa mãn những sự cầu nguyện của mình.
-------------------
Tìm hiểu về Bồ tát Văn Thù Sư Lợi.
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là một vị Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ siêu việt và là một trong những biểu tượng quan trọng nhất trong nghệ thuật và văn học Phật giáo Đại Thừa.
Ngài đại diện cho sự khôn ngoan của Bát Nhã, không bị giới hạn bởi kiến thức hay khái niệm. Trong các phòng thực hành thiền định, thư viện hay phòng nghiên cứu của các tu viện Phật giáo thường có treo hình của Ngài.
Từ Bồ tát có nghĩa là “giác ngộ“. Rất đơn giản, Bồ tát là những vị giác ngộ làm việc cho sự giác ngộ của tất cả chúng sinh. Họ nguyện không nhập Niết bàn cho tới khi tất cả chúng sinh đạt được giác ngộ và có thể đạt được Niết bàn cùng nhau. Các vị Bồ Tát trong nghệ thuật và văn học Đại Thừa có biểu tượng, khía cạnh khác nhau và hoạt động cho sự giác ngộ khác nhau.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là ai?
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Manjushri – Manjusri) là Bồ Tát đại diện cho trí tuệ của chư Phật, cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và Đại Thế Chí Bồ Tát (Bồ Tát Kim Cương Thủ trong Tây Tạng – Vajrapani), là một trong ba người bảo vệ gia đình.
Gia đình mà Bồ Tát bảo vệ được gọi là gia đình Tathagata (tiếng Pali), bao gồm vị Phật lịch sử Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) và những người đã giác ngộ.
“Tathagata” có nghĩa là “Người đó đã đi đến Niết bàn”, “người đã chết như thế” ( tathā-gata ) hoặc “người đã đến như vậy” (tathā-āgata ). Điều này được giải thích như là Tathāgata vượt khỏi tất cả những gì đang đến và đi, vượt khỏi tất cả các hiện tượng chuyển tiếp. Đây là một danh từ của Đức Phật
Trong Phật giáo Kim Cương Thừa, Ngài được coi như một vị thần thiền định. Tên tiếng Phạn “Manjushri” có thể dịch là “vinh quang ngọt ngào”, “vinh quang nhẹ nhàng” hoặc “Hoàng tử Manjushri”. Văn Thù Sư Lợi là một trong những vị Bồ tát rất được tôn trọng trong Phật giáo Trung Quốc, và Phật giáo Tây Tạng, tuy nhiên trong Phật giáo Nguyên Thuỷ thì không được biết đến.
Các học giả đã xác định Văn Thù Sư Lợi là Bồ tát lâu đời nhất và quan trọng nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Ở Trung Quốc, Phật tử gọi Ngài là Wenshu và ngọn núi thiêng liêng mà Ngài cư ngụ là WuTaiSan ở tỉnh Sơn Tây, một trong 4 ngọn núi cổ kính của Trung Hoa.
Nguồn gốc Phật Văn Thù Bồ Tát
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi lần đầu tiên xuất hiện trong các kinh điển Đại Thừa, đặc biệt là Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra), cũng như Bát Nhã Ba La Mật (Prajna Paramamita Sutra). Ngài được biết đến ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ 4, và vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6, Ngài đã trở thành một trong những biểu tượng quan trọng của Phật giáo.
Mặc dù Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát không xuất hiện trong kinh điển Pali, nhưng một số học giả liên kết Ngài với Pancasikha, một nhạc sĩ xuất hiện trong Digha-nikaya của kinh điển Pali.
Ngài là một vị thần quan trọng trong tantra của Tây Tạng, những người thực hành thiền định. Cùng với sự khôn ngoan, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi còn liên quan thơ văn, thuyết trình và viết.
Biểu tượng Phật Văn Thù Bồ Tát
bồ tát văn thù sư lợi ngồi trên lưng sư tử xanh
Hình tượng Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên lưng sư tử xanh.
Giống như hầu hết các hình tượng Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngồi trên hoa sen, bởi vì hoa sen sinh ra từ bùn hôi tanh mà vẫn đẹp và toả hương thơm, nên nó được coi là đại diện cho sự tinh khiết của trí tuệ, có thể tồn tại giữa ảo tưởng mà không bị ảnh hưởng. Ngài mặc một chiếc khăn choàng trắng, đôi khi là màu xanh lá cây, và đội vương miện bằng đá quý. Tám hình tượng của Bát Thánh Kiết Tường cũng được thể hiện trong một số tranh vẽ của Trung Hoa hiển thị xung quanh Ngài.
Biểu tượng đặc biệt nhất của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là thanh kiếm đang cháy trên tay phải của Ngài. Thanh gươm tượng trưng cho khả năng của tâm trí vượt qua những ảo tưởng và đau khổ trong cuộc sống.
