Tìm Hiều Về Thần Chú Trong Phật Giáo Là Gì ?

  18/12/2020

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Thần chú là gì?
Thần chú mang lại cho chúng ta sự bình tĩnh, tự tại, thăng bằng và thoải mái khi gặp khó khăn. Trì tụng Thần chú trong các thời khoá nhằm mục đích tiêu trừ nghiệp chướng, thêm được phúc lành, tăng trưởng Bồ đề tâm.

Thần Chú là lời nói bí mật của chư Phật có thể gọi là Mật ngôn hay Phật ngôn, lời nói đặc biệt này chỉ có các đức Phật trong mười phương nghe biết mà nó không phải là thứ ngôn ngữ thường tình của các chúng sinh. Những ai muốn chư Phật, chư Bồ Tát trong mười phương gia hộ những khổ đau của cuộc đời chỉ cần hành trì Thần Chú được chỉ dẫn sẽ được chư Phật, chư Bồ Tát cứu giúp.


Tìm hiểu về thần chú Mật tông

Cách đây hơn 2.500 năm, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra ở Ấn Độ, thời đó ngôn ngữ được dùng là tiếng Sanskrit (tiếng Phạn). Vì vậy thần chú mà chúng ta trì tụng hầu hết đều là tiếng Sanskrit, chỉ 1 số ít được trì bằng ngôn ngữ Tây Tạng [Tibetan]. Khi trì chú, chúng ta nên để cho tâm được tập trung nhưng vẫn giữ trạng thái thật thư giãn, thả lỏng và không nghĩ tới bất cứ điều gì khác. Chỉ cần tập trung tâm cho việc trì tụng thần chú. Nên nhớ rằng, dù tu tập theo phương pháp gì đi nữa thì điều quan trọng nhất luôn được đề cập và nhấn mạnh trong Phật giáo vẫn là nên làm những điều thiện và luôn tránh xa điều ác.

Thần chú mang lại cho chúng ta sự bình tĩnh, tự tại, thăng bằng và thoải mái khi gặp khó khăn.
Thần chú mang lại cho chúng ta sự bình tĩnh, tự tại, thăng bằng và thoải mái khi gặp khó khăn.

 
Ý nghĩa của câu "Ta bà ha" ở cuối các các câu thần chú

Thần chú mang lại cho chúng ta sự bình tĩnh, tự tại, thăng bằng và thoải mái khi gặp khó khăn. Khi trì tụng thần chú, chúng ta nên giữ cảm giác tích cực, hoan hỷ và cống hiến, hồi hướng công đức ấy cho tất cả chúng sinh được giác ngộ và an lạc, như là một hành động từ bi cao cả. Những người hành trì Phật giáo đều có tụng các Thần chú trong các thời khoá nhằm mục đích tiêu trừ nghiệp chướng, thêm được phúc lành, tăng trưởng Bồ đề tâm.

Cần làm thế nào để tụng chú Đại Bi được linh nghiệm?
Chú Đại Bi là bài chú nổi tiếng thuộc Pháp môn Mật tông. Theo Pháp môn này, những câu chú là tên của các vị Bồ tát, các vị Kim Cương, các vị Thần, các vị Hộ Pháp.

"Không phải ai trì chú Đại Bi cũng tăng trưởng công đức, cũng được chư Thiên thiện Thần đi theo bảo hộ. Có người tụng hàng nghìn biến một ngày nhưng cũng không thấy được hộ trì. Bởi người này không có công đức chân thật, không có thiện tâm. Người học Phật cần phải minh bạch, không mê muội điều này”.

Chú Đại Bi là bài chú nổi tiếng thuộc Pháp môn Mật tông. Theo Pháp môn này, những câu chú là tên của các vị Bồ tát, các vị Kim Cương, các vị Thần, các vị Hộ Pháp. Vì thế nhiều người cho rằng khi tụng chú Đại Bi, sẽ được chư Thiên, thiện thần gia hộ. Vậy quan điểm này có thực sự đúng? Và tụng như thế nào để thực sự mang lại lợi ích cho chính mình và cho mọi người?


Ai tụng chú Đại Bi sẽ được lợi ích?
Tụng thần chú, mật chú trong đó có chú Đại Bi là pháp môn tu của Phật giáo và phát triển ở Tây Tạng. Những năm gần đây, nhiều Phật tử nghĩ rằng tụng chú Đại Bi sẽ được Bồ Tát Quán Thế Âm gia hộ nên rất chăm chỉ tụng chú. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc tụng trên miệng mà không thực hành giáo Pháp của Phật.

Nguyên tắc trì thần chú nói chung hay chú Đại Bi nói riêng phải đảm bảo yếu tố Tam mật Gia trì tức là tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý. Khi tam nghiệp trang nghiêm; chuyên tâm trì chú sẽ sinh ra năng lực, năng lực này có sức mạnh. Việc tụng chú Đại Bi là dành cho hành giả tu tập để thực hành tâm đại bi. Người nào đang thực hành quán tâm từ bi khi tụng chú sẽ được lợi ích. Còn chúng ta ở ngoài đời vẫn còn tâm tham, sân, si, tụng chú Đại Bi mong cầu việc ác sẽ có tác dụng ngược lại”. Người đệ tử Phật khi thân, khẩu, ý còn ác, cầu việc bất thiện thì trì chú Đại Bi không có lợi ích. Vì vậy, trước khi trì chú Đại Bi, người hành giả phải thực tập quán tâm từ bi để thể nhập được tâm đại bi. Khi đó, nhất tâm trì chú mới sinh ra công đức phước báu cho chính mình. Người nào chưa thể nhập được tâm đại từ bi thì không nên đặt nặng vấn đề phải tụng chú Đại Bi trong tu tập.

