Sự Tích Phật Phổ Hiền Bồ Tát Vị Phật Hộ Thân Cho Người Tuổi Thìn,Tuổi Tỵ Luân Gặp May Mắn Tránh Thị Phi Hóa Giải Vận Xấu

  17/12/2020

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

Khi Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô.

Nhờ Phụ Vương khuyên bảo, nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong ba tháng.

Lúc ấy có quan Đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: “Nay Điện hạ có lòng làm đặng món công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, mà cầu đặng thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi nhơn Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử”.

Năng Đà Nô Thái Tử nghe quan Đại thần  khuyên bảo như vậy, liền thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng, xin hồi hướng về đạo vô thượng Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ đề, tu hạnh Bồ tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, đặng thành Phật đạo, và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy”.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe Năng Đà Nô Thái Tử phát nguyện như thế, liền thọ ký rằng: Hay thay! hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật Đạo. Trong khi tu Bồ tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh, vì vậy nên ta đặt hiệu ngươi là: Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trãi hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyến ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều thỏa mãn”.

Khi Đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký rồi, tự nhiên giữa hư không có nhiều vị Thiên tử ở các cõi Trời đem đủ thứ bông thơm đẹp đến mà cúng dường và đồng thinh khen ngợi.

Năng Đà Nô Thái Tử thưa với Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu những sự ao ước của tôi ngày sau quả nhiên đặng như lời Ngài thọ ký, nay tôi kính lễ Ngài và chư Phật mà xin làm sao hằng sa thế giới có đủ món hương rất tốt rất thơm, mùi bay khắp trong các cõi, và mọi chúng sanh, hoặc ở trong địa ngục, ngạ quỷ cùng súc sanh, cho đến các người ở cõi Thiên Thượng Nhơn gian, đương mắc phải nghiệp báo gì, nếu ngửi đặng món hương thơm ấy, tức thì đều đặng rảnh khổ và lại hưởng sự an vui”.

Năng Đà Nô Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu mà lễ Phật, thì trong các thế giới mười phương tự nhiên có mùi hương thơm bay khắp cả. Lúc đó mọi loài chúng sanh ngửi đặng mùi hương ấy, lòng dạ hớn hở, các bệnh phiền não thảy đều tiêu trừ. Năng Đà Nô Thái Tử nhờ Phật thọ ký như vậy, thân tâm vui mừng, bèn đảnh lễ Phật, rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết Pháp.

Năng Đà Nô Thái Tử nhờ công đức đó, nên sau khi mạng chung, sanh ra các thân khác và các đời khác, kiếp nào cũng nhờ lời thệ nguyện mà chăm làm các việc Phật sự và hóa độ chúng sanh, đặng cầu cho mau viên mãn những sự của mình đã ao ước.

Bởi Ngài có lòng tu hành tinh tấn như vậy, nên nay đã thành Phật, ở cõi Bất Huyến, và hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sanh.

-----------------

Bồ tát Phổ Hiền là ai?
Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.
Bồ tát Phổ Hiền là ai?
Ngài được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo (tứ đại Bồ tát là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.

Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.

Khi Đức Phổ Hiền chưa xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô. Danh hiệu Phổ Hiền xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ Tát, về sau xuất hiện ở nhiều kinh khác như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa nên trở thành phổ biến.

Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.
Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.
Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành; cỡi voi trắng 6 ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.

Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài; thấy và chạm đến thân ngài; hay nằm mộng thấy ngài; hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.

Tại Việt Nam, hằng năm tín đồ Phật Giáo cử hành lễ vía ngài đản sanh vào ngày 21 tháng hai âm lịch và lễ vía ngài thành đạo vào ngày 23 tháng tư âm lịch.

---------------------------

Ý nghĩa danh hiệu phật phổ hiền bồ tát :
Phổ Hiền dịch âm là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà (Samntabhadra). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.

Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng theo Phật Giáo Đại Thừa. Theo kinh Pháp Hoa, ngài là vị Bồ Tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo 500 vị Đại Bồ Tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.

Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

Biểu tượng – Pháp khí – Thờ phụng phật phổ hiền bồ tát

Samntabhadra (Tam-mạn-đà Bạt-đà-la) biểu thị từ tâm và Phật pháp. Ngài thường sánh cùng với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và cả hai vị được coi là những cao đồ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – từng là đệ tử trong các tiền thân Phật Thích Ca – Ngài là vị đầu tiên trong Ngũ Thiền Bồ Tát, tương ứng với Ngũ Thiền Phật của Bắc Tông. Trụ xứ của Ngài về hướng Đông.

Bồ Tát Phổ Hiền thường được thờ cùng với Phật Thích Ca (Sakya) và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī). Bồ Tát cỡi voi trắng 6 ngà; voi trắng tượng trưng trí huệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng 6 giác quan.

Samntabhadra (Tam-mạn-đà Bạt-đà-la) biểu thị từ tâm và Phật pháp. Ngài thường sánh cùng với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và cả hai vị được coi là những cao đồ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – từng là đệ tử trong các tiền thân Phật Thích Ca – Ngài là vị đầu tiên trong Ngũ Thiền Bồ Tát, tương ứng với Ngũ Thiền Phật của Bắc Tông.
Samntabhadra (Tam-mạn-đà Bạt-đà-la) biểu thị từ tâm và Phật pháp. Ngài thường sánh cùng với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và cả hai vị được coi là những cao đồ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – từng là đệ tử trong các tiền thân Phật Thích Ca – Ngài là vị đầu tiên trong Ngũ Thiền Bồ Tát, tương ứng với Ngũ Thiền Phật của Bắc Tông.
Ở Tây Tạng, có thời người ta thờ ngài như là Nhiên Đăng Cổ Phật (Adi Buddha), nhưng hiện nay chỉ còn những tín đồ của tông Ninh Mã (Nyingma) giữ lối thờ phụng đó. Một vài phái Mật Tông ở vùng Hy Mã Lạp Sơn cho rằng chính vị Bồ Tát này chứ không phải Đại Nhật Phật là đấng sáng tạo ra Mật Tông Phật Giáo, trong đó tín đồ tìm cách hồi thông và hợp nhất với thần linh.