Trong tay trái của Bồ tát là biểu tượng khá đặc trưng được giữ ngang ngực: hoa sen và mang một quyển sách. Quyển sách này được cho là Bát Nhã Ba La Mật, cùng với cử chỉ giảng dạy (Vitarka Mudra) tượng trưng cho sự dạy dỗ hoàn hảo.
Chúng ta cũng có thể bắt gặp hình tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên lưng một con sư tử xanh, và sư tử đứng 4 chân trên hoa sen. Biểu tượng cuỡi trên lưng sư tử có ý nghĩa là, thông qua thiền định, một tâm trí hoang dã cũng có thể trở nên bình tĩnh.
Trong nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản và Trung Quốc, thanh kiếm của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi thường được thay thế bằng một cây bút, đặc biệt là các minh họa của cuộc thảo luận về kinh điển Duy-Ma-Cật (Vimalakirti Sutra) của Ngài với Vimalakirti.
Sự tích Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Theo truyền thuyết, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi có nhiệm vụ chinh phục Yama, chúa tể của cái chết. Người ta nói rằng trong một cơn thịnh nộ Yama đe dọa sẽ tiêu diệt tất cả những người Tây Tạng. Người dân Tây Tạng, với hy vọng cứu vãn đất nước họ, đã kêu gọi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bảo vệ họ khỏi cơn thịnh nộ của Yama.
Bồ tát sau đó được cho là đã đi đến địa ngục để tìm kiếm và thuần hoá Yama. Khi gặp Yama, Bồ tát đã hoá thành hình thức Yamantaka. Yamantaka mang hình dạng giống như Yama, với tám đầu và rất nhiều chân. Mỗi đầu và chi được cho là đại diện cho sự huy động toàn bộ sức mạnh giác ngộ của một người cần để đối đầu với cái chết. Để đối đầu với cái chết, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đã thể hiện cái chết, nhưng ở mức độ to lớn hơn.
Yama đã sợ hãi với phiên bản phóng đại của mình và do đó hắn đã bị đánh bại. Bởi vì truyền thuyết này, thông qua hình ảnh của Yamantaka, nhiều người mong muốn phát triển một ý chí mạnh mẽ để đối mặt với cái chết, không còn sợ hãi hay trốn tránh nữa. Sự khôn ngoan của giác ngộ đã làm giảm bớt sự sợ hãi này.
Một sự tích khác về Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là truyền thuyết về sự ra đời của Ngài. Người ta nói rằng Đức Phật đã tạo ra một tia vàng phát ra từ đầu. Tia này xuyên qua một gốc cây gần đó, và từ cây nở ra hoa sen, trong đó trung tâm Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã được sinh ra. Bởi vì Ngài được sinh ra khi không có mẹ và cha, nên Ngài được coi là không bị ô nhiễm bởi thế giới chung quanh.
Thần chú của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi
om ah ra pa sta na dhi om a ra pa ca na dhih
Trái tim của bạn là một đĩa mặt trăng và ở trung tâm của nó là từ Dhih thẳng đứng. Xung quanh là những âm tiết om a ra pa ca na theo chiều kim đồng hồ.
Ánh sáng phát ra từ Dhih và các âm tiết thần chú sẽ lấp đầy cơ thể của bạn và làm sạch tất cả các nghiệp xấu, xoá bỏ những ảo tưởng phát sinh từ vô minh. Bóng tối của sự thiếu hiểu biết sẽ bị đẩy lùi bởi ánh sáng của trí tuệ hoàn hảo, chiếu sáng tất cả các sự vật hiện tượng.
om a ra pa ca na dhih là một trong những thần chú Phật giáo được sử dụng rất nhiều trong các thực hành thiền định của người Tây Tạng. Thần chú Bồ tát Văn Thù Sư Lợi tượng trưng cho trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vững bước trên con đường giác ngộ.
Thần chú om a ra pa ca na dhih nên được niệm nhiều lần trong ngày. Nếu bạn niệm thần chú hàng ngày, thực sự tập trung, thì trí tuệ của bạn có thể cải thiện trong vòng một tháng. Trong một tháng, bạn có thể cảm nhận sự khác biệt về trí thông minh của mình, vì lúc đó trí tuệ của bạn thực sự mở rộng. Đây là thần chú vĩ đại của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
--------------------------
Vị trí của Phật Văn Thù Bồ Tát
Bồ Tát Văn Phù là thị giả theo hầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với danh xưng là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Trong Phật Giáo đặc biệt là Phật Giáo Đại thừa thì Phật Văn Thù ngoài có vai trò trong truyền thuyết thì trên thực tế đã truyền tài những tư tưởng triết học thông qua rất nhiều tác phẩm Kinh Phật.
