Tổng Hợp Những Bài Văn Khấn Cổ Truyền Tại Các Chùa , Đình Lớn Nhất Việt Nam Phần 2

  05/02/2021

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Khi Nào Nên Đeo Trang Sức Hình Phật Bản Mệnh

Đeo Phật Bản Mệnh Có Tác Dụng Gì?
Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của đức Phật Bản Mệnh tương ứng với 12 con giáp sẽ được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu.
Với những người lớn tuổi, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh bên mình để được ngài nhắc nhở việc Thành Tâm Niệm Phật, đồng thời nhờ ngài mà giữ được: Thân, Nghiệp, Ý và Sự Bình Yên trong lòng.


Với những bạn trẻ, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh giúp hóa dữ thành lành, công danh và tiền tài ngày càng phát triển. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn, giữ mọi mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.


Với những người thường xuyên làm việc ở những nơi nặng khí âm như nhà xác, nghĩa trang… ngài sẽ che chở đề không bị tà khí xâm nhập, tránh xa ma quỷ.
Phật dạy: Rời xa kiến chấp, an lạc niết bàn, hàng phục ma chướng, chứng đắc trí tuệ sáng suốt, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, vượt khỏi giả danh, không còn chỗ thọ của bản ngã, không bị ràng buộc các pháp ác của tà ma ngoại đạo. Đó là chỗ nhận biết của người trí tuệ và là chỗ cư trú các bậc thánh, các bồ tát, các bậc giác ngộ. Chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh, mang theo Phật Bản Mệnh bên mình thì công đức vô lượng, tăng cường phong thủy. Không chỉ mang tới cho mình may mắn, phúc lành mà còn kết thiện duyên. Và quan trọng hơn cả là mang Phật bên người thì hãy có Phật trong tâm, tránh ác hành thiện là loại phong thủy tốt nhất.

-----------------

Bài Văn Khấn Đền Thờ Bắc Lệ .


Đền thờ bắc lệ thờ ai .Đây là đền thờ Mẫu điển hình ở nước ta.

Đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và thờ các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ, cũng là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi. Bà là người trông coi, cung cấp và ban phát nguồn của cải núi rừng cho con người. Ngoài ra, được suy tôn trong đền còn có Chầu Bé – một nhân vật có thật người vùng Bắc Lệ, đây chính là các cô, các cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Tuy nhiên, ở đây có nét riêng là coi trọng việc thờ các vị thần gắn liền với địa phương nên đền Bắc Lệ gần gũi với tín ngưỡng dân gian, thân thiện với người dân bản địa.

Công Đồng là nơi thờ chính của hội đồng nhà Thánh, còn những nơi thờ khác là quê của các ngài và nơi các ngài mất, chứ không phải nơi đây chỉ thờ riêng Chầu Bé

Đi đền bắc lệ để cầu gì ?
Nếu còn độc thân hay muốn cầu hạnh phúc gia đình, bạn hãy tìm đến đền Bắc Lệ. Dân gian vùng quê nơi đây luôn tin tưởng đây là ngôi đền cầu tình duyên thiêng nhất tại xứ Lạng cũng như trên đất nước Việt Nam. Nhiều người lận đận tình duyên thường về đây để cầu khấn.

Người đi lễ không chỉ để thắp hương, dâng sớ, cầu lộc, cầu tài, bình an, cầu công thành danh toại mà còn để ngắm cảnh miền sơn cước, nghe chầu văn.
 
Nơi đây còn có hội đền Bắc Lệ được tổ chức trong vòng 3 ngày từ 18 đến 20/9 âm lịch hàng năm. Lễ hội đền Bắc Lệ bao gồm các phần lễ chính: lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước… Không khí của buổi lễ hòa trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng với những điệu nhạc và những trang phục rực rỡ sắc màu của điệu múa sanh tiền, người dân ở đây tin rằng điệu múa sẽ đem lại may mắn và bình an.

