Tổng Hợp Những Bài Văn Khấn Cổ Truyền Tại Các Chùa , Đình Lớn Nhất Việt Nam Phần 4

  05/02/2021

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Khi Nào Nên Đeo Trang Sức Hình Phật Bản Mệnh

Đeo Phật Bản Mệnh Có Tác Dụng Gì?
Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của đức Phật Bản Mệnh tương ứng với 12 con giáp sẽ được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu.
Với những người lớn tuổi, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh bên mình để được ngài nhắc nhở việc Thành Tâm Niệm Phật, đồng thời nhờ ngài mà giữ được: Thân, Nghiệp, Ý và Sự Bình Yên trong lòng.


Với những bạn trẻ, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh giúp hóa dữ thành lành, công danh và tiền tài ngày càng phát triển. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn, giữ mọi mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.


Với những người thường xuyên làm việc ở những nơi nặng khí âm như nhà xác, nghĩa trang… ngài sẽ che chở đề không bị tà khí xâm nhập, tránh xa ma quỷ.
Phật dạy: Rời xa kiến chấp, an lạc niết bàn, hàng phục ma chướng, chứng đắc trí tuệ sáng suốt, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, vượt khỏi giả danh, không còn chỗ thọ của bản ngã, không bị ràng buộc các pháp ác của tà ma ngoại đạo. Đó là chỗ nhận biết của người trí tuệ và là chỗ cư trú các bậc thánh, các bồ tát, các bậc giác ngộ. Chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh, mang theo Phật Bản Mệnh bên mình thì công đức vô lượng, tăng cường phong thủy. Không chỉ mang tới cho mình may mắn, phúc lành mà còn kết thiện duyên. Và quan trọng hơn cả là mang Phật bên người thì hãy có Phật trong tâm, tránh ác hành thiện là loại phong thủy tốt nhất.

-----------------

Chùa Một Cột: kiến trúc độc đáo, biểu tượng văn hóa Việt Nam .
Chùa Một Cột là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Hà Nội và cũng là công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo, ấn tượng nhất châu Á. Với bề dày lịch sử lâu đời, ngôi chùa được biết tới là biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Đôi nét về chùa Một Cột Hà Nội
Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhất Hà Nội. Ngôi chùa này được gọi với nhiều tên khác nhau như: Chùa Mật, chùa Liên Hoa Đài hay chùa Diên Hựu Tự. Được xây dựng khá lâu đời, từ năm 1049 thời vua Lý Thái Tông và ngay từ khi chùa xây xong, đi vào hoạt động, nó đã trở thành điểm nhấn của thành phố và là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Ý nghĩa của ngôi chùa Một Cột
Có rất nhiều người thắc mắc về thiết kế độc đáo của ngôi chùa, nhưng ít ai biết rằng nó lại mang ý nghĩa giống như một đóa hoa sen mà chính vua Lý Thái Tông nằm mơ được Phật Bà Quan Thế Âm ban tặng. Nên nhà vua đã chính thức cho xây ngôi chùa nhằm nhớ đức Quan Âm. Chính vì thế, đối với nhà vua, chùa Một Cột mang ý nghĩa tâm linh rất lớn và đây cũng là nơi mà vua Lý Thái Tông lựa chọn làm nơi cúng lễ vào các ngày rằm, ngày mùng 1 hàng tháng, là nơi cầu mong quốc thái dân an. mưa thuận gió hòa.

Được biết, nhà vua là một tín đồ của Phật Giáo, và vào thời nhà Lý đã cho xây dựng tới 95 ngôi chùa, tu sửa lại các bức tượng Phật. Không chỉ vậy, vào các ngày lễ lớn, vua Lý Thái Tông còn miễn tất cả các loại thuế cho các ngôi chùa thờ Phật trên cả nước.
Cách đi tới chùa Một Cột
Chùa Một Cột ở đâu? Khi chùa mới được xây xong vào thời vua Lý, chùa nằm thuộc thôn Thanh Bảo, Quảng Đức, phía Tây của Hoàng Thành Thăng Long. Và ngày nay, nằm thuộc Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. 

Đường đi tới chùa Một Cột khá thuận lợi và có rất nhiều phương tiện cho bạn lựa chọn như: Xe máy, taxi hoặc xe bus đều được. Nếu bạn sử dụng xe máy hoặc ô tô riêng, thì có thể tìm kiếm trên Google Maps rất đơn giản nhé. 

Còn nếu di chuyển tới chùa bằng xe bus thì có thể tham khảo các xe như: Xe bus tuyến 09, 16, 22, 32, 34,... tùy thuộc bạn xuất phát từ vị trí nào thì lựa chọn tuyến xe cho phù hợp.

Thời gian chùa Một Cột mở cửa từ 7h sáng đến 18h tất cả các ngày và vào những ngày lễ, Tết, ngày rằm hay mùng 1 thì chùa sẽ mở cửa lâu hơn để phục vụ các Phật tử đến hành hương. Giá vé vào chùa đối với người dân Việt Nam là miễn phí, nhưng với người nước ngoài sẽ là 25k/vé 1 người.

 
Thiết kế kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột.
Được biết là một công trình tâm linh ấn tượng, nên tới đây sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Tuy nhiên, hành hương lễ Phật là việc đầu tiên mà bất cứ ai tới chùa cũng nên làm, bởi sự linh thiêng. Bạn có thể tới đây cầu mong may mắn, bình an, hay công danh sự nghiệp đều rất tốt.

Sau khi làm lễ xong, bạn có thể đi tham quan kiến trúc độc đáo của ngôi chùa, với rất nhiều thiết kế ấn tượng. Cụ thể là:

Liên Hoa Đài: Trong quần thể kiến trúc ngôi chùa, thì Liên Hoa Đài là khu vực trung tâm chính. Với hình ảnh chùa Một Cột là biểu tượng đại diện cho toàn bộ khu vực Liên Hoa Đài. Diện tích ngôi chùa không quá rộng, chỉ khoảng 3x3m và được thiết kết xây dựng trên một trụ đá nằm ở giữa hồ sen. Hình ảnh này khiến người ta liên tưởng đến bông hoa sen đang chớm nở trên mặt hồ vô cùng ấn tượng. Bên trong Liên Hoa Đài là tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát được son vàng chói, để thể hiện sự tôn nghiêm. 

Cổng Tam Quan: Là khu vực mở rộng, mới được xây dựng, nhằm phục vụ cho du khách thập phương tới làm lễ. 

Cây bồ đề: Chùa Một Cột không chỉ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, mà nó còn mang những giá trị lịch sử văn hóa, các sự kiện lớn của đất nước. Trong đó, cây bồ đề nằm trong chùa là một trong những món quà ý nghĩa mà tổng thống Ấn Độ dành tặng cho Bác Hồ. Bởi loại cây này mang tới những ý nghĩa Phật Giáo và những triết lý nhân sinh thú vị. Bên cạnh đó, món quà này vừa để tổng thống Ấn Độ đánh dấu đã ghé thăm ngôi chùa, vừa là thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa 2 quốc gia.

