Tổng Hợp Những Bài Văn Khấn Cổ Truyền Tại Các Chùa , Đình Lớn Nhất Việt Nam Phần 5

  05/02/2021

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Khi Nào Nên Đeo Trang Sức Hình Phật Bản Mệnh

Đeo Phật Bản Mệnh Có Tác Dụng Gì?
Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của đức Phật Bản Mệnh tương ứng với 12 con giáp sẽ được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu.
Với những người lớn tuổi, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh bên mình để được ngài nhắc nhở việc Thành Tâm Niệm Phật, đồng thời nhờ ngài mà giữ được: Thân, Nghiệp, Ý và Sự Bình Yên trong lòng.


Với những bạn trẻ, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh giúp hóa dữ thành lành, công danh và tiền tài ngày càng phát triển. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn, giữ mọi mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.


Với những người thường xuyên làm việc ở những nơi nặng khí âm như nhà xác, nghĩa trang… ngài sẽ che chở đề không bị tà khí xâm nhập, tránh xa ma quỷ.
Phật dạy: Rời xa kiến chấp, an lạc niết bàn, hàng phục ma chướng, chứng đắc trí tuệ sáng suốt, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, vượt khỏi giả danh, không còn chỗ thọ của bản ngã, không bị ràng buộc các pháp ác của tà ma ngoại đạo. Đó là chỗ nhận biết của người trí tuệ và là chỗ cư trú các bậc thánh, các bồ tát, các bậc giác ngộ. Chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh, mang theo Phật Bản Mệnh bên mình thì công đức vô lượng, tăng cường phong thủy. Không chỉ mang tới cho mình may mắn, phúc lành mà còn kết thiện duyên. Và quan trọng hơn cả là mang Phật bên người thì hãy có Phật trong tâm, tránh ác hành thiện là loại phong thủy tốt nhất.

-----------------

Bài văn khấn cô Chín đền Sòng Sơn, cô Chín Giếng đầy đủ nhất .
Hướng dẫn cách sắm lễ đi đền cô Chín và bài văn khấn cô Chín đền Sòng Sơn, cô Chín Giếng đầy đủ.

Đền cô Chín Sòng Sơn và đền cô Chín Giếng là 2 ngôi đền nổi tiếng ở Thanh Hóa. Dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ đến bạn cách sắm lễ đi đền cô Chín và bài văn khấn cô Chín đền Sòng Sơn và đền cô Chín Giếng đầy đủ, chính xác nhất.
Cô Chín là ai?
Cô Chín là Tiên Nữ hầu Mẫu trong đền Sòng , quản cai chín giếng, cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si thì cô mắc võng, nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ là Đền Cô Chín ở Thanh Hóa, cách đền Sòng Sơn khoảng 30km. 

Khi ngự đồng cô mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai, có khi cô múa quạt tiến Mẫu, múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng cô đều được cô chứng minh. Ở một số địa phương đều thờ cô và tôn với các danh khác như Cô Chín Rồng, Cô Chín Suối nhưng chính đều là Cô Chín Sòng được thờ phụng.

1. Cô Chín Giếng và Cô Chín Sòng là một cô hay là hai cô?

Cô chín Sòng và Cô chín giếng có hai hiện thân nhưng đều là một cô, thiên biến vạn hoá ” người phàm trần ai tỏ sự tiên, vì đâu cô Chín làm quan khắp mọi vùng “.  Cô đều cận mẫu bà. Nếu về đền sòng thì gọi là cô 9 sòng. Về đền chín giếng thì gọi là cô 9 giếng. Vì ở đó có 9 miệng giếng. Tương truyền là do cô cai quản. Thực ra phép thánh biến hóa thần thông. 

Ngoài gia cô còn có 1 số tên gọi khác như cô Chín âm dương (ở đền Âm Dương – Ninh Bình), cô Chín suối Rồng (đền suối Rồng – Hải Phòng) , cô Chín Thượng (đền cô Chín thượng ngàn – Bắc Giang, Thái Nguyên) cô Chín Tít Mù (đền cô Chín Tít Mù ở Lạng Sơn) … nhưng đều là một cô.

2. Lễ hội Đền Cô Chín

Đền Cô Chín là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất xứ Thanh. Đền đã được nhà nước xếp hạng di sản lịch sử cấp quốc gia. Đến tham quan và đi lễ Đền Cô ngoài việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín quý khách còn được tham quan dòng suối trong mát( tương truyền là chín miệng giếng thiêng).

Hàng năm có rất nhiều du khách khắp 4 phương đến tham quan và dâng lễ tại đền Cô Chín. Vào ngày 26/2 âm lịch thường có lễ hội truyền thống( lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín rồi lên đèo Ba Dội). Ngày 9/9 âm lịch là chính hội của đền Cô chín nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới người dân cả nước đã nô nức chảy hội về đền cô để cầu xin Sức Khoẻ – Bình An – Tài Lộc – Làm Ăn Kinh Doanh.


Cách sắm lễ đi đền cô Chín và bài văn khấn cô Chín .
Khi đi lễ cô Chín, các bạn có thể tuỳ tâm và sắm lễ. Lễ chay hay lễ mặn đều được, cốt là ở cái tâm thành kính. 