 Sắm lễ đi đền bắc lệ .
Cũng như các ngôi đền khác trên khắp Việt Nam, khi đi lễ đền Công đồng Bắc Lệ chúng ta cũng nên cố gắng sắm đủ lễ chay và lễ mặn. Ngoài ra, nếu có điều kiện chúng ta nên sắm đầy đủ cỗ mặn sơn trang & lễ ban thờ cô, thờ cậu. 

Lễ chay:

Gồm hương hoa trà quả... dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu tại nơi thờ tự có ban này).
Lễ chay cũng được dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
Trong trường hợp này người ta thường sắm thêm 1 số hàng mã để dâng cúng như: tiền, vàng, nón, hia, hài... (Đặc biệt lưu ý: lễ Phật thì không dùng lễ mặn, vàng mã. Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.)
Lễ mặn:

Gồm thịt gà, lợn, giò, chả... được làm cẩn thận, nấu chín.
Nếu có lễ này thì đặt tại bàn thờ Ngũ vị Quan lớn, tức là ban Công đồng.
Lễ đồ sống:

Gồm có trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (1 miếng thịt lợn khoảng vài lạng).
Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công đồng Tứ Phủ.
Theo lệ thì 5 quả trứng vịt sống đặt trong 1 đĩa muối gạo; hai quả trứng gà sống đặt trong 2 cốc nhỏ, 1 miếng thịt mồi được khía thành năm phần (không đứt rời), không nấu chín (để sống).
Kèm theo lễ vật này cũng có thêm tiền, vàng mã.
Cỗ mặn sơn trang:

Gồm những đồ như cua ốc, bún ớt, chanh quả...
Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi, chè thì càng tốt (những đồ này sắm theo con số 15, mỗi loại 15 cái, tương ứng 15 vị được thờ tại ban Sơn Trang)
Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu:

Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo... (tức là nhữngđồ hàng mã), gương lược... và những đồ vật tượng trưng những đồ chơi người ta hay làm cho trẻ nhỏ (cành hoa, con chim, chiếc kèn, cái trống...)
.....................
Tóm lại lễ vật không cần câu nệ, không bắt buộc. Nhưng đã sắm là phải sắm đúng, sắm đủ, tránh sắm sai đặt sai là hỏng bét.

Bắc Lệ ngự ở trên ngàn .
Uy danh Chầu Bé muôn vàn tối linh.
Nơi nơi Mường Mán Nùng Kinh.
Chầu về gia hộ phồn vinh nước nhà.

Chầu về cứu nước, vua ta.
Sắc phong “Lê Mại”, nước nhà bình an.
Sau khi đánh đuổi giặc tan.
Chầu dạy dân chúng lên ngàn làm ăn.
Chầu dạy bắt cá, đi săn.
Dạy dân trồng trọt, dạy văn ban lời.
Chầu hay mách bảo người đời.
Việc lành việc dữ nơi nơi thế nào.

Gia sự đất cát làm sao.
Muôn dân êm ấm biết bao vui mừng.
Ai ơi chớ có lừng chừng.
Vấn an Chầu Bé thịnh hưng gia đình.

Rồi sau đất nước phồn vinh.
Bách gia hạnh phúc, nước mình hưng long.

Đọc ngay: Tôi bị nhà Thánh bắt ra Hầu đồng.

Cách Đi Lễ Đền Bắc Lệ .
Từ dưới chân đồi đi lên, chúng ta đi qua cổng Tam Quan uy nghi, tráng lệ chúng ta sẽ bước vào không gian đền. Bên trái đền là miếu Chầu Bé Bắc Lệ. Trước kia, miếu thờ Chầu Bắc Lệ ở một khoảnh đất bằng phẳng sát bờ suối Bắc Lệ, nay mới chuyển lên đây. Trong miếu có tượng Chầu Bé và tượng Cô Bé Bắc Lệ và tượng Cậu Bé Bắc Lệ. Đây là hai cô cậu hầu cận của Chầu Bé.