Ý nghĩa của cây bồ đề trong chùa Một Cột .
Cây bồ đề - Món quà của tổng thống Ấn Độ dành tặng Hồ Chí Minh

Bậc thang chính điện: Với diện tích rộng 1m4, gồm 13 bậc thang cổ mang đậm nét đẹp cổ kính và văn hóa kiến trúc thời nhà Lý.

Ngoài việc khám phá thiết kế kiến trúc của ngôi chùa, khi tới đây, bạn còn được thả hồn vào không gian yên bình, thanh tịnh, mang tới cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái và thư thái đến lạ thường. Có lẽ chính vì thế mà ngôi chùa Một Cột này luôn thu hút sự quan tâm đông đảo của khách thập phương, nên ngôi chùa luôn đông đúc. 

Lưu ý khi tham quan chùa Một Cột .
Để có hành trình khám phá chùa Một Cột thuận lợi, bạn cần lưu ý một vài thông tin quan trọng sau:

Vì là địa điểm du lịch tâm linh, nên bạn chú ý tới trang phục. Cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không được mặc các bộ quần áo quá hở hang như: Quần đùi, áo sát nách, váy ngắn quá đầu gối,....
Không bứt lá, bẻ cành tại chùa.
Không được tổ chức buôn bán, các vấn đề mê tín dị đoan trong chùa.
Tuyệt đối không được thả tiền vào hồ sen.
Luôn vứt rác đúng nơi quy định.
Chú ý thời gian chùa mở cửa để tới hành hương.

----------------

Tại sao cúng dường Tam Bảo được nhiều phước báu?
“Chúng ta có thể tạo ra nhiều phước, nhưng phước ở Tam Bảo mới là phước điền tối thượng”. 
Trên bước đường tu học Phật Pháp, có lẽ người Phật tử nào cũng biết đến việc cúng dường Tam Bảo. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa và lợi ích của việc làm này. Nên trong chương trình chia sẻ Phật Pháp đã có những chia sẻ về vấn đề cúng dường Tam Bảo đến cho mọi người cùng hiểu rõ.

Cúng dường Tam Bảo là gì?
“Cúng dường” có nghĩa là cung cấp, nuôi dưỡng. “Tam Bảo” là danh từ Hán Việt, “Tam” là ba; “Bảo” là quý báu, gồm có Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Hiểu một cách đơn giản “Cúng dường Tam Bảo’’ là cung cấp, nuôi dưỡng ba ngôi quý báu: Phật, Pháp, Tăng – Tam Bảo.

 “Cúng dường Phật Bảo hiểu đơn giản là chúng ta có thể cúng dường để tô tượng Phật, cho mọi người đến lễ lạy”.
Tuy nhiên, Cô cũng chia sẻ đó chưa phải là chân thật cúng dường Phật Bảo một cách rốt ráo nhất. Phật trong tiếng Phạn là Buddha, có nghĩa là bậc Giác Ngộ. Đức Phật Thích Ca là người đã giác ngộ giải thoát, Ngài đã chứng ngộ được chân lý của cuộc đời, thoát khỏi mọi đau khổ, phiền não của thế gian. Tuy nhiên, giờ đây Ngài đã nhập Niết bàn, chỉ còn tôn tượng của Ngài để chúng ta tỏ lòng tôn kính. Nhiều người cho rằng, tượng Phật được làm bằng đồng, bằng gỗ, bằng xi măng,… thì không thể nào giác ngộ; và như vậy không được gọi là Phật Bảo. Về vấn đề này, Sư thầy  chia sẻ: “Chúng ta phải hiểu sâu một chút. Chúng ta cúng dường vào chùa dù chỉ để tô tượng, nhưng tâm chúng ta hướng tới Phật, hướng về sự giác ngộ, sẽ làm cho Phật Bảo ở trong chúng ta hướng tới tính giác ngộ của mình. Vì thấy Đức Phật là bậc cao quý, chúng ta muốn được như Phật nên chúng ta làm tăng trưởng tính giác của mình lên. Tuy rằng, mỗi chúng ta đều có tính giác ngộ nhưng vì vô minh, tham dục che lấp, cho nên bây giờ chúng ta phải làm tăng trưởng tính giác ngộ để giảm đi vô minh và tham dục. Như thế gọi là “khai ngộ”, tức là khai mở ra tính giác ngộ của mình”.

Như vậy, tuy rằng Đức Phật đã nhập diệt, giờ đây chúng ta chỉ lễ Phật, cúng dường tôn tượng Phật nhưng đó là hành động thể hiện sự hướng tâm về Ngài và thể hiện lòng quý kính Ngài đã thành đạo. Cúng dường vào chùa để tô tượng cũng là mong muốn những người đến chùa khởi được tâm biết ơn Đức Phật và gieo cho họ nhân duyên hướng tâm tới sự giác ngộ, khai mở tính giác ngộ của mình. Được như vậy, chúng ta đã cúng dường, nuôi dưỡng sự duy trì của Đức Phật ở thế gian.

Đức Phật Thích Ca ra đời cách đây đã hơn 2600 năm, Ngài sinh ra là con vua, lớn lên xuất gia tu hành và chứng quả vị Phật. Với trí tuệ của bậc Thế Gian Giải, rõ biết mọi sự thế gian, Ngài đã rao giảng chân lý đến với chúng sinh. Những lời dạy đó được gọi là Pháp, hay còn gọi là Pháp Bảo. Đó là những lời dạy quý báu để giúp chúng sinh biết sống thiện, tu sửa tâm mình; từ đó xa lìa đau khổ, đạt được giác ngộ giải thoát, an vui vĩnh viễn. Để quý đạo hữu hiểu về cúng dường Pháp Bảo, Cô chủ nhiệm chia sẻ: “Cúng dường Pháp Bảo là chúng ta cúng dường vào chùa để ấn tống kinh sách của Phật hoặc kinh sách của Phật trên các dạng như: video, những lời đọc radio,… tức là sử dụng truyền thông. Vì thế, cúng dường vào chùa để sắm sửa các thiết bị truyền thông, làm cho kinh của Phật được lan truyền, đó cũng là cúng dường để nuôi dưỡng, duy trì Pháp Bảo. Và phần nữa là chúng ta cúng dường vào chùa để mọi người đến chùa được ăn uống, nghe lời Phật dạy, giúp lời Phật dạy được chuyển tải từ kinh sách sang chính con người, cũng là cung cấp, nuôi dưỡng Pháp Bảo”.