Ở Trung Hoa, Bồ Tát Phổ Hiền hầu như luôn luôn được thờ chung với Phật Thích Ca và Bồ Tát Văn Thù. Cũng tại quốc gia này, Phổ Hiền Bồ Tát được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền Bồ Tát là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cỡi voi trắng 6 răng từ Ấn Độ sang Trung Quốc (6 răng ngụ ý 6 độ – 6 phương pháp tu hành để đạt tới cõi Niết Bàn; 4 chân biểu thị 4 điều như ý, 4 loại thiền định).

Tại Nhật Bản và nhiều vùng khác ngài cũng được thờ phượng qua hình tướng mật nhiệm Fugen Emmei Bosatsu (Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát).

Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền Bồ Tát được xem là ở trong nhóm thuộc Phật Đại Nhật (Vairocana). Biểu tượng của Bồ Tát Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.

Trong Kim Cương Thừa, tên Phổ Hiền Bồ Tát được sử dụng chỉ Bản Sơ Phật (ādi-buddha), hiện thân của Pháp Thân (dharmakāya). Vị Phổ Hiền này (không phải vị Đại Bồ Tát) được vẽ với màu xanh đậm, tượng trưng cho tánh Không. Tranh tượng cũng vẽ Phổ Hiền Bồ Tát hợp nhất với nữ thần sắc trắng, tượng trưng cho sự nhất thể. Trong phép Đại Thủ Ấn (mahāmudrā), thân của Phổ Hiền Bồ Tát là Báo Thân (saṃbhogakāya) và đóng một vai trò trung tâm.

Phổ Hiền Bồ Tát cũng thường xuất hiện trong bộ Thích Ca Tam Tôn (Sakya Shanzon) cùng với Phật Thích Ca và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi như đã nói trên. Ngài đứng bên phải, còn ngài Văn Thù đứng bên trái và có khi được vây quanh bởi 16 Thiên Thần bảo vệ cho kinh Bát Nhã.

Bồ Tát Phổ Hiền thường được thờ cùng với Phật Thích Ca (Sakya) và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī). Bồ Tát cỡi voi trắng 6 ngà; voi trắng tượng trưng trí huệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng 6 giác quan.
Bồ Tát Phổ Hiền thường được thờ cùng với Phật Thích Ca (Sakya) và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī). Bồ Tát cỡi voi trắng 6 ngà; voi trắng tượng trưng trí huệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng 6 giác quan.
Ngài thường xuất hiện như một Bồ Tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng, và trong nhiều tranh ảnh, tượng, ngài cỡi voi trắng 6 ngà; voi trắng tượng trưng cho chiến thắng 6 giác quan. Pháp khí của ngài cũng chính là biểu tượng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Pháp khí là viên bảo châu mà ngài thường cầm nơi tay trái, hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đóa hoa là viên bảo châu. Trong nhiều biểu tượng, một trong hai bàn tay ngài bắt ấn với ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam giác. Trong những hình ảnh khác, ngài cầm cuộn kinh hay Kim Cương Chử nơi tay trái.

Trong tranh tượng ở Nhật Bản, Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát được trình bày với 32 tay, ngồi trên voi trắng 4 đầu hoặc trên 4 con voi trắng. Trong hội họa Phật Giáo Mật Tông, ngài được thể hiện bằng màu xanh lục hay màu vàng. Trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng, Phổ Hiền Bồ Tát trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của Mạn-đà-la Shitro – Mạn Đà La của Thái Hòa. Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài là vị Thần có cánh với thân hình màu nâu đỏ sẫm có 3 mặt, 6 tay và 4 chân, thường được miêu tả trong tư thế ôm lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi.

Kinh Mười Nguyện Phổ Hiền - Thiền Sư Nhất Hạnh:

Con xin đem ba nghiệp thanh tịnh

Kính lạy tất cả hằng sa Bụt

Trong các thế giới khắp mười phương

Quá khứ, vị lai và hiện tại.

Thần lực của hạnh nguyện Phổ Hiền

Giúp con có mặt khắp mọi nơi

Nơi đâu có Bụt là có con

Bụt là vô lượng, con vô lượng.

Trong hạt bụi có vô số Bụt

Mỗi vị an trú chúng hội mình

Đức tin của con vẫn tràn đầy

Trong mọi hạt bụi của pháp giới.

Con đang sử dụng biển âm thanh

---------------

Ý nghĩa Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát có tên tiếng Phạn là Samantabhadra hoặc Visvabhadhra. Tên của ngài được phiên âm thành Tam Mạn Đà Bồ Tát. Hay còn được dịch là Biến Cát. 

Chữ “Phổ” trong tên của ngài có nghĩa là tất thảy, ở khắp mọi nơi. “Hiền” có nghĩa là điều tối diệu thiện. Phổ Hiền là nguyện hạnh do tâm Bồ Đề khởi được phổ chiếu khắp nơi. Ánh sáng công đức ngài mang đến là thuần nhất, diệu thiện. Chức trách của Phổ Hiền Bồ Tát là đem diệu nghĩa thuần thiện phổ cập đến tất thảy mọi nơi. 

Truyền thuyết Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát

Trong quyển 1 Đại Nhật Kinh Sơ có chép lại rằng: “Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát dựa vào hạnh nguyên phát ra từ tâm bồ đề và sự cân bằng của thân, khẩu, ý để phổ khắp mọi nơi. Diệu thiện thuần nhất, có đủ các đức nên được gọi là Phổ Hiền”. 