Bất kỳ ai muốn lên chiêm bái, cầu đảo Mẫu Thượng Ngàn nơi đâu đều phải thắp hương ở miếu Chầu Bé để xin Chầu có lời tâu đối lên Cửa Mẫu cùng chư thánh tại đền.
Sau khi thắp hương ở miếu Chầu Bé, ta đi thêm khoảng chục bậc thang nữa là lên đến đền chính. Đền chính được xây theo kiểu chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung, đền mới được xây mới lại nhưng vẫn giữ được nét uy nghi và phong cách kiến trúc cũ. 

Trên mái đền Bắc Lệ ở Lạng Sơn chính có đắp “Long triều lưỡng nghi”. Lưỡng nghi tượng trưng cho trời và đất, âm và dương, âm dương hài hòa sẽ sinh vạn vật. Nhà bái đường gồm 5 gian. 3 gian ngoài thờ Ngũ Vị Tôn Quan. Phía trên cung thờ Ngũ Vị tôn Quan là bức hoành phi đề: “Hưng Tiên Hiền Từ”. Hai bên thờ đôi câu đối:

Ở Đền Mẫu Công Đồng Bắc lệ có cung đệ nhị thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tượng Ngọc Hoàng đặt trang trọng ở chính giữa, hai bên có tượng quan Nam Tào – Bắc Đẩu đứng hầu. Phía trước ban thờ Ngọc Hoàng là Ban Tứ Phủ Thánh Hoàng với tượng Thánh Hoàng Bảy, Thánh Hoàng Mười.

 

 Văn Khấn Tại Đền Công Đồng Bắc Lệ
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật (3lần)
Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,

 Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
 Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
 Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng .Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ.
Con lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên.
Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.

Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên.Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn.Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ.Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai.Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình.

Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ.Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân,
Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử, Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn
Con Lạy văn võ bá quan quân thần Trần triều.
Con lạy Tam Tòa chúa bói – Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường

Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên.Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ. Chúa Đệ Tam Lâm Thao.Tiên Chúa Thác Bờ Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa - Năm Phương Chúa Bà Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên, Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.

Con lạy Tôn Quan Điều Thất. Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà:

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên .Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông.
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ.Chầu Đệ Tứ Khâm Sai.Chầu Năm Suối Lân.
Chầu Lục Cung Nương.Chầu Bảy Tiên La.Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân.
Chầu Cửu Sòng Sơn.Chầu Mười Đồng Mỏ.Con lạy Hội Đồng Chầu Bé - Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ

Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng . Con lạy 36 tòa Sơn Trang -Sơn Trang, Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng

Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô .Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm
Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn .Cô bơ Thoải, con lạy cô tư Ỷ La, Cô năm suối lân, cô Sáu sơn trang, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè, 12 cô Chín, Cô chín thượng Ngàn, Cô chín Sòng sơn, cô Mười mỏ Than, Hội đồng cô bé, Con Lạy cô bé Thượng ngàn, cô bé Thoải.
Con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện). Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải.

Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên, Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành. Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên, Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát.
Con lạy cậu bé bản Đền ( Bản Điện ).
Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng .

Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.

Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........
Ngụ tại:.................................
Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:... Tháng:... Năm:...
( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới)

Nhân …………..
Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ...............(tên đền) linh từ.

Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối:

Phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi
Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh, cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc......
Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!

Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ..... nguyên quán.....

Tổ Cô Mãnh Tướng, cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên, dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ, cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…

-------------------------

Nội dung bài văn khấn tại Chùa Đồng Yên Tử để cầu may xin lộc đầu năm .
Khái quát về Chùa Đồng Yên Tử .