Tăng là đoàn thể những người đệ tử xuất gia theo Phật, giữ gìn giới Pháp, tu tập theo lời Phật dạy và hoằng truyền giáo Pháp đến với chúng sinh. Vậy cúng dường Tăng Bảo là gì? Để giải thích điều này, Sư Thầy  chia sẻ: “Cung cấp, nuôi dưỡng Tăng Bảo là chúng ta cung cấp cho các vị Sư có tứ sự đầy đủ thực hành lời Phật dạy; rồi mang lời Phật dạy giảng giải, sách tấn cho chúng ta, để chúng ta được thực hành. Đó gọi là cúng dường Tăng Bảo”.
Cô chủ nhiệm từng chia sẻ: “Chúng ta có thể tạo ra nhiều phước, nhưng phước ở Tam Bảo mới là phước điền tối thượng”. Để quý đạo hữu hiểu được ý nghĩa của việc cúng dường Tam Bảo, Cô cũng chia sẻ ba lý do khiến việc làm này được phước báu thù thắng như sau:

Cúng dường Phật Bảo – Hướng tâm tới sự giác ngộ

Trong bài kệ tán thán Phật, chúng ta được nghe:
“Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài”.
Sư thầy chia sẻ: “Vì chúng ta cung cấp, nuôi dưỡng tính giác ngộ của mình và cung cấp, nuôi dưỡng, khởi duyên cho những người đến chùa lễ tượng Phật một lễ, giúp cho người ta hướng tâm đến giác ngộ thì phước báo của chúng ta phải lớn”.
Theo quan điểm của đạo Phật, tất cả chúng sinh đều có chủng tử giác ngộ ở trong mình, hay còn gọi là tính Phật. Do đó, việc chúng ta cúng dường để khởi duyên, giúp cho người đến chùa hướng tâm đến sự giác ngộ, khơi dậy được tính giác ngộ trong họ thì phước báu rất thù thắng.


Cúng dường Pháp Bảo – Lan tỏa giáo Pháp được lợi ích thù thắng

Trong bài kệ tán Pháp, chúng ta cũng được nghe:
“Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,
Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn”.
Sau thời gian thực hành Pháp của Phật và có những lợi ích từ việc tu tập,sư thầy có những lời chia sẻ rất hữu ích về việc cúng dường Pháp bảo: “Chúng ta cung cấp, nuôi dưỡng Pháp Bảo, khiến cho những lời Phật dạy được chuyển tải rộng khắp đến mọi người thì phước báu rất lớn. Bởi vì Pháp của Phật rất quý, dạy con người bỏ ác làm lành, làm lợi ích cho số đông và mang lại hạnh phúc, an vui cho thế gian này. Người ta nghe được lời Phật dạy sẽ làm các việc thiện, bỏ các việc ác, từ đó thế gian sẽ được hạnh phúc. Cho nên, chúng ta cung cấp, nuôi dưỡng những lời dạy thiện lành đó sẽ được phước báu lớn”.
Trong kinh Tương Ưng Bộ V, chương 3, phẩm Ambapàli, phần Bệnh, Đức Thế Tôn có dạy: “…Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một điều gì khác”.

Từ lời dạy của Đức Phật, chúng ta biết rằng, giáo Pháp của Ngài rất cao quý, được ví như “kim ngôn ngọc ngữ”, có thể giúp chúng sinh ra khỏi sinh tử luân hồi. Do đó, việc cúng dường để Pháp Bảo được lan truyền rộng rãi sẽ giúp chúng ta tích lũy được phước báu rất lớn.

Cúng dường Tăng Bảo – Những bậc chân thật thực hành giáo Pháp

Trong kinh Tam Bảo, Đức Phật có dạy:
“Đệ tử đấng Thiện Thệ
Xứng đáng được cúng dường
Bố thí các vị ấy
Được kết quả vô lượng
Chính Tăng Bảo như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chân hạnh phúc”.
Để đại chúng hiểu hơn về phước báu cúng dường chư Tăng, Cô chủ nhiệm cũng chia sẻ: “Chư Tăng là người duy trì được Phật Pháp, duy trì được lời Phật dạy và làm cho chúng sinh tin rằng giáo Pháp của Phật đưa đến hạnh phúc, an vui, cho nên cúng dường, nuôi dưỡng các vị Tăng chân thật tu hành mang đến phước báo lớn”.

Giáo Pháp của Phật cao quý là thế nhưng nếu không có người ứng dụng, thực hành thì vẫn chỉ là lý thuyết suông và không có lợi ích. Cho nên, chư Tăng là những người xuất gia theo Phật, thực hành những lời Phật dạy, khiến cho Phật Pháp được trường tồn ở thế gian. Bởi vậy, cúng dường chư Tăng, để chư Tăng được an ổn tu hành thì sinh ra phước báu rất lớn. Mặt khác, xuất gia không phải là việc dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Bởi người xuất gia phải rời khỏi sự ràng buộc của đời sống gia đình; xả bỏ danh lợi, cám dỗ của dục lạc; một lòng cầu đạo giải thoát để mang lại lợi ích cho mình, cho người và cho vô số chúng sinh.
Nếu Phật tử tại gia chỉ cần giữ 5 giới thì khi đi xuất gia, Sa di đã phải thọ 10 giới, Tỳ-kheo Tăng thọ 250 giới, Tỳ-kheo Ni thọ 348 giới. Do đó, những người xuất gia với chí nguyện rộng lớn “Trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh” là vô cùng cao quý.
Từ những lời Cô chủ nhiệm chia sẻ, chúng ta thấy rằng Tam Bảo có công đức vô cùng to lớn, là ruộng phước màu mỡ cho mọi loài được gieo trồng các hạt giống thiện lành. Cô cũng chia sẻ thêm: “Tam Bảo còn ở thế gian khiến cho chúng sinh biết quay trở về tự tính giác ngộ, quay trở về tính thiện và bỏ đi tính ác, làm cho thế gian được hạnh phúc, an vui. Cho nên, công đức của Tam Bảo rất lớn, khiến cho thế gian này được an vui, hạnh phúc; làm cho thế gian này bớt khổ đau và làm cho chúng sinh bớt khổ, hết khổ. Đó chính là công đức của Tam Bảo”.

Chư Tăng là người duy trì được Phật Pháp, duy trì được lời Phật dạy và làm cho chúng sinh tin rằng giáo Pháp của Phật đưa đến hạnh phúc, an vui.

Lợi ích của cúng dường Tam Bảo .
Trong tạng Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trung Bộ III, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, Đức Phật dạy: “…có người đàn bà hay đàn ông có bố thí và cúng dường cho Sa môn hay Bà la môn các đồ ăn uống, y phục, xe cộ, ngọa cụ, y dược, đèn đuốc, nhà cửa… Do nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, thiên giới. Nếu sanh vào loài người, người ấy được giàu sang, có tài sản lớn”.

