Văn khấn Thành Hoàng ở Đình, Đền, Miếu - Ý nghĩa văn khấn Thành Hoàng

  03/02/2021

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook Google+ Twitter Pinterest Tumblr LinkedIn Addthis

Khi Nào Nên Đeo Trang Sức Hình Phật Bản Mệnh

Đeo Phật Bản Mệnh Có Tác Dụng Gì?
Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của đức Phật Bản Mệnh tương ứng với 12 con giáp sẽ được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu.
Với những người lớn tuổi, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh bên mình để được ngài nhắc nhở việc Thành Tâm Niệm Phật, đồng thời nhờ ngài mà giữ được: Thân, Nghiệp, Ý và Sự Bình Yên trong lòng.


Với những bạn trẻ, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh giúp hóa dữ thành lành, công danh và tiền tài ngày càng phát triển. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn, giữ mọi mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.


Với những người thường xuyên làm việc ở những nơi nặng khí âm như nhà xác, nghĩa trang… ngài sẽ che chở đề không bị tà khí xâm nhập, tránh xa ma quỷ.
Phật dạy: Rời xa kiến chấp, an lạc niết bàn, hàng phục ma chướng, chứng đắc trí tuệ sáng suốt, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, vượt khỏi giả danh, không còn chỗ thọ của bản ngã, không bị ràng buộc các pháp ác của tà ma ngoại đạo. Đó là chỗ nhận biết của người trí tuệ và là chỗ cư trú các bậc thánh, các bồ tát, các bậc giác ngộ. Chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh, mang theo Phật Bản Mệnh bên mình thì công đức vô lượng, tăng cường phong thủy. Không chỉ mang tới cho mình may mắn, phúc lành mà còn kết thiện duyên. Và quan trọng hơn cả là mang Phật bên người thì hãy có Phật trong tâm, tránh ác hành thiện là loại phong thủy tốt nhất.

-----------------

Văn khấn Thành Hoàng ở Đình, Đền, Miếu - Ý nghĩa văn khấn Thành Hoàng .
Theo phong thủy học, thì từ ngàn đời nay vào các ngày Lễ Tết, mồng Một, ngày Rằm và những ngày hệ trọng thì mọi người thường lên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ để lễ cầu cho gia đình bình an, mọi người khỏe mạnh, an khang thịnh vượng. Đặc biệt đầu năm mới là dịp các gia đình hay đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ để cúng bái cảm tạ các vị Tiền Nhân có công với làng với xã, những người có công với tổ quốc trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ tổ quốc và để xin các tiền nhân phù hộ cho năm mới gặp nhiều may mắn cả về cuộc sống lẫn công việc. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về trình tự đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ thì không phải ai cũng biết. Mời quý bạn vào đọc Trình tự lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ để nắm rõ các bước trước khi lên lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ sau đó mới đọc bài viết này để giúp quý bạn hiểu hơn văn khấn Thành Hoàng ở Đình, Đền, Miếu đúng với phong tục cổ truyền Việt Nam nhất.

 

1. Ý nghĩa văn khấn Thành Hoàng ở Đình, Đền, Miếu .
Văn khấn Thành Hoàng ở Đình, Đền, Miếu là nghi lễ khi lên Đình, Đền, Miếu, Phủ tạ ơn các Tiền Nhân đã có công vơi dân tộc, làng xóm, xã. Theo tập tục thì cứ vào các dịp lễ Tết, Rằm thì ở khắp mọi nơi trên nước Việt. Các gia đình cùng nhau đi trẩy hội lên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ để tỏ lòng biết ơn, nhớ thương và ngưỡng mộ các vị Tiền Nhân, Thần Linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.

Văn khấn Thành Hoàng ở Đình, Đền, Miếu .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là………………………………………………..Tuổi………….

Ngụ tại……………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi……………(Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Trên đây là bài văn khấn Thành Hoàng ở Đình, Đền, Miếu chuẩn nhất theo phong tục Việt Nam. Kính mong quý bạn lên Đình, Đền, Miếu, Phủ thì ăn mặc chỉnh tề, cầu lễ thành tâm trước các Tiền Nhân. Và được Tiền Nhân ban ơn cũng như phù hộ cho mình và cho gia đình mình.