Chùa Đồng Yên Tử  tọa lạc trên ngọn núi cao nhất của dãy núi Đông Triều, Quảng Ninh với độ cao 2000m, để lên được tới chùa Đồng, du khách phải vượt qua quãng đường hơn 6km đường núi để đặt chân lên mảnh đất thiêng. Lên tới đỉnh Yên Sơn, như lạc trong mây gió, không phân biệt được đâu là trời đâu là đất, nhìn sang bốn hướng Đông Tây Nam Bắc núi non trùng điệp, cảnh đẹp kì ảo lạ thường.

Với câu ca dao “Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu” mỗi người hiểu theo một ý nhưng việc đặt chân lên đỉnh chùa Đồng không chỉ là một chuyến hành hương về đất Phật mà mang ý nghĩa khác, là sự chiến thắng bản thân, vượt qua  những mệt mỏi, khó khăn để hòa mình vào với trời đất, đắm mình vào tĩnh mịch, cõi tâm, cõi thiện… Vậy lên việc lên Yên Tử, du khách cần lưu ý trong cả văn hóa ứng xử giữa người với người, giữ gìn ngay cả trong lời ăn tiếng nói, hành động.

Lễ: khi sắm lễ dâng hương tại chùa, đặc biệt là đất Phật Yên Tử, bạn chỉ nên chọn các loại lễ ngọt chay tịnh như hương, hoa, quả, oản, xôi, bánh kẹo… tuyệt đối không mang lễ mặm như thịt mồi, giò, chả, thịt trâu…
Không nên sắm sửa vàng tiền âm phủ khi đi cúng Phật tại chùa.
Trang phục lịch sự, kín đáo khi lên chùa. Nên chọn các loại giày chuyên leo núi, giày thể thao chắc chắn vì đường lên núi rất khó đi, không chọn các loại giày mềm, cao gót khi đi Yên Tử. Không vất rác bừa bãi, giữ gìn cảnh quan chùa sạch – đẹp.

Chùa Đồng Yên Tử cách thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) 14 km về phía Tây Bắc. Theo Thiền sử, Yên Tử là nơi ra đời và phát triển thiền phái Trúc Lâm với ba vị tổ: Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp danh Ðiều Ngự Giác Hoàng, là ông tổ thứ nhất. Pháp Loa tôn giả (tên thật Ðồng Kiên Cương, 1284 -1330) là ông tổ thứ hai. Lý Ðạo Tái (1254 -1334 ) pháp danh Huyền Quang tôn giả, là ông tổ thứ ba.

Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh.

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành để tìm đến sự thanh tịnh sau khi truyền ngôi và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.

Bài văn khấn tại Chùa Đồng Yên Tử .

Bạn nên đọc qua mấy lượt bài văn khấn trước khi đến chùa khấn vái để cầu được suôn sẻ nhé:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật. chư vị Bồ Tát. chư Hiền Thánh Tăng. Hộ pháp Thiện thần. Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày……. tháng…… năm. ……(Âm lịch)
Tín chủ con là. …….Ngụ tại. ……………….
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ.
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ. Thiên nhãn. Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn. linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được. ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy). 

-------------------

 Văn khấn lễ Phật tại Chùa Bái Đính .

Đi lễ chùa Bái Đính .
Trong dịp đầu năm, các địa điểm như chùa Thây Thiên, lễ đền bà chúa Kho, chùa Yên Tử hay chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc ngôi chùa to nhất thế giới… đều là những điểm đến du xuân được nhiều người lựa chọn để đến tham quan trong những ngày xuân. Dưới đây là kinh nghiệm đi lễ chùa Bái Đính, Tử Ví Số xin chia sẻ với các bạn thông qua bài vết này.

Thời điểm thích hợp đi chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính thường diễn ra từ chiều mùng 1 Tết, khai mạc vào mùng 6 Tết và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Nội dung gồm hai phần chính là lễ và hội.

Trong đó, phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Phần hội gồm các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát chèo, xẩm.