Địa vị của Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát
Trong Phật giáo Đại Thừa ngài được coi là một trong tứ đại Bồ Tát. Địa vị của ngài đứng ngang hàng với Quán Thế Âm, Văn Thù và Địa Tạng Bồ Tát. Tương truyền Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát là thị giả của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Văn Thù Bồ Tát là vị Phật cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái. Còn Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật cưỡi voi trắng đựng thị giả ở bên phải. Văn Thù Bồ Tát là vị Phật đại diện cho trí, tuệ và chứng. Ngài là người nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Còn Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho lý, định, hạnh. Ngài nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. 

Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát là hai vị Phật diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Phật Tổ Như Lai. Các ngài cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được mệnh danh là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông Phật giáo xưng tụng Phổ Hiền Bồ Tát là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Ý Như Kim Cương. Bên cạnh đó Phổ Hiền còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.

Bạn có thể xem thêm một số mẫu tượng Phật tại danh mục “Trang Sức Phong Thủy” của chúng tôi.

Hình tượng Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát trong Phật giáo
Phật giáo Tạng truyền miêu tả Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát như sau: Đức Phật cưỡi trên voi trắng có ngà. Tay trái của ngài luôn để sát hông hoặc cầm chuông. Tay phải của ngài cần chùy kim cương. Đầu ngài đội mũ Ngũ Phật, thân khoác áo màu. Hình tượng của ngài giống như đồng tử 16 tuổi. 

Truyền thuyết Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát

Đặc trưng của Đức Phổ Hiền là sức mạnh và sự vững chãi. Do đó ngài thường được hình dung với sự tu hành dũng mãnh mà ôn hòa. Hơn nữa hình tượng của ngài có màu trắng. 

Đó là màu sắc tượng trưng cho tâm tính thanh tịnh. Đồng thời biểu thị ý nghĩa lấy Lục Độ để thâu nhiếp vạn hạnh. Ngài lấy sự sắc nhọn để ngà voi để phá hủy chướng ngại, không sợ oán địch.

-------------------

ý nghĩa phật bản mệnh phổ hiền bồ tát

PHỔ HIỀN dịch âm là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà (Samntabhadra). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.

Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng theo Phật Giáo Đại Thừa. Theo kinh Pháp Hoa, ngài là vị Bồ Tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo 500 vị Đại Bồ Tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.

Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

Ngài thường xuất hiện như một Bồ Tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng, và trong nhiều tranh ảnh, tượng, ngài cỡi voi trắng 6 ngà; voi trắng tượng trưng cho chiến thắng 6 giác quan.

Pháp khí của ngài cũng chính là biểu tượng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Pháp khí là viên bảo châu mà ngài thường cầm nơi tay trái, hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đóa hoa là viên bảo châu.

Trong nhiều biểu tượng, một trong hai bàn tay ngài bắt ấn với ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam giác. Trong những hình ảnh khác, ngài cầm cuộn kinh hay Kim Cương Chử nơi tay trái.

Con voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí huệ. Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sanh đang chìm đắm trong bể khổ.

Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sanh thì vô lượng, nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sanh kiếp nầy sang kiếp khác. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sanh. 

Phật Phổ Hiền Bồ Tát hộ mệnh cho tuổi Thìn giúp hóa giải năng lượng xấu, tránh hạn tiểu nhân hao tài, ảnh hưởng đến tinh thần, tài chính. Thấy Phổ Hiền Bồ Tát là thấy chân lý, do đó chúng ta phải tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý. Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như đức Phật. Chúng ta phải noi theo mười hạnh nguyện lớn của Ngài để diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi. 

-----------------

Mười hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền:

1.Kính lễ chư Phật

Lễ là tác động của thân. Kính là tác động của tâm. Lễ là sự, Kính là lý. Ý niệm này mang tính cách phân biệt ban đầu cho dễ hiểu nhưng ở một góc nhìn khác tinh chất viên dung giữa sự và lý, thân và tâm thể hiện sự hoà quyện chứ không tách rời.

Ta lễ kính chư Phật là để thể hiện lòng biết ơn sâu xa Chư Phật ở ngoài và tánh Phật trong ta. 

2.Xưng tán Như Lai

Người phật tử chân chánh không ‘ lễ kính chư Phật’ để cầu xinnhững lợi lộc thế gian. Cầu Phật gia hộ phải hiểu đúng nghĩa, hộ là giúp,gia là thêm,gia hộ là giúp thêm chứ không phải là cho không

3.Quảng tu cúng dường

Thường thì chúng ta hay phân biệt cúng dường và bố thí. Cúng dường để diễn tả hành động cung kính trao lên phẩm vật cho chư tăng ni,Bồ Tát hay Phật . Bố thí là hành động chia sẽ cho những người thiếu thốn…

Nhưng trong hạnh nguyện Phổ Hiền thì không phân biệt như vậy : bố thí cũng là cúng dường. Đó là hành xử trong tinh thần tâm bình đẵng.Cúng dường chư Phật và cúng dường chúng sinh cũng đồng một thể. Và mỗi khi cúng dường chúng sanhvới lòng kính trọng như kính trọng Phật (thiệt là rất khó ) thì tâm từ phát triển và con đường tu trở nên rộng rãi thênh thang.

Phật Phổ Hiền Bồ Tát hộ mệnh cho tuổi Tỵ giúp kiềm chế nóng nảy, hỗ trợ sự nghiệp, tránh xa nguy cơ đổ vỡ.

Cứ cúng dường hoặc bố thí một cách tùy duyên, gặp duyên hay cơ hội thì cứ phát tâm làm đừng nên dùng tâm phân biệt thì hoàn toàn ngược với tinh thần Phổ Hiền nói riêng và chánh pháp nói chung. 