Sự linh ứng kỳ diệu của thần chú Đại bi
Người chân thật tu hành, thực hành lời Phật dạy thì mới được chư Thiên hộ trì, bảo hộ
Người chân thật tu hành, thực hành lời Phật dạy thì mới được chư Thiên hộ trì, bảo hộ
Người tụng chú Đại Bi mong cầu chư Thiên gia hộ có được không?
Ngày nay, nhiều Phật tử tụng chú Đại Bi mong cầu hết khổ, được chư Thiên chư thần gia hộ. Từ đó nhiều người ngày đêm trì chú, tụng niệm. Một người muốn được người khác đến bảo vệ thì người ấy phải như thế nào? Người này phải có công đức gì đó. Ví như ông Thủ tướng đi khảo sát thì xe lớn xe bé đi theo bảo vệ. Còn mình là dân thì có ai đến bảo vệ không? Trong kinh Phật nói: “Cả đàn bò 500 con cũng chỉ có một người trông nom. Còn một ông vua mà đi thì lính trước, lính sau tháp tùng bảo vệ. Chúng ta biết điều đó phụ thuộc vào phước báu và oai lực của từng người. Không phải tụng một bài chú mà được chư Thiên, chư Thần đi theo để bảo vệ. Cho nên phải tu tập chân thật, có công đức. Có công đức thì chư Thiên, chư Thần kính nể ở cái đức của mình. Gọi là: “Đức trọng quỷ thần kinh”.

Một người muốn được chư Thiên hộ trì, bảo hộ cần phải chân thật tu hành, thực hành lời Phật dạy thì mới lợi ích tốt đẹp.

Nếu thực hành được tâm từ bi, giữ tâm thanh tịnh, chú tâm trì chú đại bi sẽ rất có lợi ích cho kẻ còn và người mất
Nếu thực hành được tâm từ bi, giữ tâm thanh tịnh, chú tâm trì chú đại bi sẽ rất có lợi ích cho kẻ còn và người mất


Trì chú Đại Bi để làm lợi ích cho người mất có đúng không?
Tụng chú Đại Bi phải nhập vào tâm từ bi, phải tu tâm từ bi thì tụng mới được. Người tụng chú phải luôn lấy tâm từ bi làm gốc. Nếu thực hành được tâm từ bi, giữ tâm thanh tịnh, chú tâm để trì chú thì sẽ rất có lợi ích. Chúng ta trì chú Đại Bi cho vong linh họ cũng không hiểu. Bây giờ, chúng ta thử trì chú cho huynh đệ xem có chuyển biến không? Trì chú phải là người thể nhập được vào tâm đại bi thì trì chú mới có công hiệu. Nếu tâm mình còn đầy rẫy tham, sân, si ác tâm, ác hại trì chú thì không ăn thua.

Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy để làm lợi ích cho kẻ còn người mất chúng ta nên tụng kinh, lễ Phật, “niệm Phật” làm các việc phước báu, bố thí, cúng dường, phóng sinh hồi hướng cho người mất thì họ sẽ được hưởng phước báu. Bảy phần thì người mất được một, sáu phần người sống được hưởng. Để mang lại lợi ích cho gia tiên, tiền tổ của mình, chúng ta trước hết phải chăm chỉ đọc kinh sách của Phật từ đó, tư duy, tu tập, thực hành. Sau đó, hồi hướng công đức, phước báu thực hành Pháp đến cho gia tiên, tiền tổ. Hơn thế nữa, chúng ta có thể khấn thỉnh gia tiên bình thường trong những ngày cúng, lễ, mở băng giảng Pháp của các Thầy, ai có duyên được nghe Phật Pháp cũng sẽ được lợi ích.

------------------

Sự linh ứng kỳ diệu của thần chú Đại bi
Sự linh nghiệm, hiển linh của Thần Chú Đại Bi từ lâu đã được dân gian Việt Nam nói riêng, dân chúng khắp nơi trên toàn cõi phương Đông nói chung hiểu là “Thần Chú của Phật Pháp”. Chú Đại Bi cứu khổ cứu nạn con người không bị ma quỷ, kẻ ác hãm hại; bảo vệ con người trước mọi khó khăn.

Theo kinh sách Phật giáo, Thần chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội. 

Ngài cho biết lý do ra đời của Thần chú là vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đã nói ra Thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai. 

Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, Thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo
Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, Thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo
Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của Thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra nghìn mắt nghìn tay”. 

Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sinh. 

Nghìn tay, nghìn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực từ bi và trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Nghìn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và nghìn tay để cứu vớt, nâng đỡ.  

Theo kinh sách Phật giáo, Thần chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội.
Theo kinh sách Phật giáo, Thần chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội.
Thần chú Đại Bi sau đó đã được một Thiền sư Ấn Độ du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, Thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như : Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam…

Uy lực lớn lao của Thần Chú đã được chính Đức Thế Tôn giảng rõ trong Kinh Đại Bi Tâm Đà-Ra-Ni rằng, bất cứ một ai khi trì tụng Thần Chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi trong cõi dục giới này, con người đâu có mong cầu điều gì hơn ngoài an lạc, hạnh phúc và sống lâu. 


Một công năng khác của Thần chú là cứu khổ. Giáo lý của nhà Phật cho biết rằng tất cả mọi việc trên cõi đời này không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tất cả những đau thương bất hạnh mà ta phải gánh chịu trong kiếp sống hiện tại: gông cùm, tù tội, bệnh hoạn, nghèo hèn,… là kết quả của những ác nghiệp mà ta đã gây nên từ bao kiếp trước hoặc trong kiếp này, nay đến lúc ta phải trả. Sở dĩ Thần chú Đại Bi có khả năng đưa con người vượt qua khỏi cơn khổ nạn vì công năng siêu tuyệt của nó là phá ác nghiệp chướng. 

Đối với những người không theo Phật giáo, câu chuyện linh nghiệm của Thần chú Đại Bi trên đây có thể mang màu sắc huyền bí, khó tin. Nhưng xin biết rằng, ý nghĩa sâu xa hơn tất cả đó là Thần Chú Đại Bi mang đến cho người trì tụng tâm an lành, nhắc nhớ luôn sống vì mọi người, không ngừng gieo thiện lương… Đó cũng chính là đích đến của mỗi người ở cuộc đời này.

---------------------

Nên niệm Chú Đại Bi như thế nào cho đúng?
Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú. Bởi vì ai tin và thành tâm hành trì thần chú này thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm.

Vấn: Kính Bạch Sư. Con có nhiều điều chưa hiểu về chú Đại Bi. Xin Sư hoan hỉ khai tâm giúp con:

- Chú Đại Bi do mẹ Quan Thế Âm nói ra để cứu độ chúng sanh, nhưng vì sao sau khi trì chú Đại Bi xong thì lại niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật?” mà không niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”?