Văn Phù Bồ Tát đại diện cho trí tuệ và giúp con người tìm ra đường giải thoát cho mình. Ngài là người mang trọng trách lớn nên đây là bị Bồ Tát được tín ngưỡng tin rằng có thể mang lại nhiều nguồn sáng thức tỉnh chúng sinh, cứu khổ cứu nạn.
Theo phong thủy thì Bồ Tát Văn Thù là Phật bản mệnh của những người tuổi Mão phù hộ cho họ có được địa vị, công danh lẫy lừng.
Hình tượng văn thù bồ tát
Tượng Văn Phù Bồ Tát cưỡi sư tử xanh và tay cầm kiếm, tay cầm Kinh bát Nhã, đầu có 5 xoáy hầu phía bên tay trái của Đức Phật là biểu tượng cho trí tuệ, sự giáp ngộ và giải thoát. Thêm vào đó, Bồ Tát Văn Thù còn được miêu tảt với sự nghiêm trang và thanh tú, dáng dấp trẻ trung ngài trên đài hoa sen.
Ý nghĩa của hình tượng văn thù bồ bát có thể được hiểu là:
- Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử xanh là biểu tượng cho sức mạnh, uy quyền và trí tuệ vượt trội.
- Bồ Tát Văn Thù tay cầm lưới kiếm: là người có trí tuệ sắc bén có thể chắt đứt những ưu phền và đoạn tuyệt với những đam mê u tốt có thể khiến con người lâm vào khốn cùng. Đồng thời nó giúp con người đi vào vòng luân hồi sinh tử và tìm đến cuộc sống viên mãn thực sự.
- Bồ Tát Văn Thù tay cầm Kinh Bát Nhã, cành hoa sen và kết án chuuyển phát luân: tượng trung cho sự thức tỉnh và giác ngộ cùng nguồn năng lượng trí tuệ thượng đỉnh có chiều sâu.
Phật Văn Thù Bồ Tát bản mệnh của người tuổi Mão
Xem tử vi thì mỗi con giáp sẽ có một vị Phật bản mệnh riêng luôn là người đồng hành che chở và bảo hộ cho bạn. Phật văn thù bồ tát sẽ là bản mệnh của người tuổi Mão với sức mạnh chỉ lối dẫn đường, hộ thân và tăng lợi phúc cho con giáp tuổi Mão.
Bởi vậy, những người tuổi Mão được thừa hưởng tính cách ôn hòa, dụi hiền và nhân duyên tốt. Đặc biệt những người này có được sự trợ giúp về trí tuệ, có điều kiện để hỏi hỏi các kiến thức, bổ sung khuyến khuyết và gợi mở những đường đi nước bước, cónhân duyên tốt đẹp. Thêm vào đó luôn là người có suy nghĩ độc lập, quyết đoán và tỉnh táo.
Để có được vận tốt những người tuổi Mão nên thờ Văn Thù Bồ Tát hoặc đừng quên thỉnh nguyện hoặc thình vật phong thủy là tượng văn thù bồ bát.
Để tượng Văn Thù Bồ Tát có thẻ hỗ trợ và mang điều tốt lành cho người tuổi Mão khi đeo phật bản mệnh văn thù bồ tát thì nên lưu ý cần phải khai quang điểm nhãn, hướng thiện, không có tà tâm, không làm mất hoặc gây vỡ là tốt nhất. Nếu mất có thể thành tâm tỉnh một vật khác nhưng vật bên người càng lâu càng linh.
Thần chú văn thù bồ tát
Thần chú văn thù bồ tát hay còn gọi là kinh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hoặc hạnh nguyện Văn Thù Bồ Tát bao gồm 23 lời nguyện trong đó có 10 đại nguyện là:
Thứ nhất: Kính lễ chư Phật
Thứ hai: Xưng tán Như Lai
Thứ ba: Quảng tu cúng dường
Thứ bốn: Sám hối nghiệp chướng
Thứ năm: Tùy hỷ công đức
Thứ sáu: Thỉnh Chuyển Pháp Luân
Thứ bảy: Thỉnh Phật trụ thế
Thứ tám: Thường tùy Phật học
Thứ chín: Hằng thuận chúng sinh
Thứ mười: Phổ giai hồi hướng
Trên đây là một số thông tin về Đại trí Văn Thù Bồ Tát bạn có thể tham khảo và hiểu hơn về ngài, người đứng bên Đại Đức Thích Ca Mâu Ni.
-----------------------
Truyền thuyết và ý nghĩa danh xưng của Bồ Tát Văn Thù
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tên đầy đủ là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát, tên tiếng Phạn là Mañjuśrī, hoặc Maṃjuśrī, dịch âm là Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Thất Lợi, dịch ý là Diệu Cát Tường, Diệu Đức. Do Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là Thượng Thủ trong hết thảy các vị Bồ Tát Đệ Tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phụ giúp Đức Thế Tôn hoằng Pháp nên được xưng là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát.