------------

Đi lễ Đình, Miếu, Đền, Phủ sao cho đúng phong tục cổ truyền không phải ai cũng biết
Theo phong thủy học, thì từ ngàn đời nay vào các ngày Lễ Tết, mồng Một, ngày Rằm và những ngày hệ trọng thì mọi người thường lên chùa để lễ cầu cho gia đình bình an, mọi người khỏe mạnh, an khang thịnh vượng. Đặc biệt đầu năm mới là dịp các gia đình hay đi lễ Chùa, lễ tại Đình Đền Miếu và Phủ để cúng bái xin được năm mới gặp nhiều may mắn cả về cuộc sống lẫn công việc. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về trình tự đi lễ Đình, Đền, Miếu Phủ thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp quý bạn hiểu hơn về trình tự và thủ tục thứ tự đúng với phong tục cổ truyền Việt Nam nhất.

Ý nghĩa của việc cúng lễ tại Đình, Miếu, Đền, Phủ .
Bài văn khấn cúng tại Đình, Miếu, Đền, Phủ được áp dụng vào các ngày Tết, Rằm, mùng Một. Đa số là đầu năm mới để lễ thờ các vị tiền nhân đã có công với làng với xã với quê hương đất nước trong đấu tranh giữ nước và dựng nước từ ngàn đời nay. Vào các ngày đặc biệt lễ Tết, Rằm thì các gia đình thường đi lên lễ Đình ở địa phương hay bất kỳ Miếu, Đền, Phủ nổi tiếng như Đình Kim Liên, Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục, Đền Kim Liên, Đền Quán Thành…. Trình tự dưới đây có thể áp dụng cho các thí chủ đi Đình, Miếu, Đền, Phủ vào ngày Rằm, mùng Một âm lịch hàng tháng. Các thí chủ có thể tải bài văn khấn cúng này về và tham khảo, sử dụng khi đi Đình, Miếu, Đền, Phủ lễ cầu bình an, may mắn vào mùng một, ngày rằm hàng tháng.

Trình tự Dâng Lễ theo phong tục cổ truyền .
Đến Đình, Miếu, Đền, Phủ  là phải hành lễ theo thứ tự như sau

1. Lễ Trình hay còn gọi là lễ thần Thổ Địa, thủ Đền trước, để xin phép thần Thổ Địa cho tiến hành lễ ở Đình, Miếu, Đền, Phủ.

2. Tiếp theo là đặt lễ vào các ban. Khi đặt lễ vào tất cả các bạn xong mới được cắm hương.

3. Làm lễ theo thứ tự từ ban thờ chính tiếp đó mới đến ban ngoài cùng. Thông thường thì ban bàn thờ cuối cùng là bàn thờ cô thờ cậu.

 Thứ tự thắp hương khi lên lễ Đình, Miếu, Đền, Phủ .
1. Thắp hương phải thắp từ trong ra ngoài, không được làm ngược lại

2. Sau khi thắp bàn thờ gian chính thì mới thắp hương các gian bàn thờ hai bên và các gian bàn thờ khác.

3. Ý nghĩa việc thắp hương, tại sao chọn số lẻ để thắp hương: Thắp hương phải dùng số lẻ, như đã nói ở trên là cắm hương 1,3,5,7 nén. Thường là cắm 5 nén hương bởi vì số 5 tượng trưng cho ngũ hành (Mộc, Kim, Thủy, Hỏa, Thổ). Cắm số chẵn 2,4,6 là khi gia đình đó có tang, có người mất thì mới thắp chẵn hương.

5. Trước khi cắm hương lên bàn thờ thì phải vái ba vái, hai tay cầm hương trước trán. Sau đó hai tay kính cẩn cắm hương lên ban bàn thờ.

6. Chuẩn bị sớ, văn khấn hay tấu trình đặt lên đĩa nhỏ, cũng vái 3 vái như cắm hương rồi dâng để lên bàn thờ.

7. Đặc biệt, nếu có chuông hoặc gõ mõ thì phải thỉnh ba hồi chuông, thình xong thì mới được khấn lễ

8. Hóa vàng phải hóa vàng sớ, văn khấn, tấu trình trước sau đó mới hóa tiền vàng…

 Hạ lễ sau khi cúng bái.
- Theo tục lệ, thì khi cúng bái xong đợi cho hết 1 tuần hương thì vái 3 vái trước mỗi bàn thờ mà mình cúng rồi hạ các đồ lễ mà mình lễ xuống, đồ vàng mà thì đem hóa vàng. Chú ý là khi hóa vàng đốt sớ, văn khấn, tấu trước.

