Sau một khoảng thời gian sử dụng gọng kính thường hay bị oxi hóa, mốc xanh. Nhưng bên cạnh thời gian sử dụng lâu, cũng có nhiều nguyên nhân gây nên vấn đề mốc xanh ở mắt kính trở nên nhanh hơn. Mắt kính Thành Tài sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân gây nên mốc xanh ở gọng kính nha.
Nguyên nhân 1: Những loại gọng kính hợp kim sắt xi trôi nổi dễ bị oxi hóa/mốc xanh hơn các loại gọng kính khác, nên khi lựa chọn gọng kính bạn nên lựa chọn những gọng kính kim loại chất lượng chính hãn để có thể hạn chế được việc oxi hóa nhanh của gọng kính kim loại.
Nguyên nhân 2: Lạm dụng chất tẩy rửa để làm sạch gọng kính. Dù là hãng trôi nổi hay cao cấp, hàng hiệu thì khi sử dụng các chất tẩy rửa có chất khử cao thì vẫn khiến cho gọng kính bị oxi hóa nhé!
Nguyên nhân 3: Đặt gọng kính ở những nơi ẩm thấp, tạo điều kiện cho gọng dễ bị oxi hóa. Ngoài ra mồ hôi cũng có thể gây nên chuyện mốc/oxi hóa của gọng kính.
Mắt kính bị mốc xanh do 3 nguyên nhân chính: Hàng không rõ nguồn gốc, lạm dụng chất tẩy rửa, và ở nơi ẩm thấp
Miếng đệm mũi hay còn được gọi là ve kính, đây là bộ phận nâng đỡ cũng như giúp cho chiếc kính không bị rơi khỏi mặt.
Cũng như gọng kính, những chiếc đệm mũi sau một khoảng thời gian sử dụng sẽ bị ố vàng thậm chí nặng hơn là sẽ bị mốc xanh, liệu bạn có biết được đâu là nguyên nhân tạo nên việc này chưa nhỉ?
Thông thường nguyên nhân dẫn đến việc mốc đệm mũi mắt kính có thể kể đến như:
- Nước mưa: dễ gây oxi hóa
- Mồ hôi: một trong những tác nhân gây nên mốc chính ở ve kính.
- Nắng: đây là tác nhân cuối cùng gây nên mốc ở ve kính.
Đệm mũi sẽ dễ bị mốc xanh hơn gọng kính rất nhiều
Đó là những nguyên nhân gây nên mốc xanh ở đệm kính, bạn có biết được đâu là nguyên nhân gây nên ố và mốc ở mắt kính mình chưa nhỉ? Tuy là những vết mốc/ố trên mắt kính nhìn như thế, nhưng bạn có biết rằng xử lý mắt kính bị mốc cũng rất dễ không nè, để Shop Mắt kính chỉ bạn những cách xử lý kính bị mốc nha.
LÀM SAO XỬ LÝ MẮT KÍNH BỊ MỐC?
Các bước xử lý mắt kính bị mốc xanh hiệu quả:
Bước 1: Rửa tay trước khi vệ sinh mắt kính
Bước 2: Rửa kính trước qua bằng nước ấm
Bước 3: Sử dụng nước rửa chén/giấm ăn/baking soda để rửa qua các vết mốc
Bước 4: Dùng tăm bông hoặc bàn chải để làm sạch đệm mũi và các ốc nhỏ.
Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch và kiểm tra lại kính xem đã sạch chưa.
Bước 6: Lau khô mắt kính bằng khăn chuyên dụng.
NHỮNG LƯU Ý KHI VỆ SINH MẮT KÍNH
Mỗi loại gọng kính sẽ có những cách vệ sinh khác nhau, nhưng có những đặc điểm chung sau bạn nên lưu ý khi vệ sinh mắt kính:
- Sử dụng khăn chuyên dụng hoặc khăn vải mềm có sợi vải nhỏ để lau kính. Tuyệt đối không được dùng khăn có sợi vải thô cứng hay áo vì những chất liệu đó sẽ gây trầy xước kính.
- Nên dùng nước ấm và chất tẩy rửa dịu nhẹ để làm sạch bề mặt gọng kính, tròng kính. Rửa trực tiếp mắt kính dưới vòi nước sạch nhằm loại bỏ bụi bẩn dính vào kính.
- Nên sử dụng nước rửa kính chuyên dụng để tránh làm hỏng lớp phủ tính năng của tròng kính.
Shop chuyên bán các mẫu gọng kính cận nam nữ hàng nhật bãi độ mới còn khá cao ,với những dòng kính cận nam và nữ đeo đều hợp ,Kính cận là một trong những biện pháp tối ưu giúp người bị cận có tầm nhìn rõ hơn. Một chiếc kính phù hợp khi gọng kính thẩm mỹ và mắt kính cận chất lượng.
Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn. Nhiều người nói khi cận thị không đeo kính sẽ làm tăng độ cận, nhưng cũng có những ý kiến ngược lại. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, người bị cận thị -2 độ trở lên nên đeo kính thường xuyên để giúp mắt nhìn rõ hơn. Trong trường hợp, những người bị cận ở tầm 1 độ trở xuống thì chỉ nên đeo kính khi làm việc đòi hỏi tầm nhìn xa.
Những trường hợp cận nặng trên 3 độ, nếu không sử dụng kính cho người cận thị sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết để nhìn rõ hơn. Điều này dẫn đến việc độ cận tăng nhanh, nguy hiểm hơn có khả năng thoái hóa võng mạc.
Xem Video Shop Quay Trực Tiếp Tại Đây
Xem Ảnh Và Giá Các Loại Kính Cận Tại Đây
Đặt Hàng Qua Zalo : 090.2277.552
Ảnh Và Giá Các Loại Kính Cơn Kính Cổ Pháp Chính Hãng
Hiện nay, vẫn có nhiều người quan niệm rằng việc đeo kính có độ cận thấp hơn so với thực tế sẽ làm cho mắt không bị tăng độ. Thế nhưng, chuyên gia về mắt cho hay, lưu ý khi đeo kính cận đầu tiên đó chính là cắt kính đúng độ cận; việc kính có độ thấp hơn hay cao hơn đều gây hại vì mắt phải điều tiết nhiều hơn. Quá trình điều tiết như vậy kéo dài sẽ khiến tật cận thị trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, việc đeo kính cận không đúng độ có thể khiến người bệnh bị nhức mỏi mắt, nhức đầu, chóng mắt.
Đeo kính cận đúng thời gian quy định
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, ít đeo kính cận sẽ khiến mắt không bị phụ thuộc vào kính. Do đó, nhiều người không tuân thủ theo những lưu ý khi đeo kính cận mà bác sĩ hướng dẫn, họ sẽ không đeo kính hoặc chỉ đeo lúc làm việc và học tập.
Thực tế cho thấy, việc đeo kính sẽ giúp mắt bạn hoạt động nhẹ nhàng hơn, không cần phải điều tiết quá mức vẫn có thể nhìn rõ mọi vật ở xa. Do đó, hãy tuân thủ việc đeo kính cận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Nên tập thể dục cho mắt thường xuyên
Khi bạn đeo kính làm việc hoặc học tập trong thời gian dài, cần có thời gian tập thể dục cho mắt để mắt được nghỉ ngơi. Việc không quan tâm đến thời gian nghỉ của mắt sẽ khiến mắt mệt mỏi và kém dần đi. Bạn chỉ cần thực hiện việc cho mắt nghỉ ngơi, ngừng làm việc và nhìn ra phía xa trong khoảng 30 giây cũng giúp ích cho mắt.
Ngoài ra, người đeo kính thường xuyên nên áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng cho mắt, giúp mắt được nghỉ ngơi và cải thiện sự tập trung đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay vẫn rất ít người biết được lợi ích của việc tập luyện cho mắt. Nếu có thể, bạn nên bắt đầu thực hiện các bài tập ngắn từ 3-5 phút dưới đây cho mắt:
- Bài tập chớp mắt trong 4 phút: Bạn nên tháo kính cận ra và thực hiện bài tập chớp mắt; cứ 3-4 giây bạn chớp mắt 1 lần, liên tục trong 2 phút đầu. Và kéo dài 30 giây chớp mắt 1 lần trong 30 phút còn lại.
- Bài tập áp bàn tay lên mắt trong 3 phút: Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn hãy áp hai bàn tay lên mắt đã đã nhắm. Lưu ý áp lòng bàn tay vừa phải để mắt có thể chớp mắt được.
Khám mắt định kỳ khi đeo kính cận
Nhiều người bị cận thị và đeo kính lâu năm thường quên dần thói quen khám mắt định kỳ, dù mắt có nhiều dấu hiệu như đau nhức hay mờ hơn vẫn chủ quan. Tuy nhiên, việc không thăm khám định kỳ là thói quen xấu bạn cần phải cải thiện.
Khi đeo kính lâu ngày, người bị cận thị nên kiểm tra đáy mắt thường xuyên để phát hiện nhiều bệnh lý khác. Ngoài ra, mỗi năm việc thăm khám sẽ quyết định bạn có nên thay kính phù hợp hơn với tình trạng bệnh hay không.
Liên Hệ Đặt Hàng Gọng Kính Cận Qua Zalo : 090.2277.552