Tại sao vậy ? Vì đó là bố thí bằng một tâm tham, những gì mình bỏ ra mình tính toán làm sao cho mình có lợi nhiều nhất. 

Nền tảng của quảng tu cúng dường là từ bi hỉ xả (tứ vô lượng tâm) .Nền tảng của từ bi hỉ xả là tâm bình đẵng (bình đẵng tánh trí )

4.Sám hối nghiệp chướng

Nghiệp chia làm 2 loại : định nghiệp và bất định nghiệp. 

Định nghiệp là nghiệp mà cái quả chắc chắn phải xảy ra vì nhân duyên đã chín mùi không có thể chuyển hoá được nhưng sự hiện hành thì có thể trong vài năm hoặc vài chục năm hoặc cuối đời chứ không nhất thiết phải xảy ra lập tức. Sám hối được hiểu là ăn năn lỗi trước và về sau quyết không còn tái phạm.

Khi tạo nghiệp xấu ta phải có tâm tàm quí ( tàm là hổ thẹn với chính mình, quí là hổ thẹn với người) nhất là tâm tàm hổ thẹn với chính mình dù chẵng ai hay biết.Rồi từ đó sự sám hối mới có ý nghĩa dù rằng sau đó ta lại tạo trở lại (tiếp tục tham,ngã mạn, ác kiến…)

Nhưng rồi từ từ sẽ phát sinh ra những hiệu lực.Tham sẽ từ từ bớt,, ngã mạn hay chấp kiến… càng ngày càng ít đi.

Nếu ta phát được tâm bồ đề với một tâm chân thực thì hễ tâm càng chân thực thì nghiệp chướng càng xoá bỏ nhanh chóng chừng đó

5.Tùy hỷ công đức

Tất cả những gì ta làm mà giúp ta tiến trên đường Đạo đều là công đức. Chẳng hạn như chuyển hoá con người mình, càng ngày càng hoàn thiện con người minh , càng ngày càng ít phiền não thì đó cũng là công đức.

Công đức là nhân của giải thoát, phước đức là nhân của luân hồi dù là luân hồi tốt. Tuy vậy trên tiến trình tu tập, nếu ta có phước đức mà chúng ta biết phương cách sử dụng thì những phước đức này sẽ góp phần cho công đức của chúng ta hay chuyển hoá. được phước đức thành công đức. Và rồi thì như một dòng chảy, công đức càng ngày càng nhiều, công đức sản sinh thêm công đức…chúng ta sẽ nhập vào dòng chảy…gọi là nhập lưu.

Tức là ta sẽ không bị thối chuyển nữa, chắc chắn sẽ được giải thoát nhưng mau hay chậm tùy theo sự tu tập cúa ta có tiến bộ nhiều hay ít, tinh tấn nhiều hay ít. 

6. Thỉnh Chuyển Pháp Luân

Thỉnh là mời, chuyển là chuyển động là đi tới. Ta thỉnh chuyển pháp luân từ người khác ; chẵng hạn thỉnh mời chư tăng ni đến giảng pháp. Ta chuyển pháp luân từ chính ta bằng cách truyền đạt những gì ta hiểu biết về phật pháp hoặc những kinh nghiệm bản thân do hành trì cho người khác.

Ta chuyển pháp luân trong ta bằng cáchnghiền ngẫm chánh pháp hoặc so chiếu những ý nghĩ hay hành động của ta coi có hợp với chánh pháp để thích nghi hoặc để rút kinh nghiệm. Sự quán chiếu này sẽ giúp ta chuyển hóa mau lẹ tâm thức và cho dù có những nghiệp nặng khiến ta chưa chuyển hóa được thì cũng giúp ta hiểu được vì loại nghiệp nào mà ta còn nhiều phiền não.

Sự quán chiếu này là một sự quán chiếu thường xuyên liên tục và càng ngày càng đi vào chiều sâu.

7.Thỉnh Phật trụ thế

Thỉnh Phật trụ thế không thể hiểu theo nghĩa đen là xin Phật ở thế gian bởi lẻ Phật ra đời là vì một đại sự nhân duyên. Chừng nào đầy đủ nhân duyên thì Phật mới xuất hiện; chẵng hạn lúc mà Đạo quá suy vi và cần một Đức Phật ra đời để truyền bá Đạo pháp. 

8.Thường tùy Phật học

Thường tùy Phật học là thường xuyên liên tục học Phật. Trong đạo Phật, học là phải luôn luôn đi đôi với hành, không thể tách rời. Với tâm thanh tịnh, đọc một thời kinh, ngồi một thời thiền ….là học Phật.Ta không thể suốt ngày ngồi thiền hay niệm kinh nhưng nhờ thiền quán thì lúc nào ta cũng có thể thường tùy Phật học.

9.Hằng thuận chúng sinh

Hằng thuận chúng sinh là luôn luôn thuận theo chúng sinh vì rằng con đươờng của chư Phật và bô tát là con đường vì chúng sinh. Thuận theo chúng sinh trong mục đích để độ được chúng sinhchứ không phải tán thành tất cả những gi chúng sinh tạo tác.

Cũng là ý nghĩa của câu ‘tùy duyên bất biến’; tức là tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh và môi trường mà tạo tác và hành đông nhưng vẫn ôm giữ cái lý bất biến của Đạo.

Đó cũng là ý nghĩa khác biệt của tùy duyên và phan duyên. Phan duyên là bị những duyên bên ngoài lôi kéo mình chạy theo nó. Nhìn bề ngoài thì tùy duyên có khi giống như phan duyên nhưng khác nhau vô cùng vì tùy duyên nhưng không đi lạc Đạo 

10.Phổ giai hồi hướng 

Phổ là cùng khắp; hồi là gom góp hướng là gởi đi, hướng về. Ý là tích lũy những công đức,những công hạnh mà mình thực hiện được để gởi về làmlợi lạc khắp chúng sinh hoặc nói một cách khác làm trang nghiêm pháp giới. Nói đơn giản là người hành giả không nên thủ đắc cho riêng mình bất cứ gì mà làm ở trong tinh thần‘quảng tu cúng dường’.