Hoa quả rượu chè thuốc lá trầu cau nên sắm theo số lẻ. Nếu có điều kiện thì dâng lễ mặn, không thì dâng lễ chay. Có điều kiện hơn thì dâng cô võng, nón hài, tiền vàng. Đặc biệt: Nhớ mang theo cái Tâm đi. 

Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè.
Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
Một số hàng mã để dâng như: nón đỏ, hài hoa, vòng hồng… Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.

Xem thêm: Cách sắm lễ và bài văn khấn đền ông Hoàng Bảy

III. Bài văn khấn cô Chín
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, bạn dâng hương, thành tâm kính lễ và đọc bài văn khấn cô Chín dưới đây:


Nội dung bài văn khấn đền cô Chín:

Con Nam Mô A Di Đà Phật!

Con Lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương .

Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật. Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp.

Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng. Con sám hối con lạy Phật Tổ Như Lai.

Con sám hối con lạy Phật Thích Ca. Con sám hối con lạy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ tát ma ha tát. Con nam mô a di đà Phật. Con sám hối Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ, Địa phủ, Công đồng Tứ phủ vạn linh. Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế. Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng.

Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu. Con Lạy Tứ vị Chúa tiên, tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu, Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu, Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu, Thuỷ Cung Thánh Mẫu.

Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn .Con lạy Đức Ông Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương, Đức Ông đệ tam Cửa Suốt, Nhị vị vương Cô, Cô bé Cửa Suốt, Cậu bé Cửa Đông.

Con lạy Tam vị chúa mường. Chúa mường đệ nhất tây thiên. Chúa mường đệ nhị Nguyệt Hồ. Chúa mường đệ tam Lâm Thao.Chúa Năm Phương bản cảnh.Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn.Quan lớn đệ nhất. Quan lớn đệ nhị giám sát. Quan lớn đệ tam Lảnh giang.

Quan lớn đệ tứ khâm sai. Quan lớn đệ ngũ tuần tranh. Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà.

Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông. Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ.

Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ. Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương. Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung. Chầu Cửu Đền Sòng, Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng.

Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ. Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng. Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ. Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ.

Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An. Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô Chín Sòng Sơn.

Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải. 12 cửa rừng 12 cửa bể.

Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.

Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm 

Tín Chủ ……………..Tuổi ………….

Ngụ Tại ………………………………

Con xin: …………………………………

--------------------------------------

Văn khấn cô Bơ chuẩn công đồng tứ phủ được sử dụng nhiều nhất .
Ngày nay, công đồng tứ phủ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Cùng chúng tôi  tìm hiểu văn khấn cô Bơ chuẩn nhất theo tứ phủ công đồng được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhé.

Thần tích cô Bơ Bông .
Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Hàn Sơn, Cô Bơ Thác Hàn) được thờ tại Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thuộc khu du lịch tâm linh Hàn Sơn.

Theo tài liệu còn được ghi chép lại cho đến ngày nay, cô Bơ Bông tương truyền là con gái vua cha Thủy Tề. Cô được phong là Thoải Cung Công Chúa. Sau này, Cô được giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cô đã giúp vua Lê Lợi trong những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa trường kỳ. Sau này, sau khi cô hóa, cô còn linh ứng giúp vua lê trong cuộc diệt Mạc phù Lê.

Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh Vua Cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau này, cô hiển linh ở vùng ngã ba sông, phù độ cho thuyền bè đi lại được thuận lợi, không gặp trở ngại. Do vậy nên cô còn có danh hiệu là Cô Bơ Bông (do tích cô giáng ở ngã ba sông) hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà). Ai hữu sự đến kêu van cửa cô đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi Cô Bơ luôn giá ngự về đồng, già trẻ, từ đồng tân đến đồng cựu, hầu như ai cũng hầu về Cô Bơ Bông.

Đền thờ cô Bơ Bông .
Khá nhiều sóng gió xảy đến với đền thờ cô Bơ Bông. Vào khoảng năm 1939 – 1940, Đền Bơ Bông đã bị giặc Nhật phá đổ, đốt tượng. Lúc đó, cụ Nguyễn Trọng Khanh là thủ nhang của đền đã bí mật cứu gỡ được một số bài vị, bát hương, đỉnh thờ và pho tượng cô đem giấu đi. Cụ đã xin giặc Nhật cho phép cụ được dựng lại đền thờ Trần Hưng Đạo sau đó ít ngày, thực chất là dựng lại đền Cô ở khu bãi bồi bên sông cách đền cũ chừng 200 mét. Khu vực này xung quanh chỉ toàn cỏ lau.

Ngôi đền được công nhận là di tích quốc gia kể từ năm 1996. Hiện nay, khu đất cũ của đền Cô mà đã bị giặc Nhật phá đã có người dân xây dựng 3 gian nhà ngói để ở. Nhưng nghe đâu, miếng đất nơi đền cũ linh thiêng không ở được. Người ở đó đã bỏ lại ngôi nhà chỉ để dành thắp hương cho cô và đi kiếm ăn nơi xa.


Cô Bơ Bông khi giáng đồng, bất cứ ai đều sắc mặt tươi thắm như hoa.Cô mặc áo trắng khi về ngự, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng) rồi cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi. Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò, rồi khi chèo thuyền xong, cô lại cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây.