Để quý đạo hữu hiểu thêm, Sư thầy lý giải: “Ai có tâm thường nghĩ đến điều thiện, muốn điều thiện lưu mãi ở thế gian này thì sẽ cúng dường Tam Bảo, để các Thầy nuôi mạng sống của mình, đem lời Phật dạy giáo hóa cho chúng sinh, để chúng sinh bỏ ác làm lành. Người như vậy sau khi thân hoại mạng chung sinh vào cõi thiện là cõi người hay cõi Trời để hưởng phúc báo”.
Trong kinh Tạp Bảo Tạng, bài kinh “Chuyện con của trưởng giả làm thuê thiết hội được hiện báo” cũng kể về câu chuyện: Khi Đức Phật còn tại thế, tại thành Xá Vệ có một chàng trai sống cô đơn nghèo khổ, cha mẹ mất sớm, phải lang thang sống bằng nghề làm thuê. Tình cờ, chàng trai nghe được rằng, cuộc sống trên cõi Trời Đao Lợi vô cùng sung sướng, nếu cúng dường cho Đức Phật và chúng Tăng thì sẽ được sinh lên đó. Chàng trai xin làm thuê cho vị trưởng giả trong ba năm để có thể thiết hội cúng dường. Sau ba năm, khi đã tích lũy đủ số tiền, cùng với sự trợ duyên của vị trưởng giả, chàng trai đã thực hiện được ước nguyện. Tuy nhiên, hôm đó trùng vào ngày Tiết Nhật nên rất nhiều người chuẩn bị đồ ăn, thức uống dâng lên cúng dường. Khi chư Tăng đến chỗ chàng trai, bởi vì đã khất thực rồi nên các Ngài chỉ thọ nhận rất ít vật thực mà anh đã chuẩn bị. Chàng trai rất buồn, nghĩ rằng mong muốn sinh lên cõi Trời sẽ không thành tựu. Buồn quá, chàng trai đến bạch với Đức Thế Tôn. Ngài dạy chàng trai rằng: “Giả sử chúng Tăng không ăn gì cả, thì nguyện của ngươi cũng thành tựu, huống chi có thọ thực chút ít mà sao lại không thành?”. Nghe Đức Phật xác quyết như vậy, chàng trai hết sức hoan hỷ, không còn buồn khổ. Cũng trong ngày hôm đó, có 500 vị khách buôn vào thành kiếm đồ ăn, vì đồ ăn còn thừa nhiều, chàng trai hoan hỷ mời họ chỗ đồ ăn đó. Sau khi ăn xong, những vị khách buôn tặng rất nhiều món đồ giá trị cho chàng trai. Chàng sợ hãi không dám nhận, liền đến bạch Phật. Ngài dạy: “Đó là quả báo tạm thời, hãy nhận đi sẽ hết khổ, về sau chắc chắn sẽ sinh lên trời, đừng nên sợ hãi”… Vị trưởng giả chủ nhân vì không có con trai và nhận thấy chàng trai tính vốn thật thà, ngay thẳng nên ông đã gả đứa con gái duy nhất cho chàng trai. Nhờ vậy, gia nghiệp của chàng trở nên giàu có vô cùng. Sau đó, trong thành có một ông trưởng giả giàu có bậc nhất qua đời, Vua Ba-tư-nặc nghe chàng trai thông minh, trí thức nên đã tặng hết khối tài sản đó cho chàng trai.

Từ những câu chuyện trong kinh Phật và qua lời chia sẻ , chúng ta thấy rằng, cúng dường Tam Bảo sẽ sinh ra phước báu rất lớn cho chúng ta trong đời này và các kiếp về sau. Hy vọng với những chia sẻ của Cô, quý Phật tử và bạn đọc sẽ có thêm những tri kiến trong việc tìm hiểu và tu học giáo Pháp của Phật. Mong rằng, những hạt giống thiện tâm của mỗi người sẽ được gieo trồng trên những thửa ruộng phước màu mỡ nhất và gặt hái được những quả vị tốt đẹp cho bản thân!

-------------

Sĩ tử mùa thi: Lễ sao cho đúng?
Vào mùa thi đại học, cao đẳng hàng năm ngoài việc đi lễ chùa, rất đông sĩ tử cùng người nhà từ các tỉnh đổ về Hà Nội tranh thủ rủ nhau đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đền Ngọc Sơn (Hà Nội) với chung mục đích là cầu nguyện sao cho việc thi cử được gặp nhiều may mắn. Đây là 02 di tích lịch sử có ý nghĩa tâm linh to lớn gắn với sự nghiệp giáo dục, thành công trên con đường học vấn của dân tộc Việt.

Đền Ngọc Sơn.

Tên Ngọc Sơn là có từ thời Trần. Trong thời vua Lê, trên đảo Ngọc Sơn chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng cung Khánh Thụy để làm điểm vui chơi, sau này Trịnh Doanh cũng cho đắp thêm cạnh bờ hồ chỗ đối diện với cung Khánh Thụy một gò đất và đặt tên là Ngọc Bội Sơn. Cung Khánh Thụy về sau đã bị Lê Chiêu Thống đốt trụi. Đến cuối đời Lê, trên nền cũ của cung Khánh Thụy đã xây dựng chùa Ngọc Sơn thờ Phật. Qua thời Nguyễn, chùa được chuyển thành đền thờ Văn Xương Đế Quân, rồi lại phối thờ Lã Động Tiên, Quan Vân Trường. Sau này người Hà thành đã đưa vào thờ tướng quân Trần Hưng Đạo, nhà quân sự thiên tài đã ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông thế kỷ thứ 13.

Năm 1865, Án sát Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra vận động tu sửa đền và diện mạo như hiện nay là có từ lần tu sửa này. Trên gò Ngọc Bội ông đã cho xây một tháp đá có đỉnh hình ngọn bút lông, thân tháp khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh) mà ngày nay quen gọi là tháp Bút.

 

Qua tháp sẽ đến một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, bên trên có một nghiên mực được tạc từ một tảng đá xanh, hình quả đào cắt bổ dọc, khoét lõm lòng chảo. Bề dài quả đào là 0,97m, bề ngang 0,8m, nghiên cao 0,3m, chu vi 2m được đặt trên 3 ông cóc tựa như 3 chiếc chân kiềng. Đặc biệt, trên thân của nghiên mực có khắc một bài minh do cụ Nguyễn Văn Siêu soạn, với ý nghĩa hàm súc. Nội dung được chép lại ở bức cuốn thư 64 chữ trên cổng. Xin trích một đoạn dịch tham khảo: “Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú Đạo đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Không vuông, không tròn, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Không cao, không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn Bút đá. Ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không”.