Mọi công hạnh đều không thành tựu nếu không làm trong tinh thần‘phổ giai hồi hướng’. 

Tuổi Thìn mang bên mình vị Phật Bản Mệnh Phật Phổ Hiền Bồ Tát giúp cho họ dễ dàng thoát khỏi những tình huống bất trắc, tăng thêm sự tĩnh tâm và an bình, vượt lên mọi trở ngại để hướng đến cuộc sống tốt đẹp, đầy kiêu hãnh. Phật hộ mệnh cho tuổi Thìn thực hiện các ý tưởng lớn và những ước mơ vĩ đại trong cuộc đời.

Tuổi Tỵ mang bên mình vị Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát giúp họ dễ dàng thoát khỏi những tình huống bất trắc, tăng thêm sự tĩnh tâm và an bình. Phật giúp họ tăng thêm trực giác để họ có thể tự tin để tin tưởng người khác, nhận được nhiều hơn sự giúp đỡ từ "quý nhân". Tự tin vượt lên mọi trở ngại để hướng đến cuộc sống tốt đẹp.

-------------------------------

Phổ Hiền bồ tát cưỡi gì?
Phổ Hiền bồ tát cưỡi trên lưng voi trắng sáu ngà. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại vật  và chiến thắng. Tại sao lại là sáu ngà? Vì sáu ngà là Lục độ (gồm Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ.).  Khi kết hợp cùng với Phật Phổ Hiền là đại diện cho Bình đẳng tính trí (được hiểu là trí tuệ thấu hiểu cái nhất thể), thì càng tăng sức mạnh.


Phổ Hiền bồ tát là nam hay nữ?
Theo tương truyền thì trước khi xuất gia học đạo làm Phật thì Phổ Hiền là Năng-đà-nô Thái Tử (con của vua Vô Tránh Niệm), tức là nam nhân. Sau khi Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng. Và bắt đầu trải qua hằng sa kiếp, Năng-đà-nô Thái Tử đầu thai ra thân khác đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo Đại Thừa. Sau đó chờ đến thời kỳ quả mãn công viên mới bổ xứ làm Phật mệnh danh là Phổ Hiền bồ tát được giữ dưới dạng nữ nhân là chủ yếu (đôi khi ta vẫn gặp hình dạng Phật dưới dạng nam nhân)

Phật Phổ Hiền bồ tát không phân biệt là nam hay nữ, vì ngài đã trải qua hằng sa kiếp để thành Phật. Quan trọng là Phổ Hiền là vị Phật dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, độ trì cho tất cả mọi người dù là giới tính nào đi nữa.

-------------------------

Ý nghĩa phật phổ hiền bồ tát?
Phổ Hiền bồ tát giúp mọi người nhìn thấy chân lý, tránh xa ảo vọng, vô minh để nhìn thẳng vào sự thật và được giác ngộ. Đồng thời giúp con giáp tránh khỏi tiểu nhân hãm hại hoặc vượt qua được cạm bẫy. Giúp công việc thuận lợi hơn, cuộc sống hạnh phúc và tránh được bệnh tật,..

Ngài sẽ giúp cho những người sinh năm Ngọ luôn thuận buồm xuôi gió, thành công trong sự nghiệp. Phật quang phổ chiếu ánh sáng của nhà Phật, chiếu đến khắp nơi sẽ giúp cho “gặp hung hóa cát”, luôn cát tường, may mắn như ý nguyện, đi trên những con đường sáng, phát huy được hết trí tuệ.


Phổ Hiền bồ tát hợp tuổi nào?
Phổ Hiền bồ tát hợp tuổi và độ mệnh cho con giáp Thìn và Tỵ.

Những người sinh năm Thìn: 1940 (Canh Thìn), 1952 (Nhâm Thìn), 1964 (Giáp Thìn),1976 (Bính Thìn),1988 (Mậu Thìn).

Những người sinh năm Tỵ: 1941 (Tân Tỵ),1953 (Quý Tỵ),1965 (Ất Tỵ), 1977 (Đinh Tỵ),1989 (Kỷ Tỵ).

--------------------

Vài đức tính của Phổ Hiền Bồ Tát
Bồ Tát không sống riêng cho mình mà sống cho người khác. Họ phục vụ với tinh thần vị tha. Các Ngài không ham muốn, không bám víu vào danh thơm tiếng tốt. Các Ngài thì chỉ chú trọng đến việc làm, đến sự phục vụ. Chẳng màng được tiếng khen, không sợ bị chê trách. Bồ Tát thản nhiên trước lời tán dương hay khiển trách. Họ quên mình trong khi phục vụ kẻ khác, có khi hy sinh đến cả mạng sống để cứu chúng sinh khỏi chết. Họ thực hành tâm Bi (Karunã) và tâm Từ (Metta) đến mức cao độ. Bồ Tát chỉ mong sự tốt đẹp và an lành cho thế gian. Các Ngài thương tất cả chúng sinh như bà tử mẫu thương đứa con duy nhất của bà. Chúng ta thương con cái của chúng ta vì chúng là con của chúng ta, có nghĩa là tình thương của chúng ta có điều kiện bởi vì nếu con cái của người khác thì chưa chắc chúng ta thương nó. Còn Bồ Tát thì tình thương của họ là tình thương vô điều kiện, có nghĩa là đối với tất cả chúng sinh họ đều thương xót như nhau. Họ thực hiện tánh cách bình đẳng giữa họ và tất cả chúng sinh (para atma samata) cũng như đặt mình trong kẻ khác (para atma Parivartna).