Văn khấn cô Bơ chuẩn công đồng tứ phủ được sử dụng nhiều nhất .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy:… (tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh).

Đệ tử con tên là:………. tuổi:……….

Ngụ tại:……………………………

Hôm nay, (không cần nói rõ ngày tháng làm gì). Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó – không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội, nên nhớ không bày lễ mặn ở cung Phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua.

Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: (Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).

Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ… ( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

--------------------

Bài văn khấn cầu duyên đầy đủ nhất giúp tình duyên như ý .
Khấn cầu duyên và mong muốn chuyện tình duyên luôn được thuận lợi và được như ý nguyện vẫn là nét đẹp văn hóa mà nhiều người vẫn thường lựa chọn. Bên cạnh việc lễ chùa để cầu mong sự may mắn, bạn vẫn có thể cầu tình duyên. Để lời thỉnh cầu được như mong muốn bên cạnh tâm thành kính, bạn cũng nên chuẩn bị bài văn khấn cầu duyên. Hãy theo dõi bài viết sau của  để biết bài văn khấn này có nội dung thế nào nhé!

Những ngôi chùa cầu duyên nào nổi tiếng linh thiêng?
Chùa Hà .
Nhắc tới những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội, chắc chắn không thể bỏ qua chùa Hà. Những người có đôi, có cặp khi đi lễ chùa sẽ càng thêm thắm thiết, những bạn đang còn độc thân sẽ sớm tìm được ý chung nhân của mình.

Nếu Đi lễ Chùa Hà, bạn nên đi vào ban ngày vì đến 6 giờ tối chùa đã đóng cửa. Để cầu duyên, bạn nên sắm lễ và dâng sớ lễ tại ban thờ Thánh Mẫu. Tuy nhiên, bạn cũng nên làm lễ ở những bàn thờ khác để cầu bình an, may mắn bạn nhé!

Chùa Phước Khánh.
Chùa Phúc Khánh cũng là ngôi chùa nổi tiếng trong việc cầu duyên vào dịp đầu năm mới. Khi tiếng giao thừa vang lên, cũng là lúc mọi người kéo về chùa Khánh Phước để hái lộc đầu năm. Không chỉ để cầu tài lộc mà đây cũng là ngôi chùa linh thiêng trong cầu tình duyên.

Bạn có thể ghé thăm chùa thường xuyên để tìm kiếm được cảm giác thanh tịnh cũng như giải tỏa các áp lực trong cuộc sống.

Phủ Tây Hồ.
Phủ Tây Hồ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, đây chính là một người phụ nữ trong  truyền thuyết tài hoa giỏi cầm ca. Nhân vật này được xếp là một trong bốn vị thánh bất trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt.

Theo như trong truyền thuyết Phủ Tây Hồ được xây dựng bởi trạng nguyên Phùng Khắc Khoan l để tưởng nhớ người tri âm. Bởi vậy, Phủ không chỉ là nơi để người ta cầu tài lộc mà còn là nơi để cầu duyên.

Chùa Quán Sứ.
Chùa Quán Sứ không hiện nay là trụ sở của Trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nơi đây còn là một ngôi chùa quen thuộc cho bạn trẻ đến để cầu duyên.

Chùa Láng.
Chùa Láng có từ  vua Lý Anh Tông và được coi là ngôi chùa cổ kính được trưng bày nhiều tượng Phật cổ. Cũng bởi vậy, mà người dân vẫn luôn  tin tưởng rằng ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất. Do đó, có nhiều bạn trẻ tìm đến chùa không chỉ để cầu bình an, sức khỏe mà còn cầu tình duyên.


Đi chùa cầu duyên cần sắm những lễ vật gì?
Đi chùa cầu duyên, bạn có thể đi lễ theo thành ý của mình. Thường thì tại các ngôi chùa sẽ có những bà lão hay những người dân sống xung quanh hướng dẫn cho bạn cách sắm lễ. Nhưng để thể hiện được tâm ý thì bạn nên tham khảo những lễ vật sau đây:

Hoa quả: Tùy theo mùa trong năm mà bạn có thể lựa chọn nhưng nên có màu sắc sặc sỡ như: màu vàng, xanh, đỏ, tím, và màu trắng.

Đối với tiền vàng nên có 5 lễ.

Trầu cau thường sẽ là 1 quả cau 3 lá trầu.

Cần chuẩn bị bánh chưng và bánh dày – mỗi loại 1 chiếc, đối với bánh xu xê là một đôi.

Các vật cát tường bức tranh hoặc đôi Uyên ương và sớ cầu giáng linh.
Thực tế, có nhiều quan niệm về việc cầu duyên nhưng để có thể giải tỏa được áp lực tâm lý, cầu duyên tại các ngôi chùa vẫn luôn là sự lựa chọn của nhiều người. Sau đây là bài văn khấn cầu duyên với các nội dung đầy đủ mà bạn nên biết:

Bài cúng lễ cầu duyên
Nam mô A di Đà phật
Nam mô A di Đà phật
Nam mô A di Đà phật
Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Phật

Hôm nay, Ngày:….. Tháng….. Năm 20... (tính theo âm lịch).