Theo tập quán, người Việt Nam thường đi lễ chùa cầu may vào dịp năm mới. Chính vì thế, Bái Đính cũng như những ngôi chùa khác thường thu hút rất đông du khách đổ về vào mùa xuân, đặc biệt là những ngày đầu năm. Thời tiết lúc này khá đẹp, mát mẻ và trong lành và đặc biệt Bái Đính là nơi diễn ra nhiều lễ hội trong thời gian này. Chính vì vậy, bạn nên chọn du lịch Bái Đính dịp đầu năm để tận hưởng trọn vẹn nhất không khí mùa xuân tràn ngập. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chiêm bái chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm để tránh được sự đông đúc.

Các địa điểm thăm quan ở chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Với diện tích 539 ha, chỉ 27 ha trong số này là khu chùa Bái Đính cổ. Phần còn lại gồm khu chùa Bái Đính mới (80 ha) và các công viên văn hóa, học viện Phật giáo, nơi đón tiếp, bãi đỗ xe, hồ phóng sinh...

Khu chùa Bái Đính mới .

Trong những ngày lễ hội, chùa Bái Đính thường rất đông khách và nhộn nhịp. Một số điểm tham quan chính gồm cổng Tam Quan, tháp chuông, các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế. Trong đó:

Cổng Tam quan: Nơi đây được bố trí hai tượng Hộ pháp (ông thiện và ác) bằng đồng cao 5,5m và 8 pho tượng Kim Cương. Hành lang La Hán gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, chiều dài 1.052m.

Tháp chuông: Ngay đường lên chùa, bạn sẽ bắt gặp ngọn tháp chuông với 3 tầng, 24 mái, là nơi đặt quả chuông đồng nặng tới 36 tấn.

Điện Tam Thế: Tọa lạc ở trên đồi cao khoảng 76m so với mực nước biển, bên trong điện có 3 pho tượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại, tương lai) bằng đồng cao 7,2m, trọng lượng 50 tấn. Đây cũng là những pho tượng giúp Bái Đính trở thành ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.

Điện Quan Âm: Là nơi đặt tượng Phật bà đúc bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 9,57m và được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Tổng cộng điện Quan Âm có 7 gian, trong đó bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay đặt ở chính giữa.

Điện Pháp Chủ: Điện này gồm 5 gian, khu giữa đặt pho tượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10m, nặng 100 tấn và được ghi nhận là "Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam". Trong điện còn treo 3 bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam.

Chùa Bái Đính cổ .

Cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía nam, chùa Bái Đính cổ nằm gần đỉnh một rừng núi khá yên tĩnh, gồm một nhà tiền đường ở giữa. Bên phải là hang sáng thờ Phật, sau đó tới đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau. Bên trái là đền thờ thánh Nguyễn và động tối thờ mẫu, tiên.


Đi lễ Chùa Tam Chúc đầu năm cần chuẩn bị những gì để có 1 ngày siêu chất? Bạn đọc cùng Tử Vi Số tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để có những lưu ý khi tham quan chùa.


Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

Bước 1: Đặt lễ vật:Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

Bước 2:Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

Bước 3: Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

Bước 4:Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

Bước 5: Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Cách khấn vái khi đi chùa .

Cách vái, lễ lạy ở chùa nhiều nam, nữ, già, trẻ hay mắc sai lầm là vái nhiều, vái nhanh như bổ củi. Tâm tốt mà vào chùa vái lạy không biết cách là bị coi là bất kính.

Nếu lễ ở ngoài trời, thắp hương ở lư hương to ngoài sân chùa thì phải vái ở tư thế đứng.

Cách vái đúng là chắp hai bàn tay để trước ngực, rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống, rồi sau đó ngẩng lên và đưa hai bàn tay vái lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Số lần vái phổ biến là 3 - 5 vái.

Theo sư thầy Thích Trí Hóa (Văn phòng chùa Bằng A), cách lễ không bị “phạm” là tới ban nào cũng đứng trang nghiêm, vái 3 vái, khấn lâm râm xong thì đi ra ban khác.