Trong tất cả các kinh điển quan trọng của Đại Thừa Phật giáo như kinh: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… có lúc thì Ngài Văn Thù Bồ Tát thay mặt Ðức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc thì Ngài làm người dẫn dắt giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Ðức Bổn Sư. Căn cứ vào kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn, vị Bồ Tát này đã được sinh vào nhà Bà La Môn Phạm Đức, thuộc nước Xá Vệ. Khi Bồ Tát thị hiện, ngôi nhà bỗng chốc hóa thành hoa sen. Điều đặc biệt hơn nữa là Ngài được sinh ra từ sườn phải của Mẫu Thân. Khi đó, Ngài có tướng mạo trang nghiêm, đủ 32 tướng tốt và sắc thân màu vàng tím lấp lánh. Vừa mới sinh ra đã biết nói, không lâu sau Ngài đã xuất gia và trở thành thị giả của Thế Tôn.
Do Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là Thượng Thủ trong hết thảy các vị Bồ Tát Đệ Tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phụ giúp Đức Thế Tôn hoằng Pháp nên được xưng là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát
Do Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là Thượng Thủ trong hết thảy các vị Bồ Tát Đệ Tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phụ giúp Đức Thế Tôn hoằng Pháp nên được xưng là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát
Hình tượng Bồ Tát Văn Thù
Bồ Tát Văn Thù là vị Bồ Tát đại diện cho Trí Tuệ. Trí tuệ ở đây là sự thấu hiểu tường tận chân lý, có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục vọng, tham ái thành thanh tịnh, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù và được giải thoát. Trong nhân gian, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với nhiều loại hình tượng đa dạng, tiêu biểu nhất phải nhắc đến là vẻ ngoài thanh tú, trang nghiêm. Ngài ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen và trên đầu đội mũ ngũ Phật, tượng trưng cho ngũ trí Phật; còn năm kế trên đỉnh đầu ý chỉ nội chứng ngũ trí (nhứt thiết chủng trí, đại viên kính trí, bình đẳng tánh trí, diệu quan sát trí, thành sở tác trí). Bên tay phải của Ngài nâng cao lưỡi kiếm bát nhã đang bốc lửa (một biểu tượng đặc thù để phân biệt Bồ Tát Văn Thù với các vị Bồ Tát khác) mang hàm ý rằng chính lưỡi kiếm sắc bén này sẽ chặt đứt tất cả những vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi, đưa con người ta đến trí tuệ, viên mãn. Bên tay trái của Ngài kết ấn chuyển pháp Luân, cầm cành hoa sen xanh cao ngang tai và trên hoa sen là kinh Bát Nhã biểu trưng của sự tỉnh thức và giác ngộ cùng với trí tuệ sâu rộng.
Dù hiện thân ở hình tượng nào, Bồ Tát cũng đều ngồi trên lưng con sư tử. Con sư tử chính là biểu tượng của công năng của trí tuệ. Bồ Tát do trí tuệ viên mãn hay thuyết pháp phá dẹp tất cả tà thuyết. Một phen chánh pháp vang lên, mọi tà thuyết đều ẩn náu cũng giống như con sư tử khi rống lên thì muôn thú phải nép phục.
Tinh thổ của Bồ Tát Văn Thù
Theo ghi chép trong kinh Phật giáo, chương 29 “Bồ Tát trụ xứ phẩm” trong Kinh Hoa Nghiêm cũ có nói: “Phía Đông Bắc có nơi ở của Bồ Tát, tên là Thanh Lương Sơn. Xưa kia các vị Bồ Tát thường ở đó, hiện nay có vị Bồ Tát hiệu là Văn Thù Sư Lợi cùng ở với 1000 Bồ Tát quyến thuộc, thường làm công việc thuyết pháp”. Núi Ngũ Đài, thuộc địa phận tỉnh Sơn Tây – Trung Quốc, nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên kỳ thú như chốn bồng lai tiên cảnh. Núi Ngũ Ðài từ đời nhà Tùy đã được coi như là thánh địa của Bồ Tát Văn Thù và đến giữa đời nhà Ðường (cuối thế kỷ thứ bảy) đã trở thành một trung tâm tín ngưỡng lớn, một địa điểm hành hương mang tầm vóc quốc tế. Vào ngày 4/4 âm lịch hằng năm, núi Ngũ Đài đón hơn hàng trăm ngàn chư Tăng cũng như Phật tử từ khắp nơi trên thế giới đổ về nơi đây để kính lễ Ngài Bồ Tát Văn Thù.