- Nhớ 1 điều nữa là khi hạ lễ thì cũng phải theo thứ tự từ gian bàn thờ ngoài cùng vào ban chính. Lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như lược, gương thì để nguyên. Còn lại mang về và hóa vàng tiền bạc.

Ngoài việc cúng sao thì việc đeo trang sức phong thủy phật bản mệnh cũng là một trong các cách tốt để giảm nhẹ tai ương, hóa giải vận hạn trong những năm sao xấu . Phật bản mệnh là vị phật hộ mệnh cho từng con giáp, không chung chung như những vật phẩm khác nên đặc biệt tốt .Theo như kinh pháp nhà Phật, quyển Pháp Uyển Châu Lâm có viết: “ Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển có 12 loài thú được Bồ Tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát phân nhiệm vụ những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…” Chính vì vậy mà chia ra thành 12 con Giáp tương ứng với năm sinh của mỗi người.Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của đức Phật Bản Mệnh tương ứng với 12 con giáp sẽ được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu.Với những người lớn tuổi, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh bên mình để được ngài nhắc nhở việc Thành Tâm Niệm Phật, đồng thời nhờ ngài mà giữ được: Thân, Nghiệp, Ý và Sự Bình Yên trong lòng.
Với những bạn trẻ, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh giúp hóa dữ thành lành, công danh và tiền tài ngày càng phát triển. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn, giữ mọi mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.
Với những người thường xuyên làm việc ở những nơi nặng khí âm như nhà xác, nghĩa trang… ngài sẽ che chở đề không bị tà khí xâm nhập, tránh xa ma quỷ.

-------------

Cách chuẩn bị lễ vật cúng đầy cữ đầy tháng đầy năm đơn giản cho các bé .
Ông bà ta xưa quan niệm khi đứa bé sinh ra thì là do các vị Đại Tiên, Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 Tiên Nương nặn ban cho. Vì thế khi đứa bé sinh ra sau 3 ngày thường được tổ chức cúng Mụ. Để cầu xin những điều tốt, may mắn nhất cho đứa bé. Chính vì vậy, lễ thôi nôi của các bé có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Ngoài văn khấn cúng Mụ (văn khấn thôi nôi cho bé trai và bé gái ra) rồi tiếp đến là cúng gia tiên đọc văn khấn gia tiên thì lễ vật cúng thôi nôi đầy năm và cách bày lễ vật cũng rất quan trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp quý bạn chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi đầy năm một cách chuẩn nhất và cách để bày lễ vật.

 
1, Cách tính mốc đầy tháng cho cả bé trai va bé gái
Theo phong thủy học thì cách cúng đầy tháng hay đầy năm cho bé phụ thuộc vào 2 yêu tố đó là mốc ngày sinh mà bé sinh ra (theo lịch âm lịch). Yếu tố thứ 2 là dựa vào giới tính của trẻ “gái lùi 2, trai lùi 1”. Vì thế nếu là bé trai thì ngày cúng đầy tháng hay thôi nôi sẽ lùi 1 ngày so với ngày sinh, và bé gái thì lùi 2 ngày.

Chẳng hạn: nếu bé gái sinh vào ngày 01/06/2021 (âm lịch) thì ngày cúng đầy tháng của bé là ngày 28/06/2021 (âm lịch).

2, Giờ cúng cho cả bé trai và bé gái
- Cách cúng thôi nôi ngày âm dương, thường giờ cúng nên cúng vào giờ hoàng đạo vào sáng sớm hoặc chiều tối là tất nhất. Ngoài ra để thuận tiện nhất bố mẹ vào đây kiểm tra ngày giờ hoàng đạo để làm lễ cúng thôi nôi đơn giản cho bé nhé xem ngày giờ hoàng đạo

3 , Sắm lễ và chuẩn bị lễ vật
- Chia sẻ cách sắm lễ vật cúng thôi nôi bé trai bé gái gồm những gì: bao gồm cúng đẩy đủ cho 12 bà Tiên Nương (bà Mụ)

12 đôi hài xanh nhỏ giống hệt nhau và một đôi hài xanh to hơn những đôi còn lại.

12 miếng trầu cánh phượng giống nhau và  một miếng trầu têm cánh phượng to hơn.

12 bộ quần áo màu xanh giống nhau và 1 bộ quần áo màu xanh như thế nhưng to hơn.

12 bộ đồ chơi (tùy ý) nhưng có 1 bộ y vậy nhưng to hơn.

12 con cua, 12 con ốc, 12 con tôm (có thể sống hoặc chín).