Con tên là:………………….; tuổi……

Kính cẩn khánh bái:

Chư Phật mười phương, Tứ phủ công đồng Thánh đế, Mẫu đệ nhất thiên tiên, Mẫu địa nhị thượng ngàn, Mẫu đệ tam thủy cung, cập chư Tiên đồng Tây Hồ phủ.

Hôm nay, con có chút lễ vật mọn dâng bày, cung thỉnh chư vị Phật, Chư Thánh, Chư Mẫu lai lâm chứng giám.

Kính tấu Phật Thánh, Chư mẫu, Chư Tiên, trong trời đất có đạo âm dương giao hòa, hóa sinh vạn vật, đạo nhân sinh có nam có nữ, đến tuổi thì tác thành đôi lứa vợ chồng. Nhờ ơn Trời Phật Thánh Mẫu và phúc ấm Gia tiên.

– Con tên là:…………………

– Trú tại số nhà:……Phố……………….Phường…………..Quận………TP............

Hiện chưa tìm được ý trung nhân xứng đôi vừa lứa, mong gặp cảnh ngộ tương đồng tương cảm, cá nước duyên ưa, nảy sinh cảm tình chân thành, mong muốn sớm được xum họp một nhà.

Con khấu đầu thành tâm cầu xin chư Phật, Thánh, Tiên, Mẫu bản phủ lai lâm chứng minh chứng giám phù độ gia trì vun bồi tình cảm, tác duyên tạo phúc cho con gặp may mắn tác thành đôi lứa, cho con sở cầu tình duyên xuôi chèo mát mái, để đi đến cuộc hôn nhân như nguyện ước.

Con là người trần, nghĩ sao thưa vậy, chỉ mong Phật Thánh Mẫu chứng minh chứng giám xin có tờ giấy cánh sớ dâng bày.

Nhân đây con cũng bái xin Phật Thánh Tiên Mẫu, giáng linh vào đôi uyên ương cát tường này để con mang về làm vật cát tường may mắn, hồi hướng ân đức của Phật, Thánh, Mẫu bên cạnh con, dẫn đường chỉ lối, phù độ cho con có tình duyên được vuông tròn như nguyện. Cho con gặp người tâm đầu ý hợp, thành vợ thành chồng, con cái đông đủ, thuận hòa sống với nhau đến trọn đời.

Kính lạy Chư vị Phật Thánh Tiên Chúa, các Mẫu chấp lễ chấp cầu ban phúc giáng linh vật cát tường cho chúng con, chúng con không dám quên ơn tạ lễ.

Tín chủ con: ……………….con xin rập đầu bái đến trăm lạy.

Gần hết tuần hương thì có thể lễ tạ bằng bài khấn này.

Sau khi tổ chức lễ cưới, cuối năm nên đi lễ tạ ơn./.

---------------------------------

Khấn cầu duyên tại chùa hay đi chùa để xin thuận lợi trong việc tình duyên là điều rất nhiều người vẫn hay làm. Rất nhiều người thường đến chùa để cầu duyên, nếu như bạn vẫn còn lẻ bóng hay chưa tìm được ý trung nhân cho mình thì các bạn có thể tham khảo bài cúng lễ cầu duyên dưới đây
 
 Bài văn khấn cầu duyên ở ban Mẫu
Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:.........................Ngụ tại:......................................

Hôm nay là ngày (Theo âm lịch):........................................ Con đến chùa (hoặc đề, phủ...):......... thành tâm kính lễ cầu xin.

Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện trong nay mai, để rồi cho con được sinh trai, sinh gái đầy nhà vui vẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, mãi mãi bình an khang thái.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật.

Cẩn cáo!

Sau khi khấn xong: Quan sát thấy cháy 2 phần 3 nén nhang thì hóa tiền vàng. Khi về nhà, ngay ngày hôm đó bố trí thời gian (ban ngày, hoặc buổi tối, hoặc ban đêm), niệm chú của đức Dược sư lưu ly quang Phật.

Chú niệm như sau:

Nam mô bạc già phạt đế, bệ xái xã lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, bát ra xà dã, đát tha yết da gia, a la hát đế, tam điểu tam bột đà gia. Đát điệt tha. án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.

Một số lưu ý khi lên chùa cầu duyên.
Đền, chùa…là những nơi linh thiêng và tôn kính nên trong quá trình đi lễ, bạn cần phải tuân thủ những điều nhất định để tránh gặp phải những điều cấm kỵ. Sau đây là một số lưu ý mà bạn nên biết khi lễ chùa : 

Khi đi lễ cần ăn mặc lịch sự, kín đáo, nghiêm túc và không ăn nói tùy tiện, kém văn minh. Không cười đùa, vô lễ gây ồn ào khi đi lễ.

Sau khi đọc bài khấn  xong bạn nên quan sát khi  thấy nhang đã cháy được 2 phần 3 thì hóa tiền vàng. Khi về nhà, trong ngày hôm đó bạn nên bố trí thời gian để niệm chú của đức Dược sư lưu ly quang Phật để ý nguyện sớm được thành.

Niệm chú của đức dược sư Quang Phật rất dễ tìm kiếm trên internet. Bạn nên học thuộc niệm chú để không đọc sai, đọc thiếu. Trong khi niệm, bạn nên nghiêm trang, nói thầm và không nên nói ý nghĩa niệm chú cho người khác nghe.