Không nên đứng trước các ban vái lia lịa như bổ củi và cầu khấn to luôn miệng. Cách vái lia lịa như thế là không đúng, còn bị coi là bất kính. Trong chùa đi nhẹ, nói khẽ chứ không khấn to, nói to vì ảnh hưởng tới mọi người.

Lễ lạy có nhiều cách, mỗi thế có ý nghĩa khác nhau, nhưng thường thực hiện trước Tam bảo, và hay dùng trong dịp lễ trọng. Cách lễ theo đạo Phật ở Việt Nam thường là “ngũ thể đầu địa”, hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất - là cách lạy tôn kính nhất, thể hiện lòng biết ơn và niềm tôn kính 3 ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

3 lễ lạy cũng có ý nghĩa lễ lạy ba ngôi báu bên trong ta và mỗi chúng sinh. Vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tính sáng suốt (Phật tính), đồng một pháp tính từ bi và bình đẳng (Pháp tính) và đồng một đức tính thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tính).

Về việc xòe bàn tay úp hay ngửa là tùy người lễ lạy, chưa tiền lệ “bắt buộc” nào quy định phải úp hay ngửa lòng bàn tay.

 Văn khấn lễ Phật tại Chùa Bái Đính .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy). 

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày….. tháng….. năm

Tín chủ con là:

Ngụ tại:

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa.

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp . Nghiệp chướng nặng nề.

Nay đến trước Phật đài,. Thành tâm sám hối.

Thề Tránh điều dữ. Nguyện làm việc lành,

Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ,

Hộ pháp Thiên thần, Từ bi gia hội.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy). 

---------------------

Văn khấn Đền Ông Hoàng Bảy .
Đền ông Hoàng Bảy còn được gọi là đền Bảo Hà. Đây là di tích được xây trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai, nổi tiếng linh thiêng, được nhiều người thành kính sùng bái. Rằm tháng Giêng cũng là một trong những dịp lễ chính tại đền ông Hoàng Bảy. Dưới đây là bài văn khấn đền ông Hoàng Bảy đầy đủ và chi tiết nhất.
Ngày 17/7 hàng năm được coi là ngày tiệc chính thờ Quan Hoàng Bảy Bảo Hà. Vào ngày này, rất đông người dân sẽ về đây dâng lễ xin phù hộ. Xin được giới thiệu để người đọc quan tâm tham khảo  cách sắm lễ, bài văn khấn Nôm đền ông Hoàng Bảy.

Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Hàng năm, cứ từ 7/7 tới 17/7 âm lịch người dân nô nức kéo nhau về đề bái yết và dâng phẩm vật cầu xin ngài gia hộ.
Thường khi đi lễ đền ông hoàng bảy đa phần thường cầu may, cầu mát nhưng nhiều năm trở lại đây người ta truyền tai nhau về sự linh thiêng của ông khi xin lô, đề… không biết linh thiêng thế nào nhưng nhiều người đã quay lại đền tạ lễ.

sắm lễ đi lễ đền ông hoàng bảy .
Lễ mặn: Mâm xôi, gà (gà trống bày nguyên cả con)
Lễ chay: Rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc, oản), trà, thuốc lá, ít vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu, 1000 vàng Bốn Phủ, 1000 vàng tím… Nếu những ai có điều kiện hơn có thể sắm thêm một cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần, áo, hia, mũ đầy đủ.
Lưu  ý: Lễ vật dâng ông Hoàng Bảy, không nhất thiết phải dâng Ông 12 tiên nàng. Lễ dâng ông có thể ít hoặc nhiều nhưng chủ yếu tâm bạn phải sáng mới là điều cần thiết nhất.

Văn khấn Đền Ông Hoàng Bảy .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy). 

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.

Ngũ phương ngũ phật, thập phương thập phật.

Hằng hà sa số Đức Phật công đức, công lượng vô biên.