Sau cửa cuốn là hai bức tường ở hai bên lối vào tượng trưng cho bảng Rồng và bảng Hổ – những sĩ tử khi đi ngang qua đây được nhắc nhở gắng công đèn sách để sớm có ngày được “bảng vàng đề tên”.

Nối bờ với đảo Ngọc là cầu Thê Húc (nơi ánh sáng mặt trời đậu lại), hai bên có ba chữ “Thê Húc Kiều”. Qua cầu là tới Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) có chức năng của một cổng đền, duyên dáng nhờ được trang điểm bởi một gốc đa cổ thụ sum suê lá cành.

Đền Ngọc Sơn gồm ba nếp nhà chính liền nhau. Tại nhà Bái đường có đặt bàn thờ Văn Xương Đế Quân là vị thần của Đạo Giáo được thờ bên Trung Hoa, nếp giữa thờ Lã Động Tân (vị thần của Đạo Giáo được người đời sau tôn là Lã Tổ) và Quan Vân Trường (vị tướng giỏi thời Tam quốc được người Trung Hoa tôn là Quan Đế), nếp nhà phía Bắc thờ tướng quân Trần Quốc Tuấn có công lớn trong việc dẹp tan quân Nguyên xâm lược được tôn là Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương. Trước nhà Bái đường về phía Nam còn có đền Trấn Ba (đình chắn sóng), như muốn hàm ý nơi đây là một thành lũy đạo đức có thể ngăn chặn được những biến tướng tiêu cực của nền văn hóa đang bị phân hóa của xã hội đương thời.

Văn Miếu  - Quốc Tử Giám.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ tháng 8 năm Canh Tuất đời vua Lý Thánh Tông (tháng 10 năm 1070). Ban đầu là Văn miếu thờ các vị thánh hiền đạo Nho như Khổng Tử, Mạnh Tử. Đến Năm 1076 đời Lý Nhân Tông, nơi đây đã lập thêm Quốc Tử Giám với mục đích dạy dỗ các hoàng tử, sau đó đã mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong nhân dân. Năm 1236 đời Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám đổi thành Viện Quốc Học và năm 1480 đời Lê Thánh Tông lại đổi thành Nhà Thái Học.


Văn Miếu - Quốc Tử giám, nơi thu nhận cả các học trò giỏi trong nhân dân

Văn Miếu - Quốc Tử Giám có những bức tường ngăn đã chia nơi đây thành 5 khu vực: Khu vực 1 bắt đầu bằng cổng chính có 3 chữ “Văn Miếu Môn”, phía trước và sau cổng đều có cặp rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Khu vực 2 bắt đầu bằng cổng “Đại Trung Môn”, 2 bên có hai cổng nhỏ “Thành Đức” và “Đại Tài”. 

Khu vực 3 bắt đầu bằng “Khuê Văn Các” (gác đẹp của sao Khuê, một sao trong nhị thập bát tú, chủ về văn chương thi phú). Gác này được xây dựng từ mùa xuân năm 1805 với một lầu vuông 8 mái, bốn mặt gác có 4 cửa sổ tròn trang trí hình mặt trời. Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ “Súc Văn” và “Bỉ Văn”.

Ngay giữa khu này có một hồ lớn hình vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) với tường hoa bao quanh. Đối xứng với hồ là 2 khu vườn bia, là nơi dựng các tấm bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ. Nếu tính đủ từ năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đến năm Cảnh Hưng thứ 10 (1779) phải có trên 100 kỳ thi, nhưng thực tế số bia ở đây chỉ có 82 tấm.

Khu vực 4 bắt đầu từ Đại Thành Môn là một khoảnh sân rộng, hai bên có hai dãy Tả vu và Hữu vu, vốn là nơi thờ tự các danh nho. Cuối sân là nhà Đại bái và Hậu cung với kiến trúc khá đẹp và trang trọng. Khu vực 5 bắt đầu bằng “Thái Học Môn” dẫn vào nhà Thái Học, nguyên là Quốc Tử Giám lập từ đời Lý, có thể ví như trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn dời kinh đô vào Phú Xuân thì trường cũng được dời theo và trên nền nhà Thái Học cũ đã dựng đền Khải Thánh thờ cha mẹ của Khổng Tử.


Rất nhiều sĩ tử mong muốn đỗ đạt thành tài nên đổ xô đến Văn Miếu để dâng hương hành lễ

Lễ sao cho đúng?

Mặc dù trước các kỳ thi, sĩ tử đến lễ ở Văn Miếu Quốc Tử giám và đền Ngọc Sơn lên đến hàng nghìn người, nhưng cách hành lễ như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Theo kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu tâm linh cho rằng đền Ngọc Sơn sẽ phù hợp hơn cho việc sĩ tử đến lễ trước khi diễn ra các kỳ thi, còn Văn Miếu Quốc Tử Giám sẽ phù hợp hơn cho những sĩ tử đã đỗ đạt vào trường hoặc tốt nghiệp ra trường đến Lễ. Và tất nhiên nếu ai đến được cả hai nơi thì không còn gì bằng, đây được xem như là một hành động tri ân của thế hệ sau với các thế hệ đi trước, rất phù hợp đạo lý của người dân Việt Nam chúng ta. 

Trước khi đến những nơi linh thiêng đó, kể cả các bậc phụ huynh và các sĩ tử hãy nên lễ tại bàn thờ tổ tiên, nơi đình chùa. đền phủ… tại quê nhà trước đã. Và cho dù lễ ở đâu thì cũng phải biết cách hành lễ sao cho đúng và đủ. 

Theo kiến trúc sư, nhà nghiên cứu phong thủy ứng dụng Kiến Phong hướng dẫn, thứ tự khấn lễ đó là: tạ ơn, sám hối, cầu, hứa và xin (tương ứng 5 ngón tay trên bàn tay).


Thứ tự khấn lễ đó là: tạ ơn, sám hối, cầu, hứa và xin

Cụ thể:

Tạ ơn nghĩa là tạ ơn cha trời – mẹ đất, cha mẹ phật thánh, các bậc tiên đế Đại vương, anh hùng liệt sỹ, gia tiên tiền tổ... đã cho chúng con có được ngày hôm nay.

Sám hối là những tội lỗi chúng ta đã gây ra từ tiền kiếp cho đến nay, do tham - sân- si... mong được các Chư vị đại xá.

Cầu là cầu cho Quốc thái dân an - Đất nước ngày càng hưng thịnh phát triển, người người được 2 chữ: Bình an, cầu cho các chân linh anh hùng Liệt sỹ từ thời dựng nước cho đến nay, các chân linh không nơi nương tựa và các chân linh gia tiên tiền tổ sớm được siêu thăng siêu thoát lên cảnh giới cao hơn...