Văn khấn cầu duyên sẽ giúp bạn thể hiện được ước nguyện của mình và hy vọng về đường tình duyên thuận lợi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cầu sự bình an và may mắn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

---------------

Khấn cầu duyên tại chùa hay đi chùa để xin thuận lợi trong việc tình duyên là điều rất nhiều người vẫn hay làm. Rất nhiều người thường đến chùa để cầu duyên, nếu như bạn vẫn còn lẻ bóng hay chưa tìm được ý trung nhân cho mình thì các bạn có thể tham khảo bài cúng lễ cầu duyên dưới đây

 Bài cúng cầu duyên ở chùa Hương - Văn khấn ông Tơ bà Nguyệt .
Con lạy bà Nguyệt ông Tơ. Con lạy Hoàng Bảy Hoàng Ba Hoàng Mười.

Tuổi con nay đã cao rồi. Mà không tìm được một người kết duyên.

Tâm tư mang nặng ưu phiền. Lòng con buồn tủi triền miên tháng ngày.

Con còn lầm lỗi chi đây. Cúi xin nguyệt lão từ đây độ trì.

Tơ hồng lưỡng tỉnh xương kỳ. Quế loan cầm sắt yến đi khan thường.

Thiên tiên nguyệt lão rủ thương. Rất công rất chính chẳng thiên bên nào.

Có gương ngọc kính soi vào. Tơ hồng giao kết lẽ nào lẻ loi.

Trước theo nhạn cá rong chơi. Sau là phân định lứa đôi hợp hòa.

Mong được duyên đẹp, cả nhà sống chung. Trăm ngàn lạy Đức tiên ông.

Tơ Hồng Nguyệt Lão rủ lòng xét soi. Cho con có lứa có đôi.

Sống cho trọn vẹn kiếp người trần gian.

Ngoài việc lên chùa đi lễ cầu duyên bạn có thể đến chùa làm lễ cầu an cho gia đình. Một số ngôi chùa linh thiêng được nhiều chọn là điểm đến tâm linh trong dịp đầu năm như chùa Hương, đền bà chúa Kho, lễ hội chùa Yên Tử, chùa Tây Thiên... Nếu như có dự định đi đến những địa điểm này các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm trên để nắm rõ đường đi cũng như giá cả các dịch vụ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi.

------------

Văn khấn đền Cửa Ông Quảng Ninh chuẩn nhất khi đi lễ .

Khi đi lễ ở đền, chùa, điều quan trọng nhất là tấm lòng thành kính hay theo dân gian gọi là “có tâm”. “Có tâm” ở đây có nghĩa là hiểu được về nơi mình định đi lễ, nơi đó ở đâu, thờ ai và nên cầu gì ở ngôi đền, chùa ấy...

Đi lễ ở đền Cửa Ông cũng vậy, trước khi đi, bạn nên tìm hiểu một chút thông tin về ngôi đền nổi tiếng bậc nhất ở tỉnh Quảng Ninh này, xem xem ngôi đền này thờ ai để đọc văn khấn cho phù hợp.

Cattour biết rằng quý bạn đọc chắc chắn sẽ không có nhiều thời gian tìm hiểu nên chúng tôi đã tổng hợp lại các thông tin về đền Cửa Ông và văn khấn đền Cửa Ông trong bài viết này, quý khách chỉ cần đọc kỹ, sau đó in bài văn khấn ra là được.
 
Đền Cửa Ông thờ ai?
 
Vị thần chính ở đền Cửa Ông là Đức Ông Cửa Suốt Trần Quốc Tảng, hiệu là Hưng Nhượng Vương, là con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
 
Đền Cửa Ông không chỉ là nơi thờ tự Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng mà còn là nơi thờ đầy đủ gia thất của tướng Trần Quốc Tuấn, bao gồm Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu (vợ ông) 2 cô công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Trung,…
 
Đền Cửa Ông còn là nơi thờ tự đầy đủ gia thất của tướng Trần Quốc Tuấn
 
Chính vì điều này nên du khách khi đi lễ tại Đền Cửa Ông sẽ đọc văn khấn lễ Đức Thánh Trần, cụ thể bài văn khấn như sau:

Văn khấn đền Cửa Ông Quảng Ninh .

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

- Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều

- Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

- Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

- Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

- Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con là: .......................Ngụ tại: ...................

Hôm nay ngày ..... tháng ..... năm ..... Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Sau khi đọc văn khấn xong, quý khách hãy chờ hương tàn sau đó tạ lễ và thụ lộc là được.

-----------------

Chúa Thác Bờ – Bà chúa linh thiêng bậc nhất Hòa Bình

Chúa Thác Bờ nổi tiếng là bà chúa linh thiêng nhất Hòa Bình. Con hương muốn cầu chữa bệnh, cúng lễ thì phải đến xin lộc bà. Đền thờ chúa được xây dựng trên địa phận 2 huyện là huyện Đà Bắc và Cao Phong, Hòa Bình. Nơi đây có địa thế hùng vĩ, cảnh đẹp thiên nhiên sông nước hài hòa, tươi mát. Hàng năm, nơi đây đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, hành hương, du lịch tấp nập. Đây chính là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hòa Bình. 
Sự tích chúa Thác Bờ Hòa Bình .
Xưa kia, bà vốn là người Mường, sinh ra và lớn lên trên đất Hòa Bình dưới thời Lê. Chúa có tên thật là Đinh Thị Vân – là con gái một gia đình tộc trưởng trong làng. Tương truyền năm 1430 – 1432, vua Lê Lợi đem quân đi dẹp loạn giặc ở Đèo Cát Hãn tại Mường Lễ, Sơn La. Khi vua tiến đến Thác Bờ thì thấy địa thế nguy hiểm với thác nước xô bọt trắng trời cùng rất nhiều xoáy nước dưới dòng sông. Quân ta không thể vượt qua được. 