Đệ trước án tiền, kín lạy Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn quán thế âm bồ tát.

Cung Phật thỉnh Thánh, cung thỉnh thiên cung tấu thỉnh thiên đình, sám hối:

Tam phủ thần vương, tứ phủ thánh đế .
Con xin sám hối Thiên phủ Thánh Đế - Cao thiên Thượng thánh- Đại từ Nhân giả - Huyền khung Cao Thượng đế -Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn.

Con sám hối Nhạc Phủ Thánh Đế - (Tản Viên Sơn Thánh) -ngũ nhạc thần vương - năm phương sơn động.

Con sám hối Thủy Phủ Thánh Đế - (Lạc Long Quân Đại Đế) - Bát Hải Long Vương - tám phương cửa bể.

Con sám hối Địa phủ Thánh Đế- thập điện minh vưong tòa chương địa phủ.

Bắc Cực Trung Thiên Tam nguyên tam phẩm tam quan.

Con sám hối Đại Thánh Nam Tào Lục Ty duyên thọ tinh quân.

Con sám hối Đại Thánh Bắc Đẩu Cửu hoàn giải ách tinh quân.

Cửu tinh thiên chúa thập nhị bát tú chư bộ thiên binh chư dinh văn võ.

Con sám hối tấu lạy quốc mẫu vua bà bơ tòa tiên thánh tứ phủ Thánh Mẫu:

Kính lạy Cửu trùng thánh mẫu .bán thiên công Chúa Thiên tiên thánh mẫu.

Kính lạy địa tiên thánh mẫu quỳnh hoa Liễu Hạnh Vân Hương Thánh Mẫu.

Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương thiên tiên Thánh Mấu..

Kính lạy Thánh Mẫu Đệ Tam thủy cung, Xích Lân long Nữ,Thủy Tinh Công chúa

Kính lạy Đức Mẫu thượng ngàn Diệu nghĩa diệu tín thiền sư.

Tuần Quán Đông Cuông đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Con lạy trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vưong.

Trần triều Khải Thánh , Vương Phụ Vưong mẫu Vương phu nhân.

Tứ vị Vưong tử- Nhị Vị Vương cô- vương tế vương tônLiệt vị tướng tướng công đồng Trần Triều.

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh.

Bách vị các quan ngũ vị tôn quan.

Quan đệ nhất Thượng Thiên.Quan đệ nhị thượng ngàn.Quan đệ tam thoải phủ.Quan đệ tứ khâm sai.Quan đệ ngũ tuần tranh.Con sám hối điều thất tôn quan- Hoàng triệu tôn quan.

Con lạy tứ phủ chầu bà thập nhị chầu bà. Chầu đệ nhất thượng thiên.Chầu đệ nhị thượng ngàn. Chầu đệ tam thủy phủ. Chầu đệ tứ khâm sai. Chầu năm Suối Lân. Chầu sáu Lục Cung.Chầu bảy Kim Giao. Chầu tám Bát Nàn. Chầu chín cửu tỉnh. Chầu mười Mỏ Ba. Chầu Bé Bắc Lệ. Chầu bà bản đền.Con lạy Tứ phủ thánh hoàng thập vị thánh hoàng.

Sám hối ông bơ thoải quốc, ông bảy Bảo Hà, ông mười Nghệ An.

Sám hối tứ phủ thánh cô. Cô đệ nhất thượng thiên. Cô đôi Đông Cuông. Cô bơ Thác Hàn.Cô tư địa phủ.Cô năm Suối Lân. Cô sáu Lục Cung.Cô bảy Kim Giao.Cô tám đồi chè.Cô Chín Sòng Sơn.Cô mười Đồng Mỏ.Cô bé sơn lâm.Cô bé bản đền.
 