12 chén chè nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng chè đậu nước dừa, người Bắc cúng chè hoa cau, người Huế cúng chè đậu xanh đánh).

12 đĩa xôi nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh cà).

12 chén cháo nhỏ.

Các loại bánh dành cho trẻ con như oản, bánh kẹo ngọt rồi xếp thành 12 đĩa.

Lễ mặn: cơm, canh xôi gà, các món lễ mặn, 2kg thịt quay (chia thành 12 đĩa nhỏ) + 12 chén rượu nhỏ. Có thể thay bằng 12 trứng vịt, gà.

Bát Hương, lọ hoa tươi nhiều màu.

- Ngoài ra, khi chuẩn bị lễ vật cúng 12 bà Mụ thì cần phải chuẩn bị thêm lễ vật cúng kính Đức Ông và 3 đức thầy (thánh sư, tổ sư, va tiên sư có chức năng truyền dạy nghề):

1 con gà luộc, 1 bát cháo lớn,

1 bát chè lớn; 3 đĩa xôi lớn, 1 miếng thịt quay,

1 đĩa hoa quả (tùy địa phương 5 loại quả bất kỳ),

trầu cau, rượu và đồ hàng mã như quần áo, tiền mã.

Lưu ý: Tất cá các lễ vật có thể thay đổi để phù hợp tùy theo địa phương 3 vùng miền trên cả nước..

 

4, Cách bày lễ vật khấn cúng 12 Bà Mụ, Cúng Thôi Nôi đầy năm cho bé Trai và bé Gái.
- Khi đặt bày lễ vật các bố mẹ trẻ nên tham khảo người lớn trong gia đình trước, những người có linh nghiệm trong việc làm lễ cúng đầy tháng đầy nằm cho bé. Và quý bạn nên lưu ý những việc Phongthuyhoc.vn liệt kê dưới đây nhé:

Chọn không gian rộng thuật tiện nhất (có thể thuể khách sạn nhà hàng)

Cần phải lên danh sách khách mời cụ thể để vừa vặn không gian mà mình muốn tổ chức

Chuẩn bị lễ vật như ở trên rồi bày biện sao cho hợp lý nhất. Tất cả lễ vật dâng bà mụ để chính giữa không gian. Lễ vật chia đều thành 12 phần giống nhau rồi xếp thành 2 hàng.

Nếu như cúng thôi nôi đầy năm của bé thì bố mẹ chuẩn bị thêm bánh kem theo tuổi. Ví dụ bé tuổi Chó có thể đặt bánh có biểu tượng chú Chó nhỏ ở đó.

Chuẩn bị album ảnh đáng yêu nhất của bé nữa nhé. Khách mời đến sẽ xem chiêm ngưỡng ảnh bé đáng yêu nhà mình.

Ngoài ra để tăng thêm niềm vui, các bố mẹ có thể nghĩa ra những trò chơi đơn giản, để mọi người và các bé cùng tham gia cho bữa tiệc sôi động.

Cuối cùng nhân vật chính trong bữa tiệc chính là bé nhà bạn, nhớ tắm rửa ăn mặc cho bé ngầu và đáng yêu nhất nhé.

Tất cả các giai đoạn chuẩn bị lễ vật, tiệc thôi nôi cho bé đã hoàn tất thì công việc cuối cùng là cả nhà sum họp lại làm nghi thức cúng lễ. Bố mẹ bé thắp 3 nén hương lên bàn thờ rồi đọc văn khấn cúng Mụ (văn khấn thôi nôi cho bé trai và bé gái). Để cầu mong các Tiên Nương (bà Mụ) ban phước lành và phụ hộ cho đứa trẻ như thông minh, lanh lợi, hay ăn chóng lớn...

Tìm hiểu thêm về 12 bà Mụ là những ai?

Người xưa có câu "Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ". 12 bà Mụ được nhắc đến với tất cả sự tôn kính ở đây đó chính là các bà:

Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sanh)

Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sanh)

Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)

Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.

Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)

Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)

Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)

Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)

Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)

Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)

Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)

Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.)