Lúc bấy giờ, có hai người con gái đã đứng lên vận động trai tráng trong làng lên rừng xẻ ván, làm thuyền độc mộc đưa quân qua thác. Một người chính là Đinh Thị Vân – cô gái dân tộc Mường và một người là cô gái dân tộc Dao. 

Sau khi chiến thắng trở về, vua Lê Lợi dừng chân nơi Thác Bờ làm lễ khao quân. Hai cô lại vận động dân bản quyên góp thịt muối, cơm lam, rượu cần để liên hoan ăn mừng chiến thắng.

Tại đây, bà còn giúp dân ổn định cuộc sống, dạy nhân dân lên rẫy làm nương, xuống sông Đà làm lưới bắt cá. Tương truyền, người còn giúp dân trị thủy, chế ngự sống Đà cuồn cuộn sóng dữ.

Về sau khi hai bà mất, nhân dân nhớ công ơn đã phong cho hai bà là bà Chúa Thác Bờ và lập đền thờ trong vùng thờ cúng muôn đời.

Dâng lễ đền bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình .
Đền bà Chúa Thác Bờ nằm trên địa phận hai xã là xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Đền được xây dựng theo thế nhìn sông tựa núi với phong cảnh hữu tình, tuyệt đẹp. Du khách thập phương hàng năm thường đến chầu cửa bà nhằm cầu lộc chữa bệnh, cúng lễ, cầu bình an, may mắn trong cuộc sống. Để tỏ lòng thành tâm tôn kính của mình, du khách thường sắm lễ chầu chúa bà rất tỉ mỉ và trang trọng. Một mâm lễ thường bao gồm một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, giấy tiền, thẻ hương, trầu cau, cút rượu, xôi thịt, cánh sớ. Riêng với Chúa Thác Bờ, các thức lễ dâng lên chúa bà phải có màu trắng. Bởi khi thỉnh Chúa Thác Bờ, chúa ngự về đồng thường mặc áo trắng.

Ngoài những lễ vật này, nhiều con hương, đệ tử thành tâm thường muốn dâng tiến một lễ vật đẹp, sang, mang ý nghĩa tốt đẹp để có thể bày trên ban thờ thánh trong thời gian dài. Oản Tài Lộc chính là thức lễ phù hợp nhất. Oản được thiết kế tỉ mỉ đẹp sang, mang ý nghĩa tài lộc tốt lành lại có thể để được tới 6 tháng không bị hỏng mốc, cực thích hợp bày trên ban thờ thánh.

Với quanh oản, muốn dâng lên chúa bà quanh oản đẹp, trang trọng thể hiện lòng thành kính thì bạn nên tìm đến Oản Cô Tâm. Bởi Oản Cô Tâm chuyên cung cấp oản tài lộc lễ tứ phủ, đặc biệt là oản lễ Chúa Thác Bờ. Các mẫu trang trí oản tại Oản Cô Tâm đều được nghiên cứu kỹ càng, chi tiết các nét tín ngưỡng văn hóa thờ Tứ Phủ của Việt Nam nên khách hàng hoàn toàn an tâm khi mua sản phẩm. Với oản lễ Chúa Thác Bờ, chúng tôi trang trí quanh oản màu trắng điểm vài bông hoa lan trắng đẹp mắt cùng lá ngọc cành vàng và quạt khai quang vô cùng trang nhã. 


Kiến trúc đền Chúa Thác Bờ Hòa Bình phía tả ngạn và hữu ngạn
Đền Chúa Thác Bờ đã trải qua một số lần trùng tu, xây dựng lại nên kiến trúc đền không còn nguyên vẹn như xưa. Tuy nhiên, những nét độc đáo đặc trưng của đền vẫn còn được lưu giữ lại. 

Đền Chúa Thác Bờ phía tả ngạn có kiến trúc mặt bằng hình chữ Đinh gồm: nhà Đại bái và nhà Hậu cung.  Phía trước đền gồm 5 cửa được lợp bằng mái ngói vảy cá. Cửa chính treo bức đại tự viết bằng chữ Hán. Trên nóc có đắp nổi mặt rồng chầu. Hai bên tả hữu ngũ ngan có đắp hình 2 ông khuyến thiện và trừng ác.

Đền Thác Bờ phía hữu ngạn có cấu trúc mặt bằng hình chữ Đinh. Gồm 3 gian thờ chính và hậu cung. Đền được xây hai tầng tựa vào núi. Tầng 1 làm nơi nghỉ trọ cho khách hành hương và tầng hai là nơi thờ tự các vị thần linh. Đền được xây dựng bằng bê tông cốt thép, trần đổ mái bằng. Giữa bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Cầu thang lên xuống được xây bên phải đền.