Hứa: Sẽ tu học chữ Đạo để làm rạng danh tiên tổ, làm rạng danh đất nước…

Xin: Dâng vật lễ( có thể chỉ cần giọt dầu) và xin cho bản thân được gặp nhiều may mắn trong kỳ thi sắp tới…

Cho dù kết quả của chúng ta đến đâu thì khi đã đến cửa những chốn tâm linh đó cầu nguyện thì chúng ta phải có ngày quay trở lại để tạ lễ để bảo toàn phước đức cho con cháu chứ đừng nghĩ cứ được mới tạ như nhiều người vô tâm vẫn quan niệm.

-------------

Văn khấn cầu thi cử đỗ đạt .
Các sĩ tử trước khi vượt vũ môn thường tới khấn nguyện tại các đền chùa, văn miếu. Dưới đây là bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt gặp nhiều may mắn, để kỳ thi thuận lợi và đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học, kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp...
1. Những lưu ý khi khấn cầu thi đỗ
Các nhà nghiên cứu tâm linh chỉ bảo rằng, các sỹ tử nên tới Đền Ngọc Sơn cầu thi cử cho mọi việc trở nên tốt lành. Còn Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi sĩ tử đã đỗ đạt, hoặc tốt nghiệp ra trường tới lễ sẽ phù hợp hơn. Hiện nay, trước kỳ thi các sĩ tử đều rất căng thẳng cho nên nhiều sĩ tử đã chọn cách đi lễ cầu thi cử đỗ đạt cả hai nơi, nhưng lại lúng túng không biết lễ thế nào, bởi vì khi khấn chỉ nên khấn một chùa không nên khấn nhiều chùa sẽ mất thiêng.

Theo các nhà tâm linh, thì khi chuẩn bị đi lễ ở đâu cũng cần lễ gia tiên và chùa chiền tại bản quán trước để xin đấng linh thiêng phù hộ cho con trẻ trong kỳ thi cử đỗ đạt cao. Tới các chốn linh thiêng, hành lễ bắt đầu là tạ ơn, rồi tiếp tục sám hối, cầu, nguyện và xin thi cử đỗ đạt cho cái của mình.


Vật phẩm lễ thường là giọt dầu. Cầu xin cho sĩ tử gặp nhiều may mắn và đỗ đạt trong các kỳ thi… Sau đó nguyện sẽ chú tâm học hành cho tốt…

Các nhà tâm linh đều khuyên, sau khi đã tới chốn tâm linh cầu nguyện, phải thật thành tâm, không nên về thẳng hoặc chờ đỗ đạt, hoặc ngồi chờ có cơ hội mới quay lại tạ lễ. Mà đỗ đạt hay không người đi lễ cũng nên quay lại để lễ tạ tại chùa đã khấn. Lễ tạ cũng thường là giọt dầu như lễ xin. Một số người đi lễ biết rõ là không có cơ hội quay lại, như thế là phạm tội và sẽ bị ảnh hưởng sau nay

Trong các kỳ thi dù đỗ hay trượt, các sĩ tử cũng nên biết rằng là việc thi cử còn nhờ hồng phúc tổ tiên của mình để lại, chứ không phải cứ cầu cúng tại các chùa chiền là đều đỗ đạt. Phải có sư nỗ lực của bản thân, Thi cử thành công hay không chính là nhờ bản thân nỗ lực học tập và thực lực của các sĩ tử. Chính vì thế cần phải biết chăm chỉ và biết cách học đúng phương pháp.


 
2. Bài khấn cầu thi đỗ tại nhà.

 

Các sĩ tử trước khi vượt vũ môn thường tới khấn nguyện tại các đền chùa, văn miếu. Dưới đây là bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt gặp nhiều may mắn, để kỳ thi thuận lợi và đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học, kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp...
1. Những lưu ý khi khấn cầu thi đỗ
Các nhà nghiên cứu tâm linh chỉ bảo rằng, các sỹ tử nên tới Đền Ngọc Sơn cầu thi cử cho mọi việc trở nên tốt lành. Còn Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi sĩ tử đã đỗ đạt, hoặc tốt nghiệp ra trường tới lễ sẽ phù hợp hơn. Hiện nay, trước kỳ thi các sĩ tử đều rất căng thẳng cho nên nhiều sĩ tử đã chọn cách đi lễ cầu thi cử đỗ đạt cả hai nơi, nhưng lại lúng túng không biết lễ thế nào, bởi vì khi khấn chỉ nên khấn một chùa không nên khấn nhiều chùa sẽ mất thiêng.

Theo các nhà tâm linh, thì khi chuẩn bị đi lễ ở đâu cũng cần lễ gia tiên và chùa chiền tại bản quán trước để xin đấng linh thiêng phù hộ cho con trẻ trong kỳ thi cử đỗ đạt cao. Tới các chốn linh thiêng, hành lễ bắt đầu là tạ ơn, rồi tiếp tục sám hối, cầu, nguyện và xin thi cử đỗ đạt cho cái của mình.


Mẫu bài khấn thi đỗ này dùng được cho cả phụ huynh khấn thay cho con tại nhà.

Tên Của Bạn . 

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Long Mạch cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo , Tổ Tỷ , Bá thúc huynh đệ, Cô gì tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc hai bên.

Tín chủ con là :…. .. Tuổi….

Ngụ tại: Việt Nam quốc – ….. tỉnh …huyện ....xã

Hôm nay tín chủ con nhờ đất ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương, hoa trà quả, lòng thành lễ bạc, tâm có của không thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Tín chủ con kính mời: ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại.

Cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai khâm hưởng.

Cúi xin phù hộ độ trì cho Con (hoặc bố mẹ kêu hộ thì sửa là Út Tử của con) tên là : ….. Tuổi :…… sắp tới vào ngày: …. Tháng… năm…. Cháu dự cuộc thi (thi gì thì nêu ra) …… tại trường : ….. Ngụ tại (địa chỉ của trường) …….. ở phòng thi : ….. số báo danh : ……. được gặp nhiều may mắn, hanh thông, đỗ đạt trong kỳ thi sắp tới.

Cúi xin ngài Thần Linh, Gia Tiên Tiền Tổ, Bà Cô Ông Mãnh, cô bé, cậu bé tại gia bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho Con (Út Tử của con) Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện, tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn. Cho con, cho cháu được học thông, viết thạo. Học đến đâu nhớ đến đấy. Sức khỏe dào dào, tinh thần thoải mái, tinh tấn thông minh, làm bài được tốt, để lên được lớp, để đậu đúng trường. Đi lại trên đường, bình an vô sự. Để cho tương lai đèn sách, vinh danh bái tổ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì, chứng tâm. A Di Đà Phật !!!

Cẩn Cáo!