- Hằng đêm, con thường trì chú Đại Bi, niệm Phật… trước bàn thờ mẹ Quan Thế Âm. Trong nhà con có con cái đang học bài. Nếu con trì chú ra tiếng thì sợ ảnh hưởng đến các con đang học. Hoặc những lúc đi xe, con muốn trì chú. Vậy thay vì trì chú ra tiếng thì con có thể trì thầm trong tâm được không?

- Con của con có hỏi: “Mẹ ơi, trước khi con học bài, con đọc chú Đại Bi xin mẹ Quan Âm gia hộ cho con học giỏi có được không mẹ ?”. Con không dám trả lời vì sợ nói sai. Vậy con sẽ trả lời với cháu thế nào thưa Thầy?

Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú.
Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú.
 
 
Đáp: Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú. Bởi vì ai tin và thành tâm hành trì thần chú này thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm. Thần chú nầy do Bồ tát Quán Thế Âm nói ra và được chư Phật ấn chứng mà gần nhất là đức Thích Ca Như Lai Từ Phụ của chúng ta nghe và đức Thích Ca cũng ấn chứng. Chú Đại Bi có nhiều tên khác nhau như:

Quảng đại Viên mãn, Vô ngại Đại bi, Cứu khổ Đà la ni, Diên thọ Đà la ni, Mãn nguyện Đà la ni, Diệt ác thú Đà la ni, Phá ác nghiệp chướng Đà la ni, Tối siêu thượng Đà la ni,..

Những danh hiệu trên đây, đức Phật đã trực tiếp hướng dẫn cho ngài A Nan và Đại chúng biết. Nguyên Thần chú nầy tên rất dài: “Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ tát Quảng đại Viên mãn Vô ngại Đại bi tâm Đà la ni thần chú”. Bài chú gồm có 84 câu.

Căn cứ vào sự ghi chép trong kinh điển (kinh Đại bi tâm Đà La Ni, bản dịch Thích Thiền Tâm), lúc ấy Bồ tát Quán Thế Âm sau khi nghe đức Phật hướng dẫn, Ngài liền phát nguyện trì tụng liên tục bài chú và ngài phát đại nguyện: Cầu cho kiếp sau phổ độ hết thảy chúng sanh đều được an lạc và mong cho Ngài có được ngàn cánh tay, ngàn con mắt để cứu vớt muôn loài.

Tụng hết bài thần chú Đại Bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.
Tụng hết bài thần chú Đại Bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.
Sau khi phát nguyện xong, phút chốc, toàn thân ngài đã đầy đủ cả ngàn tay, ngàn mắt; tất cả mười phương đều chấn động và mưa hoa cúng dường. Chư Phật cũng phóng hào quang rực rỡ, soi khắp đó đây. Từ đó, Thần chú này mới có nhiều danh hiệu như vậy.

Đức Phật bảo ngài An Nan rằng: Kết quả có được của Bồ tát Quán Thế Âm là do sự phát đại thệ nguyện vì chúng sanh.

Những ai phát nguyện nhất tâm trì tụng thì sẽ được tiêu trừ tội chướng trong đời này và kiếp vị lai. Trong giây phút lâm chung, nếu mình tự niệm hoặc được thiện tín thành tâm hộ niệm thì sẽ được vãng sanh hoặc đến quốc độ mà mình muốn đến. Có đức Phật A Di Đà và chư vị Bồ tát thùy từ tiếp dẫn.

Tụng hết bài thần chú Đại Bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.

Thường thì trước khi đến bàn Phật phát nguyện tụng thần chú Đại bi, người Phật tử đọc bài:

Kính lạy Quan Âm chú đại bi

Sức nguyện rộng sâu thân tướng đẹp

Ngàn mắt quang minh khắp chiếu soi
 
Ngàn tay trang nghiêm khắp nâng đỡ

Nơi tâm vô vi khởi lòng bi

Trong thể chân thật tuyên lời mật

Hay cho đầy đủ những mong cầu

Hay khiến dứt trừ nhiều tội nghiệp

Thiên long các thánh đều từ hộ

Muôn ngàn tam muội đã huân tu

Thân thọ trì là quang minh tràng

Tâm thọ trì là thần thông tạng

Rữa sạch trần lao khơi bể nguyện

Mở môn phương tiện đến bồ đề

Nay con khen ngợi thệ quy y

Nguyện chổ mong cầu được thành tựu

Nam mô Hiển Thánh Viên Thông Tầm Thinh Cứu Khổ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)

Tiếp theo tụng thần chú Đại bi – Khi dứt bài thần chú Đại bi, thì niệm:

Tụng hết bài thần chú Đại Bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.
Tụng hết bài thần chú Đại Bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.
Nam mô Hiển Thánh Viên Thông Tầm Thinh Cứu Khổ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần, tiếp tụng bài kinh Bát nhã, niệm Phật, hồi hướng, tự quy y, lui ra khỏi bàn Phật) – Hết.

Thường thì thần chú Đại bi được các Phật tử cư gia đến trước bàn thờ Phật tụng từ 3 biến đến 21 biến – tụng lớn tiếng (cao thinh trì), không có chuông mõ cũng được – nếu không có điều kiện thì niệm nhép miệng (kim cang trì), hay niệm thầm (niệm bằng tâm ý gọi là mặc trì), chủ yếu làm sao giữ thân trang nghiêm, khẩu đọc chú, ý không tán loạn để trì tụng thần chú sẽ đạt đến chánh niệm.

Niệm chú là niệm chú, đi xe là đi xe, đó là 2 công việc – vừa niệm chú vừa đi xe là tạp niệm – không có lợi trong việc trì tụng thần chú đại bi. Tốt hơn hết là lái xe thì cứ giữ niệm lái xe tức là chánh niệm – tụng chú thì giữ niệm tụng chú đó là chánh niệm… như thế mới gọi là niệm chú Đại bi.

cNgoài giờ trì niệm, đến giờ học thì để cho các cháu học, dạy cho các cháu làm việc theo thời dụng biểu gia đình. Mỗi lần làm một việc, không nên cho cháu làm một lúc hai việc sẽ bị phân tâm, cháu sẽ bị rối mù lên và tâm loạn động, không còn thông minh nữa!