Núi Ngũ Ðài từ đời nhà Tùy đã được coi như là thánh địa của Bồ Tát Văn Thù
Bồ Tát Văn Thù trong văn hóa Phật giáo
Giáo pháp của Phật Đà chủ yếu được chia thành hai dòng truyền thừa lớn: Phái Thâm Quán và phái Quảng Hành. Trong đó, Bồ Tát Văn Thù đã kế thừa và phát dương phái Thâm Quán. Trong các ghi chép của kinh điển nhà Phật, Ngài từng là thầy của vô số chư Phật. Điển hình là trong Phóng Bát Kinh, Phật Đà cũng nói: “Nay ta đắc đạo thành Phật, đều là nhờ ân đức của Bồ Tát Văn Thù. Vô số chư Phật quá khứ cũng đều là đệ tử của Văn Thù Sư Lợi, những Phật vị lai cũng nhờ vào uy lực của Ngài mà đạt được”. Giống như những đứa trẻ trên thế gian có cha mẹ, Bồ Tát Văn Thù là cha mẹ trong đạo Phật của tất cả chúng sinh. Ngoài ra, Văn Thù Sư Lợi còn là một trong bốn vị Bồ Tát lớn, được tôn lên làm “Biện tài đệ nhất”. Phật giáo cho rằng nếu ta siêng năng tu trì pháp môn của Bồ Tát Văn Thù thì có thể đạt được sự gia trì, từ đó có được trí tuệ thế gian. Theo văn hóa Phật giáo Việt, Bồ Tát Văn Thù là Phật bản mệnh của người tuổi Mão, có địa vị hiển hách và uy danh lẫy lừng.
---------------
ý nghĩa tượng phật văn thù bồ tát vị phật hộ mệnh cho người tuổi mão
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho đủ theo âm Hán là Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. Đại Trí là trí tuệ (pràjnà) thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối.
Trí này có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô thành thanh tịnh, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù đối đãi, đạt giải thoát toàn diện.
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là một vị Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ siêu việt và là một trong những biểu tượng quan trọng nhất trong nghệ thuật và văn học Phật giáo Đại Thừa.
Ngài đại diện cho sự khôn ngoan của Bát Nhã, không bị giới hạn bởi kiến thức hay khái niệm. Trong các phòng thực hành thiền định, thư viện hay phòng nghiên cứu của các tu viện Phật giáo thường có treo hình của Ngài.
Có tích về Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là truyền thuyết về sự ra đời của Ngài. Người ta nói rằng Đức Phật đã tạo ra một tia vàng phát ra từ đầu. Tia này xuyên qua một gốc cây gần đó, và từ cây nở ra hoa sen, trong đó trung tâm Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã được sinh ra.
Bởi vì Ngài được sinh ra khi không có mẹ và cha, nên Ngài được coi là không bị ô nhiễm bởi thế giới chung quanh.
Phật Văn Thù Bồ Tát hộ mệnh giúp tuổi Mão hóa giải bất hòa trong gia đình, tình yêu hôn nhân bền đẹp, công danh sự nghiệp thành công.
Bồ tát Văn Thù tay cầm kiếm là tượng trưng cho trí tuệ sắc bén- mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn.
Trong khi đó, tay trái của Bồ Tát đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã- trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ.
Hình ảnh con sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì con sư tử xanh là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy con sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.
Chúng ta thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta. Vô minh, ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong vòng sinh tử luân hồi, chịu chồng muôn nỗi khổ đau.
Chúng ta hãy thức tỉnh để quay về với trí tuệ sẵn có của mình và dùng thanh gươm trí tuệ chặt đứt lưới tham ái để vượt ra khỏi bể khổ thâm sâu.
Chỉ có trí tuệ mới có đủ công năng cứu chúng ta ra khỏi vòng luân hồi nghiệp báo. Thêm nữa, Bồ tát là tấm gương sáng cho lợi tha, chúng ta phải dùng lưỡi kiếm trí tuệ này để cứu thoát mọi người trước kẻ thù phiền não, của con rắn độc tham sân si. Có thực hành được như vậy, mới xứng đáng đảnh lễ đức Văn Thù Sư Lợi tay cầm kiếm, mình mặc giáp, ngồi trên lưng sư tử.
Công đức ở trong tự tính chẳng phải bố thí, cúng dường mà có được. Cho nên nói phước chẳng bằng công đức, bố thí chẳng kịp trì kinh là vậy.
Có thể thấy, trong Phật giáo, nhất là Phật giáo Đại thừa, những nhân vật và hình tượng, ngoài ý nghĩa lịch sử, truyền thuyết, nó còn mang tư tưởng triết học, ẩn dụ và biểu trưng.
Người học Phật chúng ta nếu không nắm bắt được tinh thần này thì chắc chắn sự nhận thức sẽ dễ rơi vào định kiến, cực đoan và bị các quan niệm tôn giáo hữu thần đồng hóa.