Trong đền không chỉ thờ bà Chúa Thác Bờ mà còn thờ các vị thần thánh khác như công đồng quan lớn, Ngũ vị tôn ông, bà chúa Sơn Trang, tứ phủ Thánh Cô, tứ phủ Thánh Cậu, Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn, tứ phủ Chầu Bà,…

Bài văn khấn đền Chúa Thác Bờ cực chuẩn cho đầu năm đi lễ cầu gì được nấy .
Dưới đây là bài văn khấn sử dụng khi quý khách đi bái lễ ở đền Chúa Thác Bờ, Thung Nai, Hòa Bình, được sưu tầm lại từ những nguồn uy tín. Mời quý khách tham khảo!
Đền Bà Chúa Thác Bờ là ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở tỉnh Hòa Bình
 
"Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con Lạy 9 phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật.Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp.

Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng. Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai.

Con sám hối con lạy Phật Thích Ca. Con sám hối con lạy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát ma ha tát.

Con Nam Mô A Di Đà Phật. Con sám hối Thiên Phủ, Nhạc Phủ, Thoải Phủ, Địa Phủ, Công Đồng 4 Phủ vạn linh.

Con lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế. Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng. Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu. Con lạy tứ vị Chúa Tiên tứ vị Thánh Mẫu: Mẫu Cửu Trùng Thiên, Phủ Giày Quốc Mẫu, Mẫu Nghi Thiên Hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu, Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu, Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu, Thuỷ Cung Thánh Mẫu.

Con lạy tứ vị Vua Bà Cờn Môn. Con lạy Đức Ông Trần Triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương, Đức Ông Đệ Tam Cửa Suốt, Nhị vị Vương Cô, Cô Bé Cửa Suốt, Cậu Bé Cửa Đông.

Con lạy tam vị Chúa Mường, Chúa Mường Đệ Nhất Tây Thiên. Chúa Mường Đệ Nhị Nguyệt Hồ. Chúa Mường Đệ Tam Lâm Thao. Chúa Năm Phương Bản Cảnh.

Con lạy Ngũ Vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn: Quan Lớn Đệ Nhất. Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát. Quan Lớn Đệ Tam Lảnh Giang.Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai.

Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh.Con lạy Tứ phủ Chầu Bà:Chầu Bà Đệ Nhất.

 Chầu Bà Đệ Nhị Đông Cuông. Chầu Đệ Tam Thoải Phủ.

 Chầu Thác Bờ Chầu Đệ Tứ Khâm Sai Quyền Cai Bốn Phủ.

 Chầu Năm Suối Lân. Chầu Sáu Lục Cung Nương. Chầu Bảy Kim Giao. Chầu Tám Bát Nàn Đông Nhung. Chầu Cửu Đền Sòng. Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng. Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.

Con lạy tứ phủ Ông Hoàng: Ông Hoàng Cả. Ông Đôi Triệu Tường. Ông Hoàng Bơ. Ông Hoàng Bảy Bảo Hà.Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ.

 Ông Chín Cờn Môn. Ông Mười Nghệ An.Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô:Cô cả.Cô đôi Đông Cuông. Cô bơ Thác Hàn. Cô Tư Tây Hồ. Cô Năm Suối Lân. Cô Sáu Lục Cung. Cô Bảy Kim Giao. Cô Tám đồi chè. Cô 9 Sòng Sơn.

Cô mười Đồng Mỏ. Cô bé Đông Cuông. Con Lạy Tứ phủ Thánh Cậu: Cậu Cả Hoàng Thiên. Cậu Đôi. Cậu Đồi Ngang. Cậu Bé Bơ. Cậu Năm. Cậu Sáu. Cậu Bảy Tân La. Cậu Bé Bản Đền.

Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền.Quan đứng đầu đồng,chầu cai bản mệnh.Hội đồng các quan,hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải.12 cửa rừng 12 cửa bể,Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang.Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái.Con lạy táo quân quan thổ thần.Bà Chúa đất,bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.

Đệ tử con là:...

Ngụ tại:...

Kim niên kim nguyệt, cát nhật lương thời ... niên ... nguyệt ... nhật thời Cung nghênh khánh tiệc ... (hoặc nay nhân ngày lành tháng tốt), đệ tử con cùng toàn thể gia chung nhất một lòng tòng một dạ, lễ mỏng tâm thành, tay chắp gối quỳ, mang miệng tới tâu, mang đầu vọng bái, cúi xin Phật, Thánh, Chúa, Tiên rủ lòng thương xót chấp kỳ lễ bạc, xe loan giá ngự, giáng phúc lưu ân, chứng minh công đức. Phù hộ độ trì Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được ấm no, hạnh phúc, tứ thời không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Đệ tử con thiết nghĩ, đệ tử phúc mỏng nghiệp dày, từ kiếp trước đến nay do hữu ý hay vô ý con gây nhiều tội lỗi, nay con cùng toàn thể gia quyến xin khấu đầu khấn nguyện phát tâm Bồ Đề, làm lành tránh dữ, tu tâm dưỡng tính, phóng sinh, bố thí, bồi đắp công đức, rèn luyện đạo hạnh, cúi xin bề trên thương xót độ cho các oan gia trái chủ do tội lỗi con gây ra được hưởng phước báu siêu sinh tịnh độ.