HT Thích Giác Quang

-------------------

Những câu thần chú Phật Giáo phổ biến
Thần chú mang lại cho chúng ta sự bình tĩnh, tự tại, thăng bằng và thoải mái khi gặp khó khăn. Khi trì tụng thần chú, chúng ta nên giữ cảm giác tích cực, hoan hỷ và cống hiến, hồi hướng công đức ấy cho tất cả chúng sinh được giác ngộ và an lạc, như là một hành động từ bi cao cả.


Cách đây hơn 2.500 năm, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra ở Ấn Độ, thời đó ngôn ngữ được dùng là tiếng Sanskrit (tiếng Phạn). Vì vậy thần chú mà chúng ta trì tụng hầu hết đều là tiếng Sanskrit, chỉ 1 số ít được trì bằng ngôn ngữ Tây Tạng [Tibetan]. Khi trì chú, chúng ta nên để cho tâm được tập trung nhưng vẫn giữ trạng thái thật thư giãn, thả lỏng và không nghĩ tới bất cứ điều gì khác. Chỉ cần tập trung tâm cho việc trì tụng thần chú. Nên nhớ rằng, dù tu tập theo phương pháp gì đi nữa thì điều quan trọng nhất luôn được đề cập và nhấn mạnh trong Phật giáo vẫn là nên làm những điều thiện và luôn tránh xa điều ác!

Dưới đây là 1 số câu thần chú Phật giáo phổ biến:

1. Lục Tự Đại Minh chú của Quán Thế Âm Bồ Tát:

Đọc là: Ôm Ma-ni Pê-mê Hung.

Thần chú Sáu Âm này là tinh tuý của tâm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cao quý, người luôn dõi theo chúng sinh trong sáu cõi với lòng từ bi. Vì thế, tụng chú này sẽ giải thoát các chúng sinh khỏi luân hồi.

2. Thần chú của Đức Tara Xanh:

Đọc là : Ôm Ta-rê Tu-ta-rê Tu-rê Soha

Tụng thần chú của Tara Xanh sẽ giúp vượt qua nỗi sợ hãi và giận dữ, bảo vệ chúng ta khỏi những chướng ngại cũng như tăng trưởng những ước nguyện một cách nhanh chóng.

3. Thần chú của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát:

Đọc là: Ôm A Ra-pa Sa Na Đi

Niệm Thần chú này tăng thêm trí tuệ, khả năng biện luận, nhớ, viết…

Khi niệm, âm “Dhih” của câu chú cần được nhấn mạnh.

4. Câu tâm Chú Chuẩn Đề:

Đọc là: Ôm Ca-lê Cu-lê Cun-đi Soha

[Hay bản dịch tiếng Hán là: Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta-bà-ha].

Từ xưa người ta đã quen vẽ 9 chữ thần chú Chuẩn Đề thành 1 vòng tròn để thờ trong nhà và hàng ngày trì tụng để mang lại những kết quả tốt đẹp, linh nghiệm trong cuộc sống. Câu chuyện ”Liễu Phàm Tứ Huấn” có nói về người trì chú Chuẩn Đề và tới ngày ứng nghiệm ra sao.


5. Câu Tâm Chú Lăng Nghiêm: 

Để hàng phục ma quỷ như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật đã nói.

Đọc là: Ôm A-na-lê Vi-sa-đê Vi-ra Vaj-ra Đa-rê Ban-đa Ban-đa-ni Vaj-ra Pa-ni Phát Hum Trum phát Soha

6. Thần chú của Phật Di Đà: 

Đọc là: Ôm A-mi Đê-goa Ri

7. Thần chú của Phật Thích Ca:

Thần chú này nhằm tiêu diệt tội chướng, nhanh chóng giải thoát.

“Hrih” đại diện cho những phẩm chất của Đức Phật Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc, chủ yếu là thiền định và lòng từ bi.

8. Thần chú Địa Tạng Bồ Tát:

Đọc là: Om Pra Ma-ni Đa-ni SohaThần chú Địa Tạng làm tiêu hết các nghiệp chướng đang mang.

9. Thần chú Bát Nhã Tâm Kinh:

Đọc là: Ga-tê Ga-tê Pa-ra-ga-tê Pa-ra sam-ga-tê Bo-đi Soha.

Thần chú trí tuệ chiếu phá vô minh, trừ dứt phiền não. Cũng nhờ trí tuệ ấy mà chứng được Vô Thượng Niết Bàn. Lại cũng nhờ trí tuệ ấy mà chứng được Vô Thượng Bồ Đề.

Phật giáo là một sự kết hợp thông thái, hài hòa giữa triết học và tôn giáo. Triết lý và giáo lý của Phật giáo rất sâu sắc, vi diệu, là chân lý tột đỉnh để giúp chúng ta ứng xử, đối phó phù hợp với cuộc sống hàng ngày đầy thử thách. Đạo Phật có 8 vạn 4 ngàn pháp môn. Vì vậy Đạo Phật có rất nhiều tông phái, và tất cả các tông phái này đều hướng con người đến giác ngộ và giải thoát.

-------------------

Ý nghĩa và lợi ích tụng niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Lợi ích khi niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là không thể bàn cãi, rất mạnh mẽ, nó giúp chúng ta hiểu rõ về sự hiểu biết và ảo tưởng của chúng ta, để nâng cao kỹ năng học tập, tranh luận, viết lách, trí nhớ và trí tuệ.

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri mantra) là một trong những thần chú quan trọng trong đạo Phật Đại Thừa, thần chú đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt. Điều này tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.

Ý nghĩa thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi – Om A Ra Pa Ca Na Dhih

Đây là thần chú của sự khôn ngoan, trí tuệ hoàn hảo, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt trên tất cả các ảo tưởng của vô minh, giúp chúng ta nhìn thấy thế giới này rõ ràng nhất và chân thật nhất.

Om: Hoặc Aum là một âm tiết thường thấy trong các thần chú Phật giáo, một âm tiết thiêng liêng và huyền bí bắt nguồn từ Ấn Độ giáo nhưng hiện nay phổ biến trong cả Phật giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh, đạo Jain và truyền thống Tây Tạng Bön. Được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, ý nghĩa từ Om là “Tâm trí tôi cởi mở với những chân lý tiếp theo.”
Ah: Thể hiện sự hiểu biết trực tiếp về bản chất của sự vật và hiện tượng.