Người tuổi Mão mang bên mình Phật Bản Mệnh Văn Thù Bồ Tát với trí tuệ đứng đầu trong các chư vị Bồ Tát. Giúp tuổi này tỉnh táo, sáng suốt tiếp thu ý kiến của mọi người, phù hộ họ học hành, công danh sự nghiệp thành công, tình yêu, hôn nhân bền đẹp.
----------------------
Cách thỉnh tượng Văn thù bồ tát
Bước vào con đường học Phật mở ra cho chúng ta những trang kiến thức vô cùng vi diệu. Người càng am hiểu thì trí tuệ càng minh mẫn. Trước tiên, chúng ta cần học hiểu về hình ảnh của các vị Phật, Bồ Tát có ý nghĩa gì. Trong đó có ngài Văn Thù Bồ Tát - vị Bồ Tát gần gũi với quần chúng nhất trong tất cả các vị Bồ Tát.
Văn thù bồ tát là ai?
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát còn có tên gọi khác là Diệu Đức. Diệu Đức có nghĩa là mọi Đức đều tròn đầy. Tương truyền rằng khi xưa Ngài là người con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng.
Vị thái tử này thường xuyên cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được phong hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sau khi Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài phải trải vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau, thì Ngài sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi thuộc về bên phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca. Ngài xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa như: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật…
Văn Thù Bồ Tát là nam hay nữ
Cũng tương tự đối với Phổ Hiền thì Văn Thù Bồ Tát cũng không phân biệt là nam hay nữ. Ngài cũng trải qua hằng hà sa kiếp số mới tu thành chính quả. Cho nên, hiện thân của ngài trên thế gian không nói rõ được điều này.
Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử và đứng thị giả bên tay trái của đức Thích Ca Mâu Ni. Hình tượng của ngài tương đối mạnh mẽ trên chính con linh thú của mình. Ngài dùng trí tuệ của mình để cứu độ chúng sinh thoát khỏi chốn bùn nhơ, thống khổ.
Tuy nhiên, chân thân của mọi vị Phật đều là nam tử, điều này trong kinh đã đề cập tới. Còn tùy mục đích cứu độ của từng vị Phật mà thị hiện của họ khác nhau.
Ý nghĩa của tượng Văn thù bồ tát
Văn thù Bồ Tát được biết đến là vị đại biểu cho trí tuệ. Ngài có dáng dấp trẻ trung, ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Ngài có biểu tượng đặc thù là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa. Điều này mang hàm ý rằng lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những trói buộc của vô minh phiền não. Đây là những thứ đã cột chặt con người vào với khổ đau, bất hạnh của vòng tròn sinh tử luân hồi. Ngài nguyện làm điều này để đưa con người đến với trí tuệ viên mãn.
Trong khi đó, tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim. Đây là biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ. Đôi khi, chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị cho đoạn đức. Có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm mùi bùn.
Diễn giải theo một cách khác, Văn Thù Bồ Tát không phải là người ẩn tu nơi non cao rừng thẳm, hoang sơ cùng cốc, mà là người đã sống chung đụng cùng mọi chúng sanh, trải mình trong bụi trần để cứu độ chúng sinh. Cho nên có lúc họ xuất hiện dưới vai trò của vua, quan, có khi là kẻ tật nguyền nghèo khổ,... Tuy đắm mình trong trần thế đầy dục vọng, Bồ Tát Văn Thù vẫn giữ cho mình lục căn thanh tịnh, dứt sạch tham ái, viên thành đoạn đức.
Chiếc giáp Ngài mang trên người là chiếc giáp nhẫn nhục. Nhờ có nó hộ thận nên các mũi tên thị phi không phạm được vào thân Ngài. Cầm chiếc giáp này trên tay, bọn giặc của sân hận oán thù đều thấy Ngài liền khiếp sợ, nó che chở cho ngài giữ vững tâm từ bi của mình, vẹn toàn hạnh nguyện. Hình ảnh này cũng dạy chúng ta nên lấy kham nhẫn làm sức mạnh để nuôi dưỡng tâm từ. Có chịu đựng thứ tha, có thấu hiểu bao dung cho lỗi lầm của người khác thì mới khởi phát và nuôi dưỡng được lòng trắc ẩn trong tâm mình.
Cách thỉnh tượng Văn thù bồ tát
Những ý nghĩa sâu sắc của tượng Văn Thù Bồ Tát nhắc nhớ chúng ta trở thành những người con ưu tú hơn, giác ngộ đạo hạnh hơn. Vậy còn gì bằng mỗi ngày đều được quỳ trước ngài, thắp lên nén nhang thành kính để ngài che chở cho gia đình quý vị bình an, tai qua nạn khỏi, sống vui khỏe mỗi ngày. Hơn nữa, mỗi lần quỳ trước Ngài sẽ nhắc nhớ chúng ta về những đúng sai trong đối nhân xử thế mỗi ngày, dần dần vươn tới giá trị cao nhất của Chân Thiện Mỹ.