Kính xin bề trên soi xét cho cửu huyền thất tổ bảy đời, chín kiếp nội, ngoại được hưởng đầy đủ công đức, phước báu siêu sinh về cõi an lành.

Cúi xin Phật, Thánh, Chúa, Tiên tùy duyên ban cho con và gia đình được bình an, sức khỏe, khai mở trí huệ, tu hành tinh tấn, cho gia trung con được trong ấm ngoài êm nhân khang vật thịnh nhân sinh trường thọ.

(Cầu gì thêm thì khấn thêm)

Nhất tội Ngài nhất xá, vạn tội Ngài vạn thương.

Đệ tử con lễ bạc tâm thành con giàu một bó con khó một nén giàu làm kép hẹp làm đơn, thiếu Ngài cho làm đủ, thừa Ngài cho làm đầy, cúi xin Ngài chấp kỳ lễ vật, chấp lễ chấp bái, chứng tâm cho lời khấn tiếng bái của con bay như phượng lượn như hoa tới cửa Ngài ngồi, tới ngai Ngài ngự, cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm.

Con cúi xin gia tiên tổ đường nội ngoại, tổ cô mãnh tướng linh thiêng tới hầu tại cửa Phật, Thánh, tấu thay cầu đỡ cho con, cháu, chắt của Tổ được kêu thấu tấu nổi, đắc lễ, đắc bái, đắc yêu, đắc cầu. Đức Tổ cao minh tận thương tận độ.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Con xin đa tạ.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

--------------

Bài văn khấn ở tại đền côn sơn kiếp bạc đầy đủ, chính xác.
Bài văn khấn ở tại đền côn sơn kiếp bạc đầy đủ, chính xác nhất, khấn xin được bình an, may mắn. Đền kiếp bạc là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là nơi linh thiêng, Đền kiếp bạc có lễ hội chính tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, ngoài ra đầu xuân cũng có các hoạt động lễ hội ở đây, ngoài những ngày lễ, ngày thường cũng có rất nhiều người đến tham quan, khấn bái cầu bình ăn, may măn.Trong bài viết này phong thủy phật bản mệnh xin chia sẻ tới các bạn bài văn khấn tại đền côn sơn kiếp bạc, mời các bạn cùng tham khảo.


Đền Côn Sơn Kiếp Bạc .
Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam; là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.
Lễ hội chính tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, ngoài ra đầu xuân cũng có các hoạt động lễ hội ở đây. Do tính chất địa lý (gần chùa Côn Sơn) và lịch sử, lễ hội Côn Sơn (gắn liền với Nguyễn Trãi) và lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn liền với Trần Hưng Đạo) thường được tổ chức trùng nhau để nhân dân tưởng nhớ tới hai vị anh hùng dân tộc.

Ngoài ra, tại đền Kiếp Bạc vào năm 2006, chính quyền chính thức công nhận hình thức sinh hoạt tín ngưỡng lên đồng. Những người theo tín ngưỡng lên đồng thờ Thánh Trần được gọi là Thanh đồng. Hiện nay lên đồng Trần triều diễn ra thường xuyên tại đền Kiếp Bạc.

Bài văn khấn tại đền côn sơn kiếp bạc – Văn khấn thỉnh ban trần triều .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con kính lạy Tam phủ Công Đồng Trần Triều
Con kính lạy Thánh phụ An Sinh Đại Vương Trần Quốc Liễu, Thánh mẫu Thiện Đạo quốc mẫu Ngọc bệ hạ.
Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công Chúa,
 Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Tiết Chế Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính. Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.
Con kính lạy tứ vị Thánh tử , Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiện, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Hưng Hiển Vương Trần Quốc Uất.
-Con kính lạy cung thỉnh Nhị vị vương cô Hoàng Thánh, Đệ Nhất Quyên thanh Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Hậu, Đệ nhị Đại Hoàng Anh Nguyên Quận Chúa
 Con kính lạy Đức ông phạm điện suý Nguyên Soái tôn thần,
Con kính lạy cô bé cửa suốt cậu Bé biển đông, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Dã Tượng Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô tướng quân. Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con ………. Ngụ tại Việt Nam Quốc………..

Ông Hương tử chúng con sắm sửa lễ bạc tâm thành xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn thể bách gia trăm họ con dân nước Việt được mưa thuận gió Hoà Dân An quốc thái núi liền núi sông liền sông, Biển đảo quê hương bốn phương yên bình, đồng gia quyến được luôn mạnh khoẻ. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, chín tháng đông, ba tháng hè được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lốc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có của được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì, chứng minh công đức.

---------------

Bài văn khấn đền mẫu đồng đăng lạng sơn .
Bài văn khấn đền mẫu đồng đăng lạng sơn, phong thủy phật bản mệnh xin chia sẻ tới các bạn bài ăn khấn lễ Thánh Mẫu và văn khấn Mẫu Thượng Ngàn được thờ cúng tại đồng đăng lạng sơn.
Sắm lễ văn khấn đền mẫu đồng đăng lạng sơn .
Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng  cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.


Văn khấn đền mẫu đồng đăng lạng sơn.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế. 
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. 
Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa. 
 Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu. 
 Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương. 
 Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng. 

Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn. 
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

 Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

--------------

 

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552