Ra: Thể hiện sự hiểu biết về sự trống rỗng từ quan điểm của các tổ sư đạo Phật Nguyên Thuỷ. Những giáo lý sâu xa về sự trống rỗng của Phật giáo Nguyên Thuỷ là thích hợp cho những học viên có vấn đề về sự hiểu biết “trống rỗng” trong bản chất cuối cùng của nó.

Pa: Đại diện cho thiền định. Có 2 loại thiền cơ bản: Thiền không khái niệm (không suy nghĩ) và khái niệm (tư duy). Điều này dẫn đến lý tưởng rằng, tất cả các Pháp đều đã được “giải thích theo nghĩa tối cao.”
 
Tsa: Thể hiện tầm quan trọng của Niết bàn và Luân hồi. Bản chất chính xác của cả luân hồi và niết bàn là tánh không. Nhưng nếu chúng ta không hiểu chính xác bản chất của luân hồi, nó sẽ biểu lộ cho chúng ta dưới 3 dạng khổ đau. Điều này có nghĩa là sự phát sinh và chấm dứt của sự vật hiện tượng không thể được hiểu hoàn toàn, bởi vì trên thực tế, không có sự xuất hiện và chấm dứt.

Na: Thể hiện nghiệp (hành động). Tóm lại, tất cả những đau khổ mà chúng ta trải nghiệm là kết quả của các hành động không đạo đức trong quá khứ (nghiệp xấu) và tất cả những kết quả hạnh phúc của chúng ta từ những hành động đạo đức trước đây của chúng ta. Có 2 loại nghiệp căn bản: nghiệp tập thể và nghiệp cá nhân. Chúng ta cần phải hiểu rằng, với mỗi hành động của lời nói, thân thể và tâm trí của chúng ta, chúng ta đang gieo những hạt giống cho những trải nghiệm tương lai của chúng ta.

Dhi: Điều này thường được giải thích là “sự hiểu biết” hoặc “sự phản chiếu”. Những tia sáng phát ra từ âm tiết này sẽ làm đầy cơ thể vật chất của bạn và thanh lọc tất cả nghiệp xấu, bệnh tật và chướng ngại.

Tóm lại, quan điểm đúng giúp chúng ta nhận ra đường đi chính xác. Thiền định là phương pháp thực hành tốt nhất, thông qua đó chúng ta sẽ phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về con đường giác ngộ, dẫn đến những thay đổi trong tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Hành động kết hợp với trí tuệ hoàn hảo mang lại cho chúng ta khả năng để giúp chúng sinh một cách hiệu quả nhất.

Lợi ích khi tụng niệm thần chú Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Lợi ích khi niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là không thể bàn cãi, rất mạnh mẽ, nó giúp chúng ta hiểu rõ về sự hiểu biết và ảo tưởng của chúng ta, để nâng cao kỹ năng học tập, tranh luận, viết lách, trí nhớ và trí tuệ.

Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, các hành giả nên tụng niệm thần chú này 100, 21, hoặc ít nhất là 7 lần một ngày. Trong lần lặp lại cuối cùng nên đọc thần chú to hơn, âm tiết cuối cùng là Dhi, nên được ngân dài.

Đây là một thực hành hàng ngày mà chúng ta nên làm ở nhà. Điều đầu tiên chúng ta nên làm sau khi thức dậy là rửa miệng, sau đó niệm lời cầu nguyện này cho Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi nhiều lần nhất có thể. Điều này cực kỳ có ích, thần chú sẽ giúp chúng ta gia tăng sự khôn ngoan để bắt đầu một ngày mới.

Một người thông minh chưa bao giờ học qua trường lớp nào cũng có thể hiểu được ý nghĩa trong những văn bản mà anh ta đọc qua, nhưng đó có thể là một sự hiểu biết hời hợt. Anh ấy chỉ hiểu được những gì trong cuốn sách ghi, chứ không phải là những ý nghĩa sâu sắc thực sự đằng sau nó. Cần một sự khôn ngoan rất đặc biệt cho điều này, giống như sức mạnh trí tuệ mà Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có được.

---------------------------

Thần chú Đức Phật Đại Nhật Như Lai
Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là một vị Phật có thân hình màu trắng và thường xuất hiện ở trung tâm Mandala của trường phái Chân ngôn.

Đại Nhật Như Lai là ai? Các bài giảng theo truyền thống Mật tông Chân ngôn được cho là do Đức Phật Đại Nhật Như Lai giảng dạy chứ không phải là Đức Phật Thích Ca lịch sử.

Trong trường phái Chân ngôn tông (Shingon), Ngài được coi là một nhân cách hóa của Pháp thân (Dharmakaya) và thường được gọi là Đức Phật Đại Nhật Như Lai (Mahāvairocana hay Dainichi Nyorai) – tên gọi này xuất phát từ Mahāvairocana Abhisaṃbodhi Tantra.

Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là một vị Phật có thân hình màu trắng và thường xuất hiện ở trung tâm Mandala của trường phái Chân ngôn
Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là một vị Phật có thân hình màu trắng và thường xuất hiện ở trung tâm Mandala của trường phái Chân ngôn
 
 
Hình tượng thường thấy của Ngài là ngồi thiền tọa trong tư thế kim cương trên tòa sen, sắc thân có màu trắng và đang thủ ấn (mudra) chuyển pháp luân có biểu tượng là bánh xe pháp. Xung quanh Ngài được trang trí bằng các trang sức tuyệt đẹp.

Ngoài ra, hình tượng khác trong mandala Garbhadhatu của Chân ngôn tông thì Đại Nhật Như Lai có màu vàng, có 4 mặt (tứ diện) và bắt ấn dhyana mudra với biểu tượng bánh xe pháp bằng vàng trong tay.

Hình tượng thường thấy của Ngài là ngồi thiền tọa trong tư thế kim cương trên tòa sen, sắc thân có màu trắng và đang thủ ấn (mudra) chuyển pháp luân có biểu tượng là bánh xe pháp. Xung quanh Ngài được trang trí bằng các trang sức tuyệt đẹp.Thần chú Đại Nhật Như LaiNhư thường lệ, mỗi vị Phật hay Bồ tát đều có rất nhiều thần chú để trì tụng. Tương tự như thế đối với thần chú của Đại Nhật Như Lai, người đầu tiên trong vũ trụ đạt giác ngộ hoàn toàn. Phải có một chúng sinh đầu tiên đạt được sự thức tỉnh hoàn hảo, và Đại Nhật Như Lai là tên mà hành giả Mật tông đặt cho người đã đạt được điều này.