Nếu bạn không biết phải thỉnh tượng Văn thù Bồ Tát ở đâu uy tín chất lượng thì hãy thử tìm đến với Buddhist Art. Đây là trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo sở hữu những con người có tay nghề cao và có tâm với Đạo. Họ nguyện một đời chỉ phụng sự cho Đạo, đưa những bức tượng ưu tú nhất - đến khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, mang hình hài dáng dấp và ẩn chứa văn hóa của con người Việt Nam trên từng đường nét tôn tạo tượng.
Niềm tự hào của Buddhist Art ở việc mỗi bức tượng của từng vị Phật, Bồ tát không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng mọi tâm huyết mà còn góp phần công đức lớn lao cho sự hưng thịnh và phát triển Phật Giáo.
Hãy liên hệ với chúng tôi - Buddhist Art để được nghe tư vấn chi tiết về từng chất liệu để tạc tượng Văn Thù Bồ Tát phù hợp với nhu cầu thờ cúng của mỗi quý vị Phật tử, tăng ni. Quý khách không cần bận tâm về giá cả vì mỗi tác phẩm nghệ thuật sẽ phù hợp với cái giá của nó. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý vị sự hài lòng lớn nhất, và cùng chung tay lan tỏa đạo lành khắp chốn nhân gian.
-------------------
Ý nghĩa thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri mantra) là một trong những thần chú quan trọng trong đạo Phật Đại Thừa, đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt. Điều này tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.
om ah ra pa tsa na dhi - om a ra pa ca na dhih
Đây là thần chú của sự khôn ngoan, trí tuệ hoàn hảo, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt trên tất cả các ảo tưởng của vô minh, giúp chúng ta nhìn thấy thế giới này rõ ràng nhất và chân thật nhất.
Om: Hoặc Aum là một âm tiết thường thấy trong các thần chú Phật giáo, một âm tiết thiêng liêng và huyền bí bắt nguồn từ Ấn Độ giáo nhưng hiện nay phổ biến trong cả Phật giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh, đạo Jain và truyền thống Tây Tạng Bön. Nó được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, ý nghĩa từ Om là “Tâm trí tôi cởi mở với những chân lý tiếp theo.”
Ah: Thể hiện sự hiểu biết trực tiếp về bản chất của sự vật và hiện tượng.
Ra: Thể hiện sự hiểu biết về sự trống rỗng từ quan điểm của các tổ sư đạo Phật Nguyên Thuỷ. Những giáo lý sâu xa về sự trống rỗng của Phật giáo Nguyên Thuỷ là thích hợp cho những học viên có vấn đề về sự hiểu biết “trống rỗng” trong bản chất cuối cùng của nó.
Pa: Đại diện cho thiền định. Có 2 loại thiền cơ bản: Thiền không khái niệm (không suy nghĩ) và khái niệm (tư duy). Điều này dẫn đến lý tưởng rằng, tất cả các Pháp đều đã được “giải thích theo nghĩa tối cao.”
Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa.
Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa.
Phân biệt Phổ Hiển Bồ tát và Văn Thù Bồ tát
Tsa: Thể hiện tầm quan trọng của Niết bàn và Luân hồi. Bản chất chính xác của cả luân hồi và niết bàn là tánh không. Nhưng nếu chúng ta không hiểu chính xác bản chất của luân hồi, nó sẽ biểu lộ cho chúng ta dưới 3 dạng khổ đau. Điều này có nghĩa là sự phát sinh và chấm dứt của sự vật hiện tượng không thể được hiểu hoàn toàn, bởi vì trên thực tế, không có sự xuất hiện và chấm dứt.
Na: Thể hiện nghiệp (hành động). Tóm lại, tất cả những đau khổ mà chúng ta trải nghiệm là kết quả của các hành động không đạo đức trong quá khứ (nghiệp xấu) và tất cả những kết quả hạnh phúc của chúng ta từ những hành động đạo đức trước đây của chúng ta. Có 2 loại nghiệp căn bản: nghiệp tập thể và nghiệp cá nhân. Chúng ta cần phải hiểu rằng, với mỗi hành động của lời nói, thân thể và tâm trí của chúng ta, chúng ta đang gieo những hạt giống cho những trải nghiệm tương lai của chúng ta.
Dhi: Điều này thường được giải thích là “sự hiểu biết” hoặc “sự phản chiếu”. Những tia sáng phát ra từ âm tiết này sẽ làm đầy cơ thể vật chất của bạn và thanh lọc tất cả nghiệp xấu, bệnh tật và chướng ngại.