Sám hối tứ phủ thánh cậu: cậu cả cậu đôi cậu bơ cậu bé.Con lạy ngũ dinh thần tướng-ngũ hổ thần quan.Con lạy thanh xà tướng quân- bạch xà tướng quân.Con lạy công đồng các bóng các giá, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy chầu chúa thủ đền cùng quan thủ điện, thổ địa thần kỳ thần linh bản xứ.

Đê tử con là:.............................................. .................................

Ngụ tại:............................................ .................................................

Kim niên kim nguyệt ,cát nhật lương thời.

Mậu tý niên...nguyệt.....thời.

Đệ tử con nhất tâm nhất lễ đêm tưởng ngày mong nhất tâm chí thiết nhất dạ chí thành.

nhất tâm tưởng vạn tâm cầu-tu thiết nhang hoa lễ vật tờ đơn cánh sớ.

Mang miệng tới tâu mang đầu tới bái cửa đình thần tam tứ phủ .

Trên mẫu độ dưới gia hộ mẫu thương  vuốt ve che chở -phù hộ độ trì.

Cho con: ba tháng hè chín tháng đông-đầu năm chí giữa nửa năm chí cuối ,.

Tứ thời bát tiết-tháng thuấn ngày nghiêu-phong thuận vũ hòa -tai qua nạn khỏi.

Mẫu cho con được sáng hai con mắt-bằng hai bàn chân.

Mẫu ban lộc dương tiếp lộc âm-cho lộc mùa xuân cho tài mùa hạ.

Cho tươi như lá cho đẹp như hoa-phúc lộc đề đa tiền tài mang tới.

Mẫu cho con lộc ăn lộc nói-lộc gói lộc mở,lộc gần lộc xa,

Hồ hết lại có hồ vơi lại đầy-điều lành mang đến điều dữ mang đi.

Mẫu cứu âm độ dương cứu đường độ chợ vuốt ve che chở nắn nở mở mang.

Cải hung vi cát cải hạo vi tường-thay son đổi số nảy mực cầm cân.

Mẫu phê chữ đỏ Mẫu bỏ chữ đen-cho con đựơc trăm sự tốt vạn sự lành.

Trên quý dưới yêu trên vì dưới nể-cho gặp thầy gặp bạn gặp vạn sự lành.

Mẫu ban danh ban diện ban quyền-cho con có lương có thực có ngân có xuyến-tài như xuyên chí lộc tựa vân lai.

Cầu tài đắc tài cầu lộc đắc lộc cầu bình an đắc bình an.

Trồng cây đắp phúc cho con được nở cành xanh lá phúc lộc đề đa.

Cho trên thuận dưới hòa-trên bảo dưới nghe trên đe dưới sợ..

Mẫu cho nước chảy một dòng-thuyền xuôi một bến,bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ.

Năm xung Mẫu giải xung-tháng hạn giải hạn.

Cho gia trung con dc trong ấm ngoài êm nhân khang vật thịnh duyên sinh trường thọ.

Đệ tử con người trần mắt thịt nhỡn nhục nan chi việc âm chưa tường việc dương chưa tỏ.

Tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh ăn, con ăn chưa sạch, con bạch chưa thông.

Ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời, không biết kêu sao cho thấu, tấu sao cho tường,

Con biết tới đâu con tâu tới đấy, ba điều ko sảy bảy điều ko sai.

Trăm tội mẫu xá vạn tội mẫu thương. Mẫu xá u xá mê xá lỗi xá lầm.

Mẫu soi đường chỉ lối cho con biết đường mà lội biết lối mà lần.

Hôm nay đệ tử con lễ bạc tâm thành con giàu một bó con khó một nén giàu làm kép hẹp làm đơn,

Thiếu mẫu cho làm đủ vơi mẫu cho làm đầy.

Mẫu chấp kỳ lễ vật chấp lễ chấp bái.

Chứng tâm cho lời kêu tiếng khấn của con bay như phượng lượn như hoa tới cửa ngài ngồi tời ngai ngài ngự.

Cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm.

Con nam mô a di đà phật (3 lần).

------------------

 

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552