Khi nhà hiền triết Phật giáo Long Thọ (Nagarjuna), người được coi là một vị Phật khác sau Phật Thích Ca Mâu Ni, lần đầu tiên phát triển trường phái bí truyền ở Ấn Độ, giáo lý của nó chủ yếu bao gồm các thần chú đặc biệt giúp hành giả nhanh chóng biến đổi cơ thể, hỗ trợ việc “kích hoạt” kundalini (năng lượng cơ bản được cho là chạy dọc theo cột sống) và thanh lọc thân-tâm.

Thần chú Đại Nhật Như Lai đặc biệt mạnh mẽ trong việc mang lại một sự biến đổi và thanh lọc 4 yếu tố vĩ đại của cơ thể vật lý, và biến đổi 4 yếu tố thành nền tảng vững chắc cho việc tu luyện.

Câu thần chú ngắn

Ohm Ahh Be Lah Hung Kha

hoặc

Oṃ vairocana hūṃ

A vi ra hūṃ kha

Âm tiết “Ahh” trong câu thần chú này đại diện và tác động lên yếu tố trái đất trong cơ thể con người

Âm tiết “Bee” đại diện và biến đổi yếu tố nước
 
Âm tiết “Lah” đại diện và biến đổi yếu tố lửa của cơ thể

Âm tiết “Hung” đại diện cho yếu tố gió

Và “Kha” âm tiết đại diện cho sự trống rỗng.

Khi thực hành thần chú này, bạn đang làm việc để biến đổi tất cả các yếu tố vĩ đại của cơ thể con người, bao gồm chi (prana – năng lượng của sự sống vốn ở khắp nơi trong vũ trụ), kinh tuyến năng lượng (nadi hoặc mai), điểm sáng, luân xa, kundalini hay lửa tam muội.

Trình tự tu luyện thông thường là biến đổi yếu tố gió của cơ thể vật lý, sau đó là yếu tố nước, sau đó là yếu tố lửa, và cuối cùng là yếu tố đất. Chuỗi tiến trình đòi hỏi hơn một thập kỷ để hoàn thành, nhưng các giai đoạn ban đầu được rút ngắn rất nhiều thông qua việc sử dụng câu thần chú này.

Trên thực tế, toàn bộ quá trình thanh lọc ngũ uẩn (skandhas) liên quan đến một sự biến đổi liên tục của các kênh chi (khí) trong việc làm sạch các tạp chất. Chi được liên kết với ý thức, vì vậy bạn phải loại bỏ tạp chất trong luồng khí lưu thông trong cơ thể để có thể tạo ra trạng thái tâm trí tĩnh lặng và sáng suốt.

Mật tông là một phương pháp bí truyền dùng để tăng tốc quá trình thanh lọc thân – tâm. Mật tông là gì? Đó là sử dụng các kỹ thuật tập trung về hình ảnh, hơi thở và thần chú trên các luân xa và kênh chi để khởi động quá trình này.

Câu thần chú dài

Ngoài ra, một câu thần chú khác liên quan đến Đại Nhật Như Lai được gọi là “Thần chú ánh sáng” hoặc trong tiếng Nhật gọi là “kōmyō shingon”.

Om Namo Bhagavate Sarvate Gate, Varsuddhani Rajaya, Ta Tha Ga Ta Ya Arahate Sam Yak Sam Buddhaya, Ta Dya Tha Om Sodhani Sodhani Sarva Papam, Vishodani Suddhe Visuddhe, Sarwa Karma Avarana Visudhani Ya Soha.

Khi tụng niệm thần chú Đại Nhật Như Lai hay các thần chú khác, bạn nên tìm cách chấm dứt các trạng thái tâm lý thông thường mà Mật tông gọi là “trói buộc tâm thức thứ sáu” để đi đến sự yên tĩnh và tĩnh lặng của định (samadhi).

Trong hầu hết các hình thức thực hành thần chú, bạn cố gắng thực hiện cuộc đối thoại nội tâm của tâm trí và buộc nó vào câu thần chú để bạn thoát khỏi tất cả những suy nghĩ linh tinh khác.

Khi bạn kết nối thành công ý thức thứ sáu với một đối tượng tập trung duy nhất, sau đó bạn có thể đi đến sự yên tĩnh tinh thần và suy ngẫm về những vấn đề bạn đang gặp phải dưới lăng kính của sự yên tĩnh đó.

Vì vậy, bằng cách tụng niệm thần chú Đại Nhật Như Lai và lắng nghe bên trong, bạn sử dụng trí tuệ sáng suốt không lời của bạn để quan sát trạng thái yên tĩnh mà bạn tạo ra, bạn có thể nhanh chóng nhận ra bản chất thật của cuộc sống này.

---------------------------

Thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh
Trong bộ Đại Bát Nhã mà ngài Pháp sư Huyền Trang chủ biên dịch ra chữ Hán thành 600 cuốn, chỉ có một thần chú, đó là thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh mà Phật tử Việt Nam ta lâu nay thường quen đọc là: Yết Đế Yết Đế Ba La Yết Đế Ba La Tăng Yết Đế Bồ Đề Tát Bà Ha.

Bản thân Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh là Đại thần chú :
- Điều nầy được chính câu văn trong Bát Nhã Tâm Kinh : “ Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật, không dối”

Như vậy bản thân Tâm Kinh có năng lực và diệu dụng rất lớn trong quá trình tu hành đến giác ngộ viên mãn của hành giả. 

Tâm kinh cần thiết cho mọi đối tượng tu hành. Ngay cả Phật đã thành mà vẫn còn tiếp tục sử dụng Bát Nhã Tâm Kinh, như thấy nói trong kinh Đại Bát Nhã :

“...Này Kiều Thi Ca, ta nay đã thành Phật mà còn tuân theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, ẩn náu và trụ vững nơi đây, hà huống những kẻ muốn cầu vô thượng Bồ đề mà không hết lòng quay về và nương tựa vào đó để tinh cần tu học. Tại sao vậy ? Vì nếu là người tu học theo hạnh Thanh Văn thì sẽ nhờ đó mà được quả A La Hán; nếu là người tu học theo hạnh Độc Giác thì sẽ nhờ đó mà được Bồ Đề Độc Giác; nều là người tu học theo hạnh Đại Thừa thì sẽ nhờ đó mà được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” (1).