3. Bài khấn cầu thi tốt

 

Các sĩ tử trước khi vượt vũ môn thường tới khấn nguyện tại các đền chùa, văn miếu. Dưới đây là bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt gặp nhiều may mắn, để kỳ thi thuận lợi và đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học, kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp...
1. Những lưu ý khi khấn cầu thi đỗ
Các nhà nghiên cứu tâm linh chỉ bảo rằng, các sỹ tử nên tới Đền Ngọc Sơn cầu thi cử cho mọi việc trở nên tốt lành. Còn Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi sĩ tử đã đỗ đạt, hoặc tốt nghiệp ra trường tới lễ sẽ phù hợp hơn. Hiện nay, trước kỳ thi các sĩ tử đều rất căng thẳng cho nên nhiều sĩ tử đã chọn cách đi lễ cầu thi cử đỗ đạt cả hai nơi, nhưng lại lúng túng không biết lễ thế nào, bởi vì khi khấn chỉ nên khấn một chùa không nên khấn nhiều chùa sẽ mất thiêng.

Theo các nhà tâm linh, thì khi chuẩn bị đi lễ ở đâu cũng cần lễ gia tiên và chùa chiền tại bản quán trước để xin đấng linh thiêng phù hộ cho con trẻ trong kỳ thi cử đỗ đạt cao. Tới các chốn linh thiêng, hành lễ bắt đầu là tạ ơn, rồi tiếp tục sám hối, cầu, nguyện và xin thi cử đỗ đạt cho cái của mình.

Bài khấn cầu thi tốt

Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Kính nguyện Phật Thánh chứng tâm thiện thần bảo hộ.​

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ….

Hữu duyên hữu ngộ Thánh độ chỉ đường, mà hôm nay nhằm ngày…. tháng ……..năm …., đệ tử được đem thân về hầu đê đầu bái yết cửa …….. linh từ. Con xin kêu thay cho… (kêu thay cho ai thì nêu đầy đủ họ tên, phòng thi, số báo danh) được đỗ đạt trong kỳ thi sắp tới.

Con nguyện noi gương sáng đức Thánh để tỏ rạng trí tâm chuyên cần sự học. Hữu sự con nguyện ngài khuông phù gia hộ – bật độ phù trì để con thi cử đỗ đạt qua kỳ thi là:​

Kỳ thi… (kỳ thi gì thì khấn lên),

Nguyện xin ngài bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho con Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện. Con chẳng dám quên công ân trời bể nhà ngài.​

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoài và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn.

Con nam mô a di Đà Phật!

Con nam mô a di Đà Phật!

Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)


 
4. Văn khấn cầu thi cử

 

Các sĩ tử trước khi vượt vũ môn thường tới khấn nguyện tại các đền chùa, văn miếu. Dưới đây là bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt gặp nhiều may mắn, để kỳ thi thuận lợi và đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học, kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp...
1. Những lưu ý khi khấn cầu thi đỗ
Các nhà nghiên cứu tâm linh chỉ bảo rằng, các sỹ tử nên tới Đền Ngọc Sơn cầu thi cử cho mọi việc trở nên tốt lành. Còn Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi sĩ tử đã đỗ đạt, hoặc tốt nghiệp ra trường tới lễ sẽ phù hợp hơn. Hiện nay, trước kỳ thi các sĩ tử đều rất căng thẳng cho nên nhiều sĩ tử đã chọn cách đi lễ cầu thi cử đỗ đạt cả hai nơi, nhưng lại lúng túng không biết lễ thế nào, bởi vì khi khấn chỉ nên khấn một chùa không nên khấn nhiều chùa sẽ mất thiêng.

Theo các nhà tâm linh, thì khi chuẩn bị đi lễ ở đâu cũng cần lễ gia tiên và chùa chiền tại bản quán trước để xin đấng linh thiêng phù hộ cho con trẻ trong kỳ thi cử đỗ đạt cao. Tới các chốn linh thiêng, hành lễ bắt đầu là tạ ơn, rồi tiếp tục sám hối, cầu, nguyện và xin thi cử đỗ đạt cho cái của mình.

Văn khấn cầu thi cử
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính nguyện Phật Thánh chứng tâm thiện thần bảo hộ.

Hữu duyên hữu ngộ Thánh độ chỉ đường, mà hôm nay nhằm ngày.... tháng ........năm Nhâm Thìn, đệ tử được đem thân về hầu đê đầu bái yết cửa ........ linh từ

Con nguyện noi gương sáng đức Thánh để tỏ rạng trí tâm chuyên cần sự học. Hữu sự con nguyện ngài khuông phù gia hộ - bật độ phù trì để con thi cử đổ đạt qua hai kỳ thi là:

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT

- Và kỳ thi tuyển sinh vào trường đại học......​

Nguyện xin ngài bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho con Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện. Con chẳng dám quên công ân trời bể nhà ngài.

Nam mô A Di Đà Phật.

5. Bài khấn cầu thi tốt ở Văn Miếu Quốc tử Giám
Để cầu thi cử đỗ đạt, các sỹ tử đến Văn Miếu phải chuẩn bị kỹ lưỡng và làm đúng theo các bước để việc cầu cúng được chứng giám.

Trang phục đi lễ tại Văn Miếu

Trang phục mặc đi lễ phải trang nghiêm, lịch sự. Không ăn mặc hở hang, phản cảm.

Trang phục tuân thủ theo nội quy tham quan của Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Sớ cầu thi đỗ đạt

Sớ cầu thi đỗ đạt khi vào cúng tại Văn Miếu là điều không thể thiếu. Khi qua cổng Văn Miếu, bạn sẽ nhìn thấy những bàn nhận viết sớ. Những mong muốn, tên tuổi, địa chỉ của bạn sẽ được các thầy nho viết vào văn sớ trước khi mang vào lễ trong các điện.

Sắm lễ cầu thi tốt ở Văn Miếu

Một gói bánh đậu xanh.
3 cái bóng đèn điện.
Một quyển vở, một cái bút, hoa quả tùy tâm biện lễ.
5 lễ tiền vàng
Ai có vật phẩm hỗ trợ khác, gói trong một tờ giấy đỏ rồi đặt lên mâm lễ.
Bài khấn

Con nam mô a di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Việt Nam quốc, Hà Nội thị, Văn miếu Quốc Tử Giám.

Môn sinh: ..... Sinh .... niên.

Kính cẩn tấu trình: Văn xương Thánh Đế.

Chư vị Thượng Trung Hạ bản từ.

Hôm nay là ngày:……tháng …. năm ......

Con xin kính cẩn biện cung trần bạc lễ.

Cúi xin chư vị Đại Đức Thánh Hiền học giả chứng giám cho con là:………….

Trú tại : ..........- Việt Nam quốc.

Nay đang học tại: .........Việt Nam quốc. Năm .... ứng thí kỳ thi:....