Ngoài việc cúng sao, cầu bình an, đi chùa  thì việc đeo trang sức phong thủy phật bản mệnh cũng là một trong các cách tốt để giảm nhẹ tai ương, hóa giải vận hạn trong những năm sao xấu . Phật bản mệnh là vị phật hộ mệnh cho từng con giáp, không chung chung như những vật phẩm khác nên đặc biệt tốt .Theo như kinh pháp nhà Phật, quyển Pháp Uyển Châu Lâm có viết: “ Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển có 12 loài thú được Bồ Tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát phân nhiệm vụ những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…” Chính vì vậy mà chia ra thành 12 con Giáp tương ứng với năm sinh của mỗi người.Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của đức Phật Bản Mệnh tương ứng với 12 con giáp sẽ được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu.Với những người lớn tuổi, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh bên mình để được ngài nhắc nhở việc Thành Tâm Niệm Phật, đồng thời nhờ ngài mà giữ được: Thân, Nghiệp, Ý và Sự Bình Yên trong lòng.
Với những bạn trẻ, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh giúp hóa dữ thành lành, công danh và tiền tài ngày càng phát triển. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn, giữ mọi mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.
Với những người thường xuyên làm việc ở những nơi nặng khí âm như nhà xác, nghĩa trang… ngài sẽ che chở đề không bị tà khí xâm nhập, tránh xa ma quỷ.

----------------

Văn khấn gia tiên cho bé gái và bé trai (đầy cữ - đầy tháng - thôi nôi) .
Văn khấn gia tiên hay còn gọi là văn khấn cúng tổ tiên đầy tháng đầy năm là 1 phong tục dân gian cúng để cầu phúc hay tạ ơn các bà Mụ mà người đời gọi là Tiên Nương chuyên phụ trách việc sinh nở. Lễ cúng gia tiên được tổ chức thường là sau 3 ngày đứa trẻ sinh ra (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày đầy năm-ngày thôi nôi) để khẳng định sự hiện hữu của mỗi con người mà qua đó còn thể hiện vài trò của gia đình đến thành viên mới. Đây là một nét đẹp truyền thống của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam gắn liền với cuộc đời mỗi con người.

Trước khi làm lễ cúng gia tiên thì quý bạn phải cúng làm lễ cúng mụ trước. Mời quý bạn xem bài cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái chuẩn nhất theo đúng phong tục 3 miền.

1, Ý nghĩa văn khấn gia tiên cho cả bé trai và bé gái khi trẻ đầy cữ đầy tháng đầy năm.
Khi đứa trẻ mới sinh ra thì sau 3 ngày hoặc 1 tháng, 1 năm (ngày đầy cữ, ngày đầy tháng, ngày thôi nôi đầy năm) bố mẹ thường hay tổ chức tiệc thông cáo với mọi người về sự xuất hiện thành viên mới. Vì vậy việc cúng đầy tháng ở đâu không quan trọng nhưng tốt nhất là nên cúng ở nhà. Và văn khấn tổ tiên cho cả bé trai lẫn bé gái cũng thế. Với mong muốn thông báo cho tổ tiên về thành viên mới, mong ông bà tổ tiên ở trên chúc phúc cho bé khỏe mạnh, thông minh, ăn mau chóng lớn, nghe lời bố mẹ.

Sau khi khấn xong văn khấn gia tiên xong thì bố mẹ của bé nên chắp tay của bé và cúi lạy vái 3 vái để thể hiện sự thành tâm của bé tới Tổ Tiên. Khi đã đã cúng xong, thì bố mẹ nên mang vàng mã, quần áo đi hóa vàng cùng lúc lấy rượu cúng vảy lúc đang hóa vàng. Ngoài ra các bố mẹ có thể vào đây đọc và tham khảo thêm về lễ vật chuẩn bị cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái và các bày lễ vật cách chuẩn nhất.

 

Văn khấn gia tiên (văn khấn ông bà tổ tiên khi trẻ đầy năm).
 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Hôm nay ngày...tháng...năm…..

Nay con giữ việc thờ phụng tên là….., tuổi……,sinh ra tại……, huyện…….., tỉnh……..cùng toàn gia trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kinh dâng lễ bạc: trầu cau, trà rượu, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật, lòng trung thành kính lễ dâng lên tổ tiên nhân dịp cháu (trai, gái) đầy tuổi. Kính mời hương hồn nội ngoại gia tiên, cụ kỵ, ông bà , cha mẹ, cô dì, chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con kính xin gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu…. hay ăn chóng lớn và toàn gia khang kiện,

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Nghi thức văn khấn gia tiên (đầy cữ - đầy tháng - đầy năm) rất quan trọng nên quan bài viết này mong là sẽ giúp ích được các ông bố bà mẹ trẻ có thêm kinh nghiệm trong việc cúng đầy tháng cho con yêu của mình. Với những điều mong muốn tốt nhất cho con cả về thể chất lẫn tinh thần.