Câu thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh :
- Nguyên văn tiếng Phạn là :

Gate Gate  Pāragate Pārasaṃgate Bodhi Svāhā

- Các nhà biên dịch ra tiếng Trung Quốc như Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang đã phiên âm câu chú nầy ra chữ Hán thành :

Nếu người Trung Quốc đọc câu phiên âm nầy thì nghe gần giống như âm của câu tiếng Phạn. Nhưng   người Việt chúng ta đọc theo âm Hán Việt thành :

Yết Đế Yết Đế Ba La Yết Đế Ba La Tăng Yết Đế Bồ Đề Tát Bà Ha 

Như vậy âm câu chú mà người Việt chúng ta đọc qua phiên âm ra chữ Hán thì có lệch so với âm của nguyên văn chữ Phạn.

- Nếu chúng ta phiên âm trực tiếp từ câu tiếng Phạn ra tiếng Việt thì câu chú được viết thành :

Ga-tê Ga-tê Paa-ra-ga-tê Paa-ra-xân-ga-tê Bô-đi Xoaa-haa   

(hai chữ a liên tiếp đọc thành a dài gấp đôi một chữ a, ngoài ra các chữ ê, ô cũng là âm dài).

Bấy giờ đọc câu phiên âm trực tiếp nầy thì âm đọc lên nghe gần giống âm tiếng Phạm.

Vậy xin đề nghị là người Việt Nam chúng ta nên phiên âm các câu thần chú từ tiếng Phạn qua tiếng Việt để đọc tụng thay vì đọc qua phiên âm ra chữ Hán của Trung quốc.

Ý nghĩa của thần chú bát nhã tâm kinh :
Căn cứ trên ý nghĩa của ngôn từ.

- gate : suy ra từ động từ “gam”, nghĩa là đi.

Quá khứ phân từ (past participle) là gata, nghĩa là “đã đi” theo thể chủ đông, hay là “đã được đi” theo thể thụ động.

Theo ngữ pháp tiếng Phạn, gate được suy ra từ gata bằng 3 cách :

Thứ nhất (2): giống cái của gata là gatā. Dạng hô cách (Vocative), số ít của gatā là gate. Giống cái ở đây là giống cái của từ prajñāpāramitā (Bát Nhã Ba La Mật Đa). Chúng ta biết trong Tâm Kinh đã có câu :  

“ Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba La Mật Đa được đạo quả vô thượng, chánh đẳng, chánh giác ”.

Như thế tất cả chư Phật nhờ nương theo Bát Nhát Ba La Mật Đa mà đạt quả Phật, cho nên Bát Nhã Ba La Mật Đa đã được nhân cách hóa và được tôn vinh là Mẹ của tất cả chư Phật. Mẹ thì đương nhiên thuộc giống cái. Thế thì hô cách (Vocative) ở đây cho biết câu thần chú nầy là lời của Bồ tát Quán Tự Tại (ngài đã thuyết Bát Nhã Tâm Kinh) bạch với Mẹ của tất cả chư Phật, tức với Bát Nhã Ba La Mật Đa hay Trí Tuệ Bát Nhã theo cách : “ Kính ngưỡng Trí Tuệ Bát Nhã, ngài đã đi, đã đi...”  hay thay “Trí tuệ Bát Nhã” là Mẹ của chư Phật bằng “Đức Bà”, thì :   “ Ô đức Bà ! ngài đã đi qua, đã đi qua. ..”.  

maxresdefault
- Pāragate : pāra là danh từ giống đực, có nghĩa là  sự mang qua; sự băng qua; khi giống trung, có nghĩa là bờ bên kia, sự đạt đến mức xa nhất. Cho nên pāragate là đã đi qua bờ bên kia.

- Pārasaṃgate : tiền tố “saṃ” trước động từ có nghĩa là cùng nhau hay hoàn toàn, trọn vẹn. Như thế pārasaṃgate là đã đi hoàn toàn qua bờ bên kia.

- Bodhi : danh từ giống cái, có nghĩa là sự giác ngộ. Lưu ý là trong câu chú, bodhi là ở dạng thân (stem form), không theo cách nào trong 8 cách sử dụng danh từ, nghĩa là Bodhi đứng độc lập với các từ khác. Phải chăng, sự độc lập nầy hàm ý “sự giác ngộ” là hạt giống thần diệu giúp thoát khỏi sự ràng buộc của sự tái sinh ?(3) 

- svāhā (ind) là tán thán từ, nguyên là từ dùng trong lễ hiến tế lên thần linh trong nghi thức tôn giáo ở Ấn độ, có nghĩa như Ôi! Cầu xin được phước lành! Ở đây, có thể hiểu như tiếng reo mừng, tán thán, ngưỡng mộ,.. một sự kiện mong muốn :

bodhi svāhā   = “Giác ngộ, Ôi ! Xin chào!” hay “Giác ngộ, Ôi ! phước lành thay !” hay “ Giác ngộ, A ! Là như vậy đó!” hay “Giác ngộ, Ôi ! Tuyệt vời”

Như thế câu thần chú nầy có thể hiểu như là :

“Kính ngưỡng Trí Tuệ Bát Nhã, ngài đã đi, đã đi, đã đi qua bờ bên kia, đã đi hoàn toàn qua bờ bên kia, Giác ngộ, Là vậy đó!".

Đó là lời tán thán công đức vô lượng của Quán Tự Tại Bồ Bát đối với Trí Tuệ Bát Nhã. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (The Dalai Lama) cho rằng bodhi sāhā có thể được đọc hiểu như “ hãy được cắm rễ vào trong đất giác ngộ” (be rooted in the ground of enlightenment). Nói cách khác “ hãy an trú trong miền giác ngộ”. Và theo ngài thì câu thần chú được đọc hiểu là: “Hảy đi, hãy đi, hãy đi qua bên kia, hãy đi hoàn toàn qua bên kia, hãy an trú trong miền giác ngộ “ (4) .