Tóm lại, quan điểm đúng giúp chúng ta nhận ra đường đi chính xác. Thiền định là phương pháp thực hành tốt nhất, thông qua đó chúng ta sẽ phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về con đường giác ngộ, dẫn đến những thay đổi trong tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Hành động kết hợp với trí tuệ hoàn hảo mang lại cho chúng ta khả năng để giúp chúng sinh một cách hiệu quả nhất.
Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong những thần chú quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt. Tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.
Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong những thần chú quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt. Tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.
Lợi ích khi tụng niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Lợi ích khi niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là không thể bàn cãi, rất mạnh mẽ, nó giúp chúng ta hiểu rõ về sự hiểu biết và ảo tưởng của chúng ta, để nâng cao kỹ năng học tập, tranh luận, viết lách, trí nhớ và trí tuệ.
Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, các hành giả nên tụng niệm thần chú này 100, 21, hoặc ít nhất là 7 lần một ngày. Trong lần lặp lại cuối cùng nên đọc thần chú to hơn, âm tiết cuối cùng là Dhi, nên được ngân dài.
Đây là một thực hành hàng ngày mà chúng ta nên làm ở nhà. Điều đầu tiên chúng ta nên làm sau khi thức dậy là rửa miệng, sau đó niệm lời cầu nguyện này cho Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi nhiều lần nhất có thể. Điều này cực kỳ có ích, thần chú sẽ giúp chúng ta gia tăng sự khôn ngoan để bắt đầu một ngày mới.
Một người thông minh chưa bao giờ học qua trường lớp nào cũng có thể hiểu được ý nghĩa trong những văn bản mà anh ta đọc qua, nhưng đó có thể là một sự hiểu biết hời hợt. Anh ấy chỉ hiểu được những gì trong cuốn sách ghi, chứ không phải là những ý nghĩa sâu sắc thực sự đằng sau nó. Cần một sự khôn ngoan rất đặc biệt cho điều này, giống như sức mạnh trí tuệ mà Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có được.
-------------------
Ý nghĩa khi đeo hình Phật Bản Mệnh Tuổi Mão Văn Thù Bồ Tát
Dưới góc độ phong thủy, tượng Phật Văn Thù Bồ Tát sẽ mang đến những điều may sau cho người đeo:
-Những người tuổi Mão khi mang theo Văn Thù Bồ Tát đá mã não đỏ theo mình sẽ được Ngài phù hộ, độ trì, bảo vệ cho bản thân.
-Các bậc làm cha làm mẹ tuổi Mão đeo tượng Văn Thù Bồ Tát theo người là để cầu cho con cái bình an, sức khỏe dồi dào, học hành tấn tới, luôn ngoan ngoãn.
-Đức Phật giúp cho tình cảm vợ chồng luôn thuận hòa, viên mãn, gia đình êm ấm hạnh phúc, tránh xảy ra tranh cãi, bất hòa.
-Phật bản mệnh Văn Thù Bồ Tát còn giúp người đeo ổn định sự nghiệp, thuận lợi trên con đường công danh.
Phật Văn Thù Bồ Tát thích hợp với người tuổi Mão
-Những người thường xuyên làm việc ban đêm, làm việc tại nghĩa trang nhà xác nếu mang Văn Thù Bồ Tát bên mình sẽ tránh được âm khí, trừ tà ma.
------------------
Ý nghĩa Văn Thù bồ tát đối với người tuổi Mão
Vị Phật bản mệnh của người tuổi Mão là Bồ Tát Văn Thù – vị Phật tượng trưng cho trí tuệ lớn, chở che, bảo vệ và mang lại những điều tốt lành nhất. Văn Thù bồ tát có trí tuệ và tài hùng biện siêu việt có thể nói là đứng đầu trong các chư vị Bồ tát, ngài có thể phù hộ những người tuổi Mão học hành được thành tựu, công danh sự nghiệp được hanh thông thuận lợi, hôn nhân hạnh phúc hoà hợp, đồng thời giúp họ thoát khỏi sự quấy nhiễu của phiền não.
Bên cạnh đó, Ngài còn giúp người sinh năm Mão phát huy được năng lực sáng tạo và sức mạnh tiềm tàng trong con người họ để vượt lên mọi đối thủ trong tất cả các cuộc cạnh tranh, xây dựng được một sự nghiệp huy hoàng, bền vững. Phật bản mệnh Văn Thù Bồ Tát sẽ giúp người tuổi Mão trí tuệ không ngừng được khai phá, giác ngộ và được nâng cao.
Đặc biệt, với sự giúp sức của Ngài, trẻ sinh năm Mão sẽ luôn đạt được thành tích tốt trong học tập. Những người đang là công chức sẽ nhận được rất nhiều lộc. Thương gia tuổi Mão sẽ luôn gặp may mắn, có nhiều tiền của, phúc lộc.