Trước linh đài Văn xương Thánh Đế linh đài con xin tâm thành kính cẩn xin các ngài chứng giám tâm thành, phù độ gia trì cho con năm nay được bản mệnh khang an, tinh thần dong sảng, trí lực tinh anh, minh mẫn, gạt bỏ tạp phế, chú tâm đèn sách học tập để bước vào kỳ thi tới được gặp nhiều hanh thông cát tường, học giỏi đỗ cao, thầy yêu bạn giúp, hoàn tất được bài thi đến nơi đến chốn, đạt điểm số tối đa của trường: Đại học .....

Con kính xin chư vị chấp lễ chấp cầu trợ lực cho con được kim bảng danh đề toại tâm như ý.
Con xin khấu đầu cảm tạ!

Môn sinh con: .…………. xin rập đầu cúi lạy đến bách bái.

Sau khi lễ xong, bạn mang đồ cúng đi hóa vàng, mang bút và vở về nhà, khi nào đi thi mang đi theo dùng để làm bài
Lắp bóng điện vào đèn bàn học để ôn luyện hàng ngày
Bánh đậu xanh ăn hàng ngày, đặc biệt là trước lúc đi thi lấy may mắn
6. Lời cầu nguyện trước khi đi thi


Sau đây là lời cầu nguyện trước khi đi thi dành cho các sỹ tử công giáo giúp các em vững tin trước khi bước vào các kỳ thi quan trọng.

Lạy Chúa Giêsu, ngày hôm nay, con đi thi.

Chúa biết rõ học vấn đối với con rất quan trọng!

Xin Chúa rộng tay nâng đỡ và ban sức mạnh thiêng liêng cho con.

Xin đừng để con hoang mang hoặc bồn chồn, đừng để con đoán mò hoặc tin vào may rủi.

Nhưng xin hãy soi sáng tâm trí con, để con suy nghĩ cho chín chắn.

Xin đừng để con bị cám dỗ gian lận, nhưng giúp con làm bài với hết khả năng.

Nguyện xin Chúa hướng dẫn con, để con chọn được cách làm bài tốt nhất, để con giải được cả những câu hỏi khó nhất.

Nguyện xin Chúa hãy can thiệp, để con không bất cẩn, cũng chẳng tự mãn.

Đừng để con xao lãng nhưng hết sức chú tâm, đừng để con hấp tấp nhưng làm kịp thời gian.

Lạy Chúa Giêsu, không có Chúa giúp, con chẳng làm được gì!

Nhưng có tay Chúa nâng đỡ, con có thể làm được tất cả và gặt hái được kết quả tốt nhất.

Lạy Chúa Giêsu, hôm nay con đi thi, xin hãy luôn ở bên cạnh con, Chúa ơi!..Amen.

Ngoài ra mời các bạn tham khảo thêm các bài văn khấn tại đây:

----------------

Bài văn khấn Đền Ngọc Sơn .

Mẫu bài văn khấn tại Đền gồm có Văn khấn Thành Hoàng, văn khấn ban Công Đồng, văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu áp dụng cho tất cả các đền ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, trong đó bài khấn đền Ngọc Sơn hay bài văn khấn đền Quán Thánh cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
1. Đền Ngọc Sơn - Nơi Tâm Linh Ở Hà Nội

Nằm ở đảo Ngọc của lòng hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn vừa là biểu tượng văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vừa là nơi có kiến trúc ấn tượng, độc đáo.

Ngôi đền này được xây dựng trong thế kỉ 19, thờ Quan để có thể trấn áp điều ác. Đền Ngọc Sơn được thiết kế với kiến trúc chữ Tam thể hiện được sự hài hòa tôn giáo, thờ đức thánh Trần Hưng Đạo và thờ thần Văn Xương Đế Quân. Hơn nữa, Đền Ngọc Sơn cũng thờ cả Quan Vân Trường, Lã Động Tân, Phật A-di-đà. Theo nghiên cứu, Đền Ngọc Sơn được cho là nơi linh thiêng dành cho các sĩ tử nên trước kỳ thi quan trọng, nhiều sĩ tử đã tìm về đây để lễ cúng.

 Bài Văn Khấn Đền Ngọc Sơn

Văn khấn ở Đền Ngọc Sơn cũng gồm 3 văn khấn, mỗi văn khấn sẽ ứng với ban thờ trong đền khác nhau.

* Văn khấn Thành Hoàng

Nam mô a di đà phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là …………………………………………………… Tuổi ………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..( âm lịch)
Đọc bài văn khấn Thành Hoàng làng tại đình làng
Đọc bài văn khấn Thành Hoàng làng tại đình làng
Hương tử con đến nơi ………………………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Bên cạnh chuẩn bị bài văn khấn Đền Ngọc Sơn, bạn cũng cần chuẩn bị sắm lễ Đền Ngọc Sơn với vật phẩm lễ gọi là giọt dầu, tạ lễ cũng chuẩn bị vật phẩm này. Sau khi cầu may mắn, đỗ đạt thì bạn cần chú tâm vào học hành để thi cử cho tốt. Còn nếu như bạn đi chùa, bạn cần chuẩn bị văn khấn đi chùa, đồ sắm lễ phù hợp.

------------------

Bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt gặp nhiều may mắn .
Đến mùa thi cử, theo phong tục của người Việt Nam thì các bậc phụ huynh thường cầu cho con cái của mình thi cử đỗ đạt, đầu óc minh mẫn làm bài thành công.
Thi cử là một bước kiểm tra cuối cùng trong một quá trình học tập, chính vì thế mà nhiều người thường khấn nguyện tại các đền chùa, văn miếu để kỳ thi thuận lợi, diễn ra tốt đẹp, văn hay chữ tốt, đỗ đạt cao không phụ quãng thời gian vất vả rèn luyện. Sau đây là bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt gặp nhiều may mắn, để kỳ thi thuận lợi và đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học, kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp, sinh giỏi.

Bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt gặp nhiều may mắn 

Bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt gặp nhiều may mắn 

Bài văn khấn cầu thi cử

.Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Kính nguyện Phật Thánh chứng tâm thiện thần bảo hộ.​

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là ....

Hữu duyên hữu ngộ Thánh độ chỉ đường, mà hôm nay nhằm ngày.... tháng ........năm …., đệ tử được đem thân về hầu đê đầu bái yết cửa ........ linh từ. Con xin kêu thay cho... ( kêu thay cho ai thì nêu đầy đủ họ tên, phòng thi, số báo danh) được đỗ đạt trong kỳ thi sắp tới.

Con nguyện noi gương sáng đức Thánh để tỏ rạng trí tâm chuyên cần sự học. Hữu sự con nguyện ngài khuông phù gia hộ - bật độ phù trì để con thi cử đổ đạt qua kỳ thi là:​

Kỳ thi… (kỳ thi gì thì khấn lên), 

Nguyện xin ngài bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho con Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện. Con chẳng dám quên công ân trời bể nhà ngài.​

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoài và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

----------------------------

 

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552