Chúng tôi xin đề nghị thêm một cách hiểu về “đã qua” theo tinh thân của Kinh Kim Cương như sau :     

“Bát Nhã Ba La Mật Đa đã qua” nghĩa là tất cả chư Phật, chư Bồ tát, và tất cả hành giả nương theo Bát Nhã Ba La Mật Đa đều đã qua. Qua có nghĩa là từ điên đảo mộng tưởng chuyển qua thấy đúng như thật, từ sợ hải chuyển qua hết sợ, từ khổ đau chuyển qua an lạc, từ vô minh chuyển qua minh, từ mê chuyển qua ngộ,...

“Đã đi qua bờ bên kia” có nghĩa là đã ra khỏi ý niệm đối đãi nhị nguyên “đây/kia, tốt /xấu, đúng/sai,...”, chuyển từ vòng sinh tử luân hồi qua giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, đạt tới cảnh giới Niết bàn.

“Đã đi  hoàn toàn qua bờ bên kia “ có nghĩa là tất cả mọi chướng ngại của người tu đã không còn và tất cả mọi hành giả chân chính, tinh cần thực hành theo Bát Nhã Ba La Mật Đa đến đủ duyên thì đều đã qua bờ giác ngộ.

Mặt khác, tập hợp lời dạy của đức Phật về Bát Nhã Ba La Mật Đa là rất to lớn, gồm thành bô Kinh Đại Bát Nhã mà ngài Huyền Trang đã chủ biên dịch thành 600 quyển. Bộ Kinh Đại Bát Nhã gồm 40 bài kinh, trong đó kinh dài khoảng 100.000 câu tụng (śloka), 25.000, 18.000, 10.000, 8000.v.v... Nhưng tất cả cốt lõi, tinh yếu của toàn bô Kinh Đại Bát Nhã được gói gọn trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh ( gồm 14 śloka cho kinh ngắn, 25 śloka cho kinh dài). Tất cả những gì nói trong Tâm Kinh thì thật sự được bao hàm trong câu thần chú nầy. Mà Tâm Kinh là lời dạy cách thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa, cho nên câu thần chù nầy chính là một cách thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Thật vậy, câu thần chú nầy mô tả quá trình tu, hay mô tả cuộc hành trình mà người tu đang thực hiện. Đó là người tu đang trên cuộc hành trình là đang đi qua, đang đi qua, đang đi qua bên kia, đang cùng nhau đi hết qua bên kia. Nghĩa là người tu, dù đang ở mức nào cũng có thể tiến tu tới mức kế tiếp. Nói cách khác, người tu không đứng lại ở đâu cả, không trụ vào đâu cả, không bám víu vào cái gì cả. Đó cũng chính là tinh thần vô trụ trong kinh Kim Cương.
Cho nên chúng tôi đề nghị câu thần chú nầy cũng có thể được dịch theo tinh thần kinh Kim Cương như sau : “ Vô trụ, Vô trụ, Vô trụ hơn nữa, Vô trụ triệt để. Giác ngộ, Là vậy đó!”

hay: “Không bám víu, không bám víu, không bám víu nữa, không bám víu vào đâu hết. Giác ngộ, Là vậy đó”   

Thứ hai : gate là vị trí cách (locative), giông đực hay trung, số ít của gata. Giống đực hay trung chỉ người tu thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa. Theo vị trí cách, gate có thể hiểu là “đã đi qua nơi đó”. Tuy nhiên, nếu cần phải rạch ròi theo từng giống thì : Khi gate là một Locative giống đực thì có thể dịch gate thành : “ Trong người mà đã qua thì...”. Khi gate là Locative số ít giống trung thì gate có thể dịch thành : “do nơi mà đã qua thì...”.  Nói chung câu thần chú có thể được hiểu là :

“Đã đi qua nơi đó, Đã đi qua nơi đó, Đã đi qua bờ bên kia, Đã đi hoàn toàn qua bờ bên kia, Giác ngộ, Ôi, tuyệt vời !”     

Đây là lời hân hoan, tán thán hành giả đã trải qua các chặng đường tu chứng để đạt giác ngộ.

-----------------------

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Chú Lăng Nghiêm tuy dài và khó nhất, nhưng tụng thì nghe hay nhất. Đa số hầu hết các Chùa đều tụng khoá lễ sáng không thể nào thiếu Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi và thập Chú, rồi Bát Nhã, niệm Phật, hồi hướng…

Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài.
Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài.
Chú Lăng Nghiêm chia làm năm bộ: Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. Năm bộ Kinh này thuộc về năm phương :

1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Đông, Đức Phật A Súc là chủ.

2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ.

3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.

4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Phật A Di Đà là chủ.

5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Phật Thành Tựu là chủ.

Được học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được. Cho nên chúng ta có nhân duyên thù thắng mới được trì tụng và hiểu nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm.
 
Được học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được.
Được học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được.
Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài. Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương. Bản Hán văn chỉ có đệ Nhất và đệ Nhị, còn ba đệ cuối thì không có. Chú Lăng Nghiêm có tầm quan trọng lớn, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh.

Điều quan trọng là hành trì đều đặng mỗi ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, tụng ra tiếng, hoặc tụng thầm, công đức đều được tăng trưởng. Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả.

Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nhờ đại định Chú Lăng Nghiêm mà thành tựu. Người tu hành không thể nào thiếu đại định Lăng Nghiêm.

Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật.
Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật.
Ngài A Nan là đa văn bậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh không sót một chữ, mà lúc gặp nạn, nếu không nhờ đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng thần Chú Lăng Nghiêm đến cứu, thì Ngài A Nan đã mất giới thể, mà mất giới thể thì không thể thành tựu đạo Nghiệp!

Trên đường tu gặp rất nhiều chướng ngại, thử thách. Nếu không nhờ sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, thì rất khó thành tựu đạo nghiệp. Những bậc cao Tăng, Tổ sư, thời nào cũng thế, đều nhờ tu hành giới đức trang nghiêm, phước huệ song tu, tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp, được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, mới vượt qua chướng ngại thử thách, cuối cùng giác ngộ chứng quả.

Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật. Chỉ cần chúng ta cố gắng trì tụng mỗi ngày, thì công đức không nhỏ, đồng thời cũng là góp phần vào bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc tất cả chúng sinh.

------------------

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552