Có lòng tu hành tinh tấn như vậy, nên nay ngài đã thành Phật, ở cõi Bất Huyền và hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sinh.
Có lòng tu hành tinh tấn như vậy, nên nay ngài đã thành Phật, ở cõi Bất Huyền và hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sinh.
Khi Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, thì Ngài là con thứ tư của vua Vô Trách Nhiệm, có tên là Năng Đà Nô. Nhờ Phụ Vương khuyên bảo, nên Thái Tử phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và thưa với Phật rằng: ”Bạch Đức Thế Tôn! Nay con có món công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng, xin hồi hướng về đạo vô thượng Chánh giác, nguyện phát tâm Bồ đề, tu hạnh Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, đặng thành Phật đạo và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Phổ Hiền Bồ Tát vậy”. Đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký rằng:”Hay thay! Hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật đạo. Trong khi tu Bồ tát đạo, dùng trí Kim Cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sinh. Vì vậy, nên ta đặt hiệu ngươi là: Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trải hằng hà sa kiếp làm nhiều Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyền ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Bồ Tát”.

Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như chư Phật.
Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như chư Phật.
Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho chân lý, còn Văn Thù Bồ Tát tượng trưng cho chân trí, lý trí dung thông. Ngài tượng trưng cho tam muội, còn Văn Thù Bồ Tát tượng trưng cho Bát Nhã. Ngài tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù Bồ Tát tượng trưng cho giải. Ngài tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ. Do đó, Đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn cho nên hai Ngài thường có mặt bên trái, bên phải Đức Phật.

Hình tướng Phổ Hiền Bồ Tát

 
Chúng ta thường thấy tượng Phổ Hiền Bồ Tát ngồi trên voi trắng sáu ngà có nghĩa là Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác. Con voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí huệ. Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng, nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sanh kiếp nầy sang kiếp khác. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh. 

---------------------

Nguồn Cội Phổ Hiền Bồ Tát
Theo Đại Nhật Kinh Sơ có viết: “Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ nghĩa là trải khắp mọi nơi, Hiền là diệu thiện nhất. Ý nói Phổ Hiền Bồ Tát dựa hạnh nguyện phát ra từ tâm Bồ Đề và sự cân bằng của thân, khẩu, ý phổ khắp mọi nơi, diệu thiện thuần nhất, có đủ các đức, vì thế gọi là Phổ Hiền”.
Trong vô lượng các vị Đại Bồ tát, từ tha phương quốc độ đến Ta bà để trợ duyên với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa độ sanh, có thể nói Bồ tát Phổ Hiền là một trong các vị Bồ tát trợ duyên giáo hóa đắc lực nhất và có nhân duyên sâu nặng đối với tất cả chúng sanh, thể hiện qua tâm nguyện thủ hộ Chánh pháp và hộ trì người tu tập của Ngài. Phổ Hiền là vị Bồ Tát quốc độ của Thượng Vương Như Lai, tương truyền đã lãnh đạo 500 vị Đại Bồ Tát tới nghe thuyết pháp kinh Pháp Hoa và phát tâm hộ trì chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.

Ngài đại diện cho trí tuệ, thấu hiểu muôn điều trên thế giới, nắm trong tay hào quang của tri thức, trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Mật Tông xưng tụng Bồ Tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Phổ Hiền Bồ Tát là một trong Ngũ Thiền Bồ Tát của Phật Giáo. Ngài thường xuất hiện bên cạnh hai vị bồ tát là Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi.


Trí tuệ (công đức) của Phổ Hiền Bồ Tát.
Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo, năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy cầu khẩn của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài được kính ngưỡng là vị thần bảo hộ của những người tuyên giảng đạo pháp.

Phổ Hiền Bồ Tát cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát và Địa Tạng Bồ Tát được xưng là Tứ đại Bồ Tát – những vị Bồ Tát có sức mạnh và lòng từ bi bao trùm chúng sinh.

Từ đó có thể thấy địa vị của vị Bồ Tát này trong Phật giáo tương đối lớn, với những ý nghĩa rất đặc biệt. Bồ tát Phổ Hiền là một trong các vị Bồ tát trợ duyên giáo hóa đắc lực nhất và có nhân duyên sâu nặng đối với tất cả chúng sanh.


Ý nghĩa tượng Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo, tượng trưng cho lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Đồng thời mang lại định tuệ và hạnh chứng của Như Lai cho chúng sanh, đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa. Phổ Hiền là vị Bồ Tát đại diện cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.

Nói cách khác, Ngài là hiện thân của trí tuệ, lý trí với cái nhìn hướng thiện nhưng khách quan và tầm hiểu biết sâu sắc. Sức mạnh đến từ trí tuệ, trí huệ, tức là từ lý tính và huệ nhãn, thấu suốt cõi đời, rao truyền tri thức.

Phổ Hiền là vị Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng là biểu tượng Phật giáo tượng trưng cho trị huệ và sự dũng cảm, vượt qua muôn ngàn chướng khổ. Sáu ngà của voi là sáu chiến công, chiến thắng sáu giác quan bình thường của con người.

Có thể nói, Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà mang ý nghĩa trí huệ của ngài lớn mạnh, đủ để vượt qua tất cả những tầm thường của đời sống, tiến tới cảnh giới cao nhất.


Ý nghĩa khi sử dụng Phổ Hiền Bồ Tát
Những người đang khó khăn, nguy nan, thái chí nản lòng nên cầu khẩn Phổ Hiền Bồ Tát. Ngài không cứu khổ độ nạn mà hướng con người tới ánh sáng của tri thức, của thiền định, tĩnh tâm, mở rộng tất cả các giác quan và có chí hướng vươn lên phía trước, thoát khỏi những khổ ải. Ngài là biểu tượng có sức mạnh trí tuệ, sự kiên trì, bền bỉ để vượt qua mọi thử thách. Những người đang chuẩn bị thi cử, khởi nghiệp cầu nguyện trước Phổ Hiền Bồ Tát sẽ nhận được sự che chở của ngài. Phù trợ cho gia chủ có một tấm lòng bao dung, trí tuệ phi phàm vượt qua, mọi giới giạn của bản thân để hướng đến một cuộc sống cao đẹp, tâm đức cao thượng


Ý nghĩa Phổ Hiền Bồ Tát đối với người tuổi Thìn và Tỵ
Phổ Hiền Bồ tát là đại diện cho tất cả các Bồ tát, ngài giúp hộ mạng và bảo vệ cho những người tuổi Thìn và Tỵ, nâng cao sức khoẻ kéo dài tuổi thọ, giúp cho cả đời luôn yên ổn, xoá tan các loại bệnh tật và tai hoạ Phật Hộ Mệnh “Phổ Hiền Bồ Tát” – vị phật tượng trưng cho lễ nghi, sự đức độ và tự nguyện. Phật sẽ giúp bạn thực hiện được những nguyện vọng lớn lao nhất của mình, thoát khỏi cạm bẫy của những kẻ tiểu nhân, gia tăng thêm uy quyền lãnh đạo, vượt lên mọi trở ngại để có cuộc sống hạnh phúc, mỹ mãn. Khi người tuổi Thìn và Tỵ có vị Phật hộ mệnh Phổ Hiền Bồ Tát sẽ chuyên tâm, hướng đến tích phúc, thiện, tăng trường khí, cải được mệnh số, hóa giải trừ tà ác.

Người tuổi Thìn sinh năm 1940, 1952, 1964, 1976, 1988, 2000, 2012,
Người tuổi Tỵ sinh năm 1941, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013

------------------

Hỏi: TRÌ CHÚ CÓ CÔNG HIỆU HAY KHÔNG ?

Đáp: Trì chú có tác dụng không ? Trì chú là dùng những âm thanh đặc biệt, những ngôn từ đặc biệt, đại biểu cho sức mạnh gia hộ của chư Phật, Bồ Tát hay thần linh để phát huy những công năng nhất định như trị bệnh, xua đuổi tà ma quỷ quái, cầu phúc v.v… Trì chú dưới những hình thức khác nhau đã sớm có trong tôn giáo của các bộ tộc nguyên thủy.

Trì chú xuất hiện nói chung là thông qua môi giới những nhân vật đặc biệt được tin là có phép linh thiêng, có khả năng tiếp xúc với thần linh và được thần linh trao truyền cho mật chú. Ở các nước phương Đông hay phương Tây, nhiều mật chú được lưu truyền, tin tưởng và sử dụng. Ở Trung Quốc, cả phù và chú đều được sử dụng, phù là phù hiệu vẽ bằng bút, nó cũng đại biểu cho một sức mạnh thần kinh nhất định, dân gian tin rằng phù chú có sức mạnh đuổi tà, tránh dữ, giáng phúc cũng như một số loại thuốc dân tộc có tác dụng trị bệnh vậy.

Khi đức Phật Thích Ca còn tại thế, có một số ít đệ tử cũng dùng phù chú, nhưng đức Phật không cho phép. Sau khi đức Phật diệt độ, những người theo đạo Phật dần dần trở nên phức tạp, số người trước kia là phù thủy, đạo sĩ ngoại đạo sau quy y theo Phật xuất gia làm Tỳ kheo. Nhưng họ vẫn tiếp tục dùng phù chú để chữa bệnh. Trong quyển 27 bộ "Tứ phần luật" và trong cuốn 46 bộ "Thập tụng luật" có ghi các truyện dùng chú trị bệnh.

Theo quan điểm cơ bản của Phật giáo, khi có bệnh phải đến thầy thuốc, gặp tai nạn thì phải sám hối, phải có lòng thành, làm điều thiện mới có thể chuyển hung thành cát, giải trừ được oan trái và nghiệp chướng. Vì vậy, trên nguyên tắc không coi trọng việc dùng mật chú.

Thế nhưng nếu thường xuyên trì tụng những câu thuật chú nhất định thì cũng có thể tạo được sức mạnh của thuật chú, trong đó tất nhiên có sức mạnh của thần linh. Nhưng trọng yếu là sức mạnh của tâm niệm tập trung của người trì chú. Nếu chuyên tâm nhất trí thường xuyên trì tụng một thuật chú thì có thể đạt tới hiệu quả thiền định thống nhất thân và tâm, từ hữu niệm tiến tới vô niệm. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển về sau của Phật giáo, người ta không phản đối pháp môn trì chú, hơn nữa các câu chú chữ Phạn có ý nghĩa tổng trì nghĩa là thâu tóm tất cả, cho nên dùng pháp môn trì chú thì có thể thâu tóm tất cả các pháp. Bất kỳ câu chú nào mà tu trì đúng pháp và thường xuyên thì sẽ có hiệu quả lớn. Chủ yếu là do công phu trì chú, kết hợp với giữ giới, tu định mà sinh ra lòng từ bi và trí tuệ và tất nhiên có thể giúp tiêu trừ mọi nghiệp chướng, nhờ đó có thể thông cảm với sức mạnh bản nguyện của chư Phật, Bồ Tát.

Thế nào gọi là Vua của chú (chú vương) ? Theo ý nghĩa tổng trì thì bất cứ câu chú nào, nếu trì tụng thật chuyên, thành ra có sức mạnh, cũng đều là chú vương, trừ các câu tà chú, dùng để lợi mình hại người hoặc để báo thù, rửa hận ra thì bất cứ câu chú nào đều có thể trì tụng được cả.

Vào thời kỳ đầu Phật giáo mới truyền vào Trung Quốc, người ta không coi trọng trì chú. Nếu trì chú thì bị phê phán là tạp tu, mặc dù vào thời Ngụy Tấn cuốn "Kinh chú Khổng tước vương" đã được dịch ra còn cuốn "Đại bi chú" được dịch ra chữ Hán vào đời Đường Cao Tôn. Đó là những tài liệu sớm nhất về Mật Giáo được truyền đến Trung Quốc. Nhưng mãi tới đời Tống, với sự đề xướng của Đại Sư Tứ Minh Tri Lễ, thuộc Tông Thiên Thai thì việc trì chú mới phổ cập. Vào cuối đời nhà Đường "Chú Lăng Nghiêm" đã được truyền ở Trung Quốc.

Đến sau đời Tống "Kinh Lăng Nghiêm" được phổ biến, xem trọng mới được các chùa trì chú. Đến cuối đời nhà Minh, cuốn "Thiền môn Nhật tụng" đã gồm có nhiều câu chú rồi.

Dưới các đời Đường, Tống, Phật giáo truyền vào Nhật Bản không lưu hành các câu chú. Ngoài Mật tông ra, các câu chú không được xem trọng. Tịnh độ tông thì chuyên niệm Phật, Thiền Tông thì chuyên tham thiền, Tông Thiên Thai thì chuyên tu chỉ và quán. Vào thời kỳ Trung Quốc cận đại, người ta trì chú đồng thời kiêm tu các pháp môn khác, đó là điều mà các giới Phật giáo Nhật Bản rất lấy làm lạ. Đó là do ở Trung Quốc, có nhiều tỉ dụ của công việc trì tụng chú Đại Bi nên chúng tôi không phản đối pháp môn trì chú.

Hiện nay trong các câu chú được sử dụng ở Trung Quốc, đại bộ phận là danh hiệu các thần linh, vì theo tư tưởng của Đại thừa thì sức mạnh của tất cả mọi thiện pháp và tác dụng của công đức đều phát xuất từ quyền hiện và hóa hiện của chư Phật, Bồ Tát. Các câu chú mà Phật giáo dùng đều có danh hiệu Phật và Bồ Tát, đều có lời quy y Tam Bảo ở trong đó, nhưng đều dịch âm từ chữ Phạn, chứ không phải dịch ra nghĩa chữ Hán. Tỉ dụ "Nam mô Phật đà, Nam mô Đạt ma, Nam mô Tăng già" là chữ Phạn về quy y Tam Bảo. Nếu tụng "Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát" thì lời lẽ ý tứ rõ ràng hơn.

Người trì chú đúng đắn, tốt nhất là phát âm theo nguyên âm tiếng Phạn. Tụng tiếng Phạn, mọi âm tiết đều có tác dụng và ý nghĩa của nó. Như trong từ A di đà, cần phát âm A cho chuẩn. Thế nhưng trong tất cả các pháp môn, tâm là chủ, thanh là thứ yếu. Hàng nghìn năm lại đây, người Trung Quốc niệm "Nam mô A di đà Phật" không hề thấy xảy ra hậu quả hoặc tác dụng xấu nào cả. Hiện nay, chú Đại Bi được người Trung Quốc, người Tây Tạng, người Nhật, người Triều Tiên, người Việt Nam trì tụng với âm thanh khác nhau, nhưng đều đạt tới hiệu quả giống nhau.

Còn việc trao truyền chú thuật là tập tục của Lạt ma Giáo Tây Tạng của những vị Lạt Ma cao cấp. Thầy trò truyền cho nhau pháp gọi là Du Già mật, hay là Vô thượng Du Già Mật, theo những nghi thức nhất định và tự tu hành nhất định.

 

--------------------

Thần chú Phổ Hiền Bồ tát
Thần chú của Bồ tát Phổ Hiền là thần chú thiêng liêng của vị Phật nguyên thủy. Nó thể hiện khát vọng mạnh mẽ trên con đường tỉnh thức với mong muốn hiểu rõ bản chất của mọi sự.

Thần chú này diễn tả những hình thức khác nhau trong đó nhận thức ban đầu xuất hiện và giúp chúng ta nhận ra rằng, sự hiểu biết của chúng ta bị che mờ bởi các đám mây khiến cho mọi thứ xuất hiện khác với thực tế.

Một số trường phái Mật Tông Tây Tạng với các nghi thức bí truyền cầu nguyện Bồ tát Phổ Hiền để đạt giác ngộ trong trạng thái Pháp giới (dharmadhatu).
Phiên bản tiếng Phạn:

adaṇḍe daṇḍapati daṇḍa-āvartani daṇḍa-kušale daṇḍa-sudhāri

sudhārapati buddhapaśyane sarvadhāraṇi

āvartani saṁvartani saṅgha-parīkṣite saṅgha-nirghātani

dharma-parīkṣite sarva-sattva ruta kauśalya-tri kiến

siṁha-vikrīḍite anuvarte vartani vartāli svāhā

Phiên bản tiếng Việt:

A đàn địa, đàn đà bà địa, đàn đà bà đế, đàn đà cưu xá lệ, đàn đà tu đà lệ, tu đà lệ,

tu đà la bà để, phật đà ba thiên nỉ, tát bà đà la ni, a bà đa ni, tát bà bà sa,

a bà đa ni, tu a bà đa ni, tăng già bà lý xoa ni, tăng già niết già đà ni, a tăng kì,

tăng già ba già địa, đế lệ a nọa tăng già đâu lược, a la đế bà la đế, tát bà tăng già tam ma địa già lan địa,

tát bà đạt ma tu ba lợi sát đế, tát bà tát đỏa, a nậu lâu đà kiều xá lược, a (Nậu) già địa, tân a tỳ cát lợi địa đế.

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552