---------------

Văn khấn thần linh ngày rằm tháng 7 đúng chuẩn cổ truyền Việt Nam .
Theo truyền thống của người Việt Nam thì hàng năm cứ vào rằm tháng 7 hay còn gọi là Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp “Xá tội vong nhân” dưới âm phủ. Các gia đình thường sắm lễ cúng gia tiên, gia đình, cùng với đọc lễ văn khấn Thần Linh trong nhà và đặc biệt là cúng bố thí cho các vong linh “không nơi nương tựa”. Theo lịch âm lịch thì ngày 15/7 âm cũng chính là ngày lễ lớn trong Phật Giáo “Lễ Vu Lan”. Các gia đình hay đốt vàng mã, lên chùa để làm lễ Vu Lan và cầu siêu tỏ lòng biết ơn thành kính đến bố mẹ, tổ tiên đã sinh thành ra mình. Sau khi lên chùa làm lễ xong thì các gia đình sẽ về nhà làm 1 mâm lễ rồi cúng Tổ Tiên, 1 lễ cúng Thần Linh và đọc văn khấn cúng Thần Linh tại nhà. Sau đó là họ sẽ làm lễ đọc văn khấn cúng cô hồn ngoài trời để cho các linh hồn đang “lưu lạc dưới trần gian” sớm siêu thoát. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn các đọc văn khấn Thần Linh ngày rằm tháng 7 tại nhà một cách chuẩn xác nhất, với lòng hướng phật, hướng đến các Thần Linh xin xá tội cho gia tiên sớm ra khỏi Âm Phủ được lên Dương Gian đầu thai kiếp mới.

 

Văn khấn Thần Linh (Ngày Rằm tháng Bảy tại nhà .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy Chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

Con kính lạy Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả

Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm tức ngày 15 tháng 7 âm lịch…………………………….

Tín chủ con là:……………………………………………………………………………………...

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………...

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng vày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời Ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức tôn thần. Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương. Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa. Ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam bảo Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo. Vì vậy, kính dâng lễ bạc, chúng con giãi tỏ lòng thành, nguyện mong các ngài nạp thụ. Và cúi xin các ngài phù hộ độ trì bảo hộ cho con và cả gia đình con, người người mạnh khỏe, già trẻ bình an, gia đình hòa thuận, phát tài phát lộc, hướng về chính đạo. Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Giãi tấm long thành, cúi xin các ngài chứng giám!

Cẩn cáo.

Văn Khấn Thần Linh cúng Rằm tháng 7 là một nghi thức không hề bị mai một. Dù xã hộ có phát triển đến đâu thì phong tục cúng Thần Linh đọc văn khấn thần linh tại nhà vào ngày lễ Xá Tội (Vu Lan) vẫn luôn được mọi người nhớ tới để xin thần linh ban cho mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, không bị oan hồn quấy nhiều hay gặp ma quỷ ám hại.

Ngoài việc cúng , cầu bình an, đi chùa  thì việc đeo trang sức phong thủy phật bản mệnh cũng là một trong các cách tốt để giảm nhẹ tai ương, hóa giải vận hạn trong những năm sao xấu . Phật bản mệnh là vị phật hộ mệnh cho từng con giáp, không chung chung như những vật phẩm khác nên đặc biệt tốt .Theo như kinh pháp nhà Phật, quyển Pháp Uyển Châu Lâm có viết: “ Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển có 12 loài thú được Bồ Tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát phân nhiệm vụ những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…” Chính vì vậy mà chia ra thành 12 con Giáp tương ứng với năm sinh của mỗi người.Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của đức Phật Bản Mệnh tương ứng với 12 con giáp sẽ được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu.Với những người lớn tuổi, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh bên mình để được ngài nhắc nhở việc Thành Tâm Niệm Phật, đồng thời nhờ ngài mà giữ được: Thân, Nghiệp, Ý và Sự Bình Yên trong lòng.
Với những bạn trẻ, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh giúp hóa dữ thành lành, công danh và tiền tài ngày càng phát triển. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn, giữ mọi mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.
Với những người thường xuyên làm việc ở những nơi nặng khí âm như nhà xác, nghĩa trang… ngài sẽ che chở đề không bị tà khí xâm nhập, tránh xa ma quỷ.

--------------------

Có thể bạn thích

Chat Zalo
Liên hệ qua Zalo
